Kinh nghiệm cận kề cái chết

Viện Vật lý Y Sinh học - Trung tâm Khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự - Bộ Quốc phòng
04:32 CH @ Thứ Tư - 29 Tháng Giêng, 2014

Kinh nghiệm cận kề cái chết được quan tâm vì nó hàm ý khả năng tồn tại sau cái chết. Vấn đề gây tranh cãi nằm ở chỗ, đó thực sự là dấu hiệu của khả năng tồn tại sau cái chết hay chỉ đơn giản là trải nghiệm của bộ não đang chết.

Thuyết “sau cái chết” cho rằng, kinh nghiệm không thể phù hợp với các lý thuyết phân tích và do đó cần phải xem nó là bằng chứng của một cái gì thoát ly thế giới vật chất. Giả thuyết “bộ não đang chết” thì xem mọi yếu tố cận kề cái chết chỉ liên quan với một bộ não đang hấp hối mà thôi.

Tính phổ biến

Theo thăm dò của Gallup, 15% dân số có kinh nghiệm cận kề cái chết, trong khi một số nghiên cứu khác đưa ra tỉ lệ thấp hơn, từ 1 tới 10%. Trong số bệnh nhân gần chết, hơn 40% có kinh nghiệm này. Còn trong số 81 người sống sót sau trận động đất 1976 tại Trung Quốc, 32 người trải qua kinh nghiệm. Nói chung không thấy sự phụ thuộc vào tuổi, giới tính, học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, niềm tin tôn giáo... Sai khác duy nhất là người nhập vai tốt, như giới nghệ sĩ, dễ trải qua kinh nghiệm hơn. Cũng cần lưu ý rằng, không cần phải gần chết thực sự để có trải nghiệm đặc biệt này.

Đặc trưng của hiện tượng

Nhà nghiên cứu Moody đưa ra 15 tiêu chí của kinh nghiệm, bao gồm: không thể diễn tả lại, nghe được tin tức mới, cảm giác bình yên, tiếng ồn, đường hầm âm u, thoát xác, gặp người khác, tổng kết cuộc đời, thấy ranh giới sống - chết, quay về dương gian, kể cho người khác nghe, tác động lên cuộc sống sau đó, thay đổi quan niệm về cái chết và khẳng định niềm tin.

Trong lúc đó, Ring lại nhấn mạnh 5 đặc điểm: cảm giác bình an, thoát xác, đi vào hầm tối, nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm và gia nhập vùng sáng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thỏa mãn mọi tiêu chí, khi tới 60% có cảm giác bình an, nhưng chỉ 10% thấy ánh sáng.

Nhà nghiên cứu Twemlow chia người cận kề cái chết thành 5 loại. Nhiều nhất là nhóm “ít bị tress”, với đặc tính phản ứng trầm tĩnh với trải nghiệm. Người dùng chất gây nghiện hay rượu thì trải qua những căng thẳng cảm xúc mạnh sau trải nghiệm. Người dùng thuốc gây mê thường gặp kinh nghiệm giống giấc mơ. Bệnh nhân tim mạch thì có cảm giác giống như thiền, thấy mình bay lượn trên không. Đường hầm và ánh sáng chói lòa là đặc trưng chung của nhóm dùng thuốc gây mê và bị bệnh tim. Người bị tai nạn thường thấy cảm giác vui sướng và ít muốn nhập lại xác.

Kinh nghiệm thường gặp

Đường hầm: Người trải nghiệm thường thấy mình bò trong một đường hầm hẹp và tối với ánh sáng phía cuối. Khi bò tới nơi, họ chìm trong ánh sáng chói lòa với cảm giác bay bổng. Đường hầm là một trong bốn đặc trưng của các ảo giác xuất hiện do thuốc gây ảo giác, cảm sốt, đau nửa đầu, sự cách ly cảm giác, động kinh và thôi miên.

Một số người xem đường hầm là con đường để “hồn” bay tới một chiều kích không gian khác, nhưng giới khoa học Hội nghị về kinh nghiệm cận kề cái chết tại Chicago, Mỹ. chỉ xem đó là một trạng thái ý thức biến đổi.

Tổng kết cuộc đời: Khoảng 30% người cận kề cái chết do ốm hay tai nạn thấy cảnh “tổng kết cuộc đời”. Người gần chết đuối có tỉ lệ 47%, còn ở nạn nhân bị ngã là 16%. Cảnh tổng kết thường diễn tả chính xác cuộc đời người cận kế cái chết, hoặc hướng dẫn họ hiểu và tự phán quyết. Sự phán quyết thường nặng tính tha thứ và yêu thương. Vì thế khi sống lại, họ sống trách nhiệm và có ích hơn.

Morphin nội sinh: Bên cạnh các chức năng khác, morphin nội sinh điều chỉnh sự thưởng phạt và khoái cảm, giảm đau, tạo cảm giác bình an và tĩnh lặng. Nghiên cứu cho thấy morphin nội sinh luôn được giải phóng lúc gần chết; và nhiều người xem đó là nguyên nhân tạo ra hiệu ứng ánh sáng cuối đường hầm.

Thoát xác: Xuất hồn hay thoát xác là dấu hiệu phổ biến của hiện tượng, với tỉ lệ 37%. Vì thế nhiều người cận kề cái chết thấy “hồn” mình bay lên cao quan sát thân xác và môi trường xung quanh. Kết luận Cũng như xuất hồn, cận kề cái chết là một hiện tượng tuy lạ thường nhưng khá phổ biến và có hệ quả lâu dài với những ai đã từng trải nghiệm, cả theo hướng tích cực và tiêu cực. Một số người xem đó là dấu hiệu của khả năng tồn tại sau cái chết hay “linh hồn bất tử”. Tuy nhiên, đa số giới khoa học cho rằng, đó chỉ là một trạng thái biến đổi của ý thức, hệ quả của một bộ não đang chết. Điều đó cho phép loại trừ các quan niệm siêu hình về hiện tượng, giúp ta phân biệt ranh giới giữa khoa học và chủ nghĩa thần bí mới mượn danh khoa học.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Các hiện tượng dị thường là gì?

    28/01/2014Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngCác hiện tượng dị thường hay các hiện tượng lạ là tập hợp nhiều hiện tượng phức tạp, từ các chủ đề tín ngưỡng - tôn giáo (như thần thánh, ma quỉ, thiên đường, địa ngục…) cho tới các lý thuyết khoa học mới mà ban đầu người ta chưa hiểu nên bị xem là dị thường. Xin giới hạn chủ đề trong phạm vi đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học đang gây tranh cãi là cận (hay ngoại) tâm lý (parapsychology)...
  • Giải mã các hiện tượng dị thường

    19/12/2008Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngChúngta.com đăng lại loạt bài viết "Giải mã các hiện tượng dị thường" đã đăng trên báo Thể thao & Văn hóa rất bổ ích và có giá trị nhận thức cao về những hiện tượng ở ranh giới nhận thức của loài người...