Những 'cái chết' vô tư trong cách người Việt dạy trẻ

08:32 SA @ Thứ Hai - 24 Tháng Tám, 2015

Khi chúng ta đánh giá học sinh của mình, nền giáo dục của ta chỉ nhìn vào điểm số để đưa ra kết luận về triển vọng của cá nhân một con người. Điều đó là không có gì sai nếu chúng ta không coi đó là phương tiện hay thước đo duy nhất...

Tuy nhiên thật đáng buồn là hiện nay nó lại là thực trạng trong giáo dục của ta.

Kỳ thi kiểm tra kiến thức đã có mà phương Tây đặt tên là Proficiency Test chỉ đánh giá được một phần điều bạn biết chứ không thể hiện được khả năng của bạn trong việc tiếp thu và lĩnh hội cái mới. Đánh giá tiềm năng của con người mới là khó và các nước tiên tiến coi trọng Aptitude Test (đánh giá năng khiếu) quan trọng hơn rất nhiều "Proficiency Test".

giáo dục, nhân cách, trẻ em, trí thông minh

Những chiếc cặp sách nặng oằn vai học sinh. Ảnh: GDVN

Tại Nhật Bản, người ta coi dạy cho trẻ con biết ước mơ quan trọng hơn rất nhiều việc truyền thụ kiến thức. Và như vậy nghĩa là càng hạ tầm quan trọng của "Proficiency Test" xuống sâu hơn nữa.

Phương pháp đó rất khác những gì đang diễn ra trong giáo dục của chúng ta:

1. Dạy quá nhiều kiến thức.

2. Thi chỉ tập trung vào kiến thức và kiểu bài biết trước để luyện thi và luyện gà về kiến thức và thợ giải bài.

3. Không có khái niệm về Đánh giá năng khiếu (Aptitude Test) cho các trường chuyên biệt

4. Không dạy cho trẻ ước mơ, thậm chí có khi chê cười điều đó.

Chúng tôi xin đi vào vấn đề đầu tiên và cốt lõi nhất trong việc dạy cho trẻ biết ước mơ:

Hãy để các em trống rỗng

Nghe có vẻ lạ và phi lý, nhưng thực tế là thế. Bạn và tôi chúng ta có bao giờ lật lại vấn đề: tác hại của kiến thức và sự hiểu biết là gì không? Chắc là ít người trong chúng ta đã từng suy nghĩ về vấn đề này, và nếu có thì chắc cũng là rất hiếm hoi trong cuộc đời chạy đua nhau về kiến thức và bằng cấp như ngày nay.

Chúng tôi xin được trả lời luôn là: kiến thức, đặc biệt khi lượng kiến thức nhiều chính là thứ đầu tiên cản trở trí tưởng tượng của trẻ em. Trí tưởng tượng ư? Sao nó lại quan trọng đến thế?

Theo Albert Eistein thì trí tưởng tượng quan trọng hơn cả trí thông minh và sự hiểu biết. Trí tưởng tượng sinh động và không biên giới trẻ em sẽ đi đến với hai chân trời:

Sự tò mò ưa khám phá và Những khả năng dám ước mơ đến không tưởng.

Cũng theo Eistein: "Tôi không thông minh hơn bạn, tôi chỉ tò mò hơn bạn thôi" và: "kiến thức đưa ta đi từ A tới Z, còn trí tưởng tượng đưa ta đi khắp nơi"

Nếu chúng ta chỉ hô hào cổ vũ: "các em ơi hãy ước mơ đi" mà không dạy cho chúng việc suy nghĩ cách nào và làm gì để ước mơ thì việc làm đó sẽ là vô ích. Hãy nhớ bạn nhé: làm cho bé trống rỗng về đầu óc để cho chúng phát triển trí tưởng tượng không có biên giới. Từ đó các ước mơ lớn và buồn cười mới tới được với chúng.

Và chúng ta cũng cần nhớ thêm: trẻ em không cần ước mơ những thứ nghiêm túc của người lớn, hãy để ước mơ kéo chúng đến với các chân trời kiến thức và khám phá chứ không được để các kiến thức dẫn dắt ước mơ của chúng.

Có rất nhiều việc chúng ta có thể làm để giúp trẻ biết tưởng tượng và ước mơ, chẳng hạn như:

1. Hãy để trẻ ngồi và quan sát bầu trời đêm. Đặc biệt là vào hôm có trăng hoặc sao hoặc có cả hai.

2. Hãy để chúng tiếp xúc và làm bạn với thiên nhiên hoang dã: đồng cỏ, cánh đồng, thảo nguyên, rừng , sông hồ, núi non là những nơi bạn cần cho trẻ đến chơi và khám phá.

3. Hãy dạy và để cho trẻ tự chơi một mình.

4. Cho chúng đọc sách đúng và đủ về thế giới tự nhiên đặc biệt là về vũ trụ và Trái đất.

5. Dạy cho trẻ cảm nhận được âm thanh của tự nhiên. Nhìn ngắm thôi không đủ , chúng còn cần cảm được tự nhiên qua âm thanh. Hãy để trẻ ngồi một mình trong khu vườn xào xạc lá cây vào một trưa hè ở quê chẳng hạn. Lá cây xào xạc và gió vi vu là các ví dụ về âm thanh của tự nhiên mà trẻ cần được cảm thấy qua giác quan của chính chúng chứ không phải qua lời nó của người lớn.

6. Cho trẻ về quê và được tiếp xúc với đom đóm và các câu chuyện tưởng tượng.

...
Đừng để trẻ con lớn lên mới làm những việc này; hoặc bắt trẻ học nhiều và học suốt ngày như hiện nay chính là chúng ta đang giết chết nhiều thứ quý giá trong đứa trẻ. Và đó là những "cái chết" đáng buồn và vô tư nhất trong giáo dục.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Dạy sai có thể khiến cả một dân tộc sai lầm

    30/07/2018“Hiện nay từ đào tạo mẫu giáo đến đào tạo tiến sĩ phương pháp dạy đều giống nhau. Cách làm này sẽ thủ tiêu sức sống cá nhân. Cứ học dồn, cứ nghĩ rằng làm trước là xong mà không thấy chất lượng cuộc sống của mỗi giai đoạn một khác... Bản thân tôi cả một đời dạy học. Với tôi, “trẻ em là cứu tinh của dân tộc”. Giáo sư Hồ Ngọc Đại trăn trở.
  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Biết tưởng tượng để dám mơ ước

    01/03/2014Trí tưởng tượng là sức mạnh khiến bạn tiến xa hơn những điều đã biết và chưa biết để sáng tạo ra điều không tưởng của riêng mình. Hoạ sĩ Paul Gauguin đã từng tuyến bố: “Để quan sát tôi nhắm mắt lại”. Thật đáng tiếc khi chúng ta thường hay quan tâm đến những gì hiện có hơn là những gì có thể tồn tại. Theo đó, hãy là một nguời biết tưởng tượng!
  • Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức

    23/05/2013Lê Ngọc Sơn (thực hiện)Đó là khẳng định của nhà nghiên cứu giáo dục Phạm Toàn trong cuộc trao đổi với chúng tôi về chủ đề khai mở sự sáng tạo của người học.
  • Thế hệ ngày mai

    05/08/2009Nguyễn Hiến LêNước đương ròng, nhưng nước tất sẽ lớn; gió đương ngược nhưng rồi gió cũng phải xuôi. Mở đỏi và dương buồm trước đi các bạn, để đưa em bé- tức thế hệ ngày mai- tới một bến rực rỡ hơn cái bến chúng ta đương đậu, hỡi các bạn yêu em bé!
  • Giáo dục Việt Nam khoác gánh nặng lên vai trẻ thơ

    06/12/2008Hoàng LanCách đây không lâu báo chí đưa một cuộc khảo sát ngẫu nhiên những chiếc cặp sách của học sinh do bộ GH – ĐT tiến hành ở ba trường tiểu học tại Hà Nội. Chiếc cặp nặng nhất là của một học sinh lớp 4 ( 4,8kg). Trong khi đó , quy định của sở GD – ĐT Hà Nội là 2,7 – 3 kg. Chiếc cặp sách không chỉ là một vật vô tri vô giác nữa . Nó đã trở thành câu chuyện của cả một nền giáo dục.
  • Trí tưởng tượng mang đôi cánh ướt

    11/10/2008Đỗ Minh TuấnVăn hóa Việt Nam không khuyến khích thái độ cực đoan, mà luôn hướng đến sự dung hòa, giao thoa và cộng sinh giữa các chiều kích, các thế lực và các giá trị. Vì thế, nhà văn Việt Nam ít có những cảm xúc và suy nghĩ cực đoan làm động lực cho một trí tưởng tượng sáng tạo mãnh liệt, đi đến tận cùng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cá tính sáng tạo của nhà văn thường mờ nhạt.
  • Học và hành ?!

    04/10/2008Linh LinhNhiều người nhận định rằng, không cần bắc lên cân cũng sẽ thấy rất rõ cuộc sống lứa tuổi học trò bây giờ sung sướng hơn chúng ta thuở trước (đặc biệt là học sinh các thành phố lớn), bằng chứng là dinh dưỡng no đủ, trọng lượng dư dả, tiêu pha xông xênh, chân tay lào ngào và chiều cao lênh khênh hơn..
  • Giáo dục Việt Nam - Đạo đức và thực dụng

    29/09/2008Nguyễn Thành TrungNước ta bước vào nền Kinh tế thị trường đã được hơn 20 năm, nhưng chúng ta vẫn lảng tránh việc Thương mại hóa giáo dục. Ở Việt Nam, hình ảnh “thầy giáo”, “cô giáo” hay “nhà giáo”, là một hình ảnh đẹp, đã là thầy giáo, là trong sạch, đã là giáo viên, là giản dị, là đạo đức...
  • Tưởng tượng và tài năng sáng tạo

    23/03/2006Nguyễn Chu Phác"Con người không biết tưởng tượng vẫn có thể thu thập được sự kiện. Nhưng nếu không có tưởng tượng sẽ không thể có phát minh vĩ đại, loài người sẽ không phát triển cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần"... (Ti-mi-ria-zép)
  • “Tôi ngờ khả năng tưởng tượng của nhà văn ta”

    27/12/2005Thạch LinhNhà văn Trần Thanh Hà, vừa bảo vệ thành công Luận án thạc sĩ Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam trò chuyện...
  • Nhà bác học, thiên tài và trí tưởng tượng

    11/10/2005Đây là bài phỏng vấn nhà vật lý Mỹ nổi tiếng Richard Feynman của tạp chí La Recherche, được chọn là một trong những bài báo hay nhất trong số đặc biệt kỷ niệm 30 năm thành lập của tạp chí này...
  • Chúng ta không nhìn, mà tưởng tượng thế giới

    26/07/2005Thuận An (theo ABC)Những hình ảnh mà bạn nhìn thấy mấy phần thực, mấy phần hư? Các nhà khoa học khi quan sát não chồn sương - với cấu trúc gần giống não người - đã phát hiện 80% những gì con người biết về thế giới là do hình dung.
  • Nghệ thuật, trí tưởng tượng và nhà khoa học

    19/07/2005Tôi muốn mượn tiêu đề bài báo của giáo sư sinh lý học Robert Root-Berstein, Viện Đại Học tiểu bang Michigan, trên tạp chí Nhà khoa học Mỹ đầu năm 1997 để bàn về mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, giữa trí tưởng tượng và tư duy phân tích trong sáng tạo văn học nghệ thuật và sáng tạo khoa học kỹ thuật, một chủ đề hấp dẫn từng gây nhiều tranh cãi không chỉ tại Việt Nam ta.
  • Học sinh cấp I đọc truyện dành cho tuổi 15

    18/11/2003Thủy TiênChị Dân ngay lập tức phong tỏa ngăn kéo đựng hàng chục cuốn Nữ hoàng Ai Cập của con gái. Nhưng vài ngày sau, một tập truyện khác lại xuất hiện trong cặp sách. Hỏi ra mới biết, ở tiểu học, bạn nào cũng có vài cuốn nên mẹ cấm thì con mượn của bạn khác.
  • Đừng chạy đua theo trường điểm

    07/08/2003Sau khi đọc bài báo "Chạy đua vào trường điểm", tôi rất cảm ơn quý báo đã đưa vấn đề này đến công luận để cảnh tỉnh các bậc phụ huynh tránh được việc mất tiền vô ích...
  • Khi con người VN đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/02/2003GS.TS. Hoàng TụyNói chung người Việt Nam chúng ta được đánh giá là thông minh, hiếu học, cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu...
  • xem toàn bộ