Nghĩ về trách nhiệm của người đứng đầu

11:07 SA @ Thứ Sáu - 01 Tháng Mười Hai, 2006

Để bảo đảm cho công chức thực thi công vụ một cách thật sự vô tư tận tụy và ngay thẳng, một nội dung quan trọng của Luật công chức và Quy định về hoạt động công vụ của hầu hết các nước đều có những điều công chức không được làm, trách nhiệm của người đứng đầu rất cụ thể.

Nhiều khi người đứng đầu vì sợ trách nhiệm, khi có “sự cố”, bằng mọi giá bưng bít, ém nhẹ, rất sợ phát huy dân chủ, sợ những ai nói thật, bịt miệng các đối tượng bị cho là nguy cơ rò rỉ thông tin… thực hiện thủ đoạn chia đều cùng nhau hưởng “thành quả thu hoạch không chính đáng” mà dư luận gọi nôm na là chia động từ “ăn”.

Từ năm 1950 trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gian khổ tại chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch HổChíMinh đã đích thân ký Sắc lệnh số 76/ SL ban hành “Quy chế công chức Việt Nam". Không hiểu vì sao, khi hoà bình lập lại 1954 ở miền Bắc, tuy không có văn bản nào bãi bỏ Sắc lệnh 76/SL nhưng không thấy đặt vấn đề tiếp tục thi hành. Trong cơ quan Nhà nước thời này chỉ gọi chung những người làm việc là cản bộ và có tâm lý dị ứng với danh xưng công chức! Mãi đến năm 1998 Thường vụ Quốc hội mới ban hành "Pháp lệnh cán bộ công chức". Một sự chậm trễ gần 50 năm đáng tiếc.

Pháp lệnh cán bộ, công chúc của Nhà nước ta kể cả sửa đổi vào năm 2002 quy định những việc cán bộ, công chức không được làm cả về tư cách, đạo đức và quan hệ nhân thân trong công vụ khi anh là người đứng đầu đơn vị…

Những quy định trên là cần thiết nhưng vẫn ở mức độ khá chungchung chưa cụ thể. Tuy nhiên, mặc dù có Pháp lệnh Công chức, nhưng nếu không có một quy định về hoạt động công vụ thì việc xây dựng một nền hành chính có hiệu lực, hiệu quả cũng không thể thực hiện được. Hoạt động công vụ là hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công chúc trong các công sở nhằm giải quyết quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với nhân dân.

Đối tượng phục vụ của công vụ là mọi tổ chức, công dân và người nước ngoài. Hoạt động công vụ phải thực hiện theo nguyên tắc thống nhất, công khai, tuân thủ pháp luật, đúng thẩm quyền và chịu trách nhiệm cá nhân. Hoạt động công vụ bao gồm: Tổ chức công sở, trách nhiệm của công chức khi thi hành công vụ, quan hệ trong công vụ, thủ tục hành chính.

Nhìn ra các nước xung quanh chúng ta, để bảo đảm cho công chức thực thi công vụ một cách thật sự vô tư tận tụy và ngay thẳng, một nội dung quan trọng của Luật công chức và quy định về hoạt động động công vụ của hầu hết các nước đều có những quy định những điều công chức không được làm, trách nhiệm của người đứng đầu rất cụ thể.

Được biết Chính phủ sắp ban hành Nghị định về xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị khi để xay ra các vụ tiêu cực tham nhũng. Nghị định sắp được Chính phủ ban hành, sẽ góp phần xác định rõ ràng và công khai trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý khi để xảy ra những vụ tiêu cực, tham nhũng, lãng phí lớn trong cơ quan mình phụ trách, đảm bảo tính kỷ cương trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, tạo niềm tin trong nhân dân. Đây là một tín hiệu đáng mừng đáp ứng mong đợi từ lâu của nhân dân.

Qua nhiều vụ việc được xử lý tử trước đến nay, đặc biệt là gần đây nhất vụ Lã Thị Kim Oanh, người quan tâm cũng thấy được dáng dấp lờ mờ của người đứng đầu cơ quan vẫn đứng bình yên ở phía sau. Qua lời khai trước toà và yêu cầu đối chất của bị cáo nguyên Thứ trưởng thường trực NguyễnQuang, chúng ta, chắc cả Hội đồng xét xử cũng thấy được bóng dáng của 2Bộ trưởng (NguồnBáoNgười lao động30/11). Việc xét xử, quy trách nhiệm là chuyện của Toà án, chuyện vị trí của nhà chính trị, chính khách là Bộ trưởng được đối xử như thế nào chúng ta không đám lạmbàn. Tuy nhiên khi xét các văn bản quy định, nhất là Nghị định số 86/2001/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ và cơ quan ngang Bộ tại Chương IV, Điều 22Khoản 8 chúng ta thấy Nguyễn Quang Hà kêu oan đòi chia sẻ trách nhiệm, công bằng mà nói cũng có phần nào cái lý của nó. Xin trích nguyên văn như sau để rộng đường suy xét: "Bộ trưởng phân công cho Thứ trưởng giải quyết các vấn để cuộc thẩm quyền của Bộ trưởng hoặc ủy nhiệm cho Thứ trưởng làm việc và giải quyết các đề nghị của địa phương, các Bộ thì Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm về những quyết định của Thứ trưởng được phân công hoặc ủy nhiệm giải quyết.

Chúng ta chắc đã có câu giải đáp tại sao BộNông nghiệp Phát triển nông thôn tha thiết yêu cầu đề nghị Chính phủ đề nghị với các cơ quan bảo vệ pháp luật cho xử lý hành chính nghiêm khắc!

Những người sống chết với sự nghiệp, chúng ta chẳng vui gì, xót xa là đằng khác, thấy hai vị nguyên Thứ trưởng ra trước vành móng ngựa, nhưng hài lòng nhận thấy quyết tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân của Đảng được thể hiện và minh chứng một cách nhất quán, trọn vẹn. Bài học về việc BácHồ bác bỏ đơn xin tha tội tử hình của kẻ tham nhũng chức cao Trần Dụ Châu hình như còn hiện hữu trong tâm trí chúng ta. Thấm nhuần tư tưởng HồChíMinh chính là ở những điều như vậy.

Khi đặt trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị được quy định một cách rõ ràng, chúng ta có quyền hy vọng góp phần đẩy lùi tiêu cực một bước. Tuy nhiên phải thấy hết mọi khía cạnh của sự việc. Cái gì cũng có mặt trái của nó, phải tiên liệu để hạn chế mặt trái. Nên thấy rằng, nhiều khi người đứng đầu vì sợ trách nhiệm, khi có "sự cố", bằng mọi giá bưng bít, ém nhẹm, rất sợ phát huy dân chủ, sợ những ai nói thật, bịt miệng các đối tượng bị cho là nguy cơ rò rỉ thông tin...thực hiện thủ đoạn chia đều cùng nhau hưởng "thành quả thu hoạch không chính đáng", mà dư luận gọi nôm na là chia động từ "ăn". Có không ít cơ quan rơi vào não trạng trên? Tinh vi hơn, người đúng đầu thường đứng ngoài cuộc, "giữ bàn tay sạch", để cho đàn em làm, có động tĩnh gì mình đúng ra tiếp xúc với cấp trên, với thanh tra, hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật cho nó có tính vô tư, khách quan hơn. Lúc đấy "bàn tay sạch" sẽ dễ bề thuyết phục, đề xuất theo chiều hướng có lợi, gỡ tội, chạy tội, giơ cao đánh khẽ cho đàn em hạ cánh an toàn...thậm chí lo "hậu sự".

Nhìn sang nước bạn TrungQuốc khá giống ta về nhiều mặt, họ quyết tâm chống tham nhũng, đối với TrungQuốc không có vùng cấm. Nhiều vụ, trước đây không ai dám nghĩ tới, như vụ Trần Hy Đồng (Bí thư Bắc Kinh, Uỷ viên Bộ Chính trị) 16 năm tù, Thành Khắc Kiệt (Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội) tử hình, đã được đem ra xét xử công khai nghiêm khắc. Báo chí gần đây đưa tin Thủ tướng nước láng giềngMalaysia A.A. Badawi chính thức công bố kế hoạch quốc gia chống tham nhũng. Theo kế hoạch, công dân được khuyến khích phát hiện tham nhũng với cam kết của Chính phủ giữ bí mật danh tính không sợ bị trả thù, thành lập các học viện đào tạo chống tham nhũng để tăng cường khả năng chuyên môn giải quyết vấn nạn này, đồng thời đưa việc chống tham nhũng thành những bài giảng quyền lợi và nghĩa vụ công dân vào nhà trường từ năm 2005.Mặc dù trên thực tế Malaysia được coi là một nước phát triển kinh tế mạnh nhưng họ coi nạn tham nhũng là một trong những trở ngại lớn nhất đối với việc phát triển kinh tế, lấy chống tham nhũng là cương lĩnh của Chính phủ mới.

Được biết trong một buổi trả lời phỏng vấn, Chủ tịch nước Trần Đức Lương có nói: "Nếu cán bộ nào không hoàn thành nhiệm vụ thì tốt nhất xin từ chức, chứ đừng đến lúc sai phạm phải chịu kỷ luật là điều không ai muốn”.

Hiện tượng tử chức vì trách nhiệm ở ta xưa nay còn hiếm, có chăng chỉ vài vụ từ chức vì tự ái, vì sức ép. Gần đây hy hữu có một nữ Giám đốc Sở LĐ TBXH TP. Hồ Chí Minh xin từ chức vì trách nhiệm quản lý Sở không chặt, để nhân viên kế toán Sở biển thủ tiền công quỹ. Đối với "nền văn hoá quản lý" thì đây có thể xem là hành động có văn hoá của một quan chức. Rất mong hành động có văn hoá như vậy là chuyện thưởng ngày, thành thông lệ. Chí ít là một hành động dũng cám nhận trách nhiệm của người đứng đầu công vụ của đơn vị dù to hay nhỏ.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: