Im lặng và hứa suông hai căn bệnh cần có thuốc đặc trị
Cần đặt tên cho đúng
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định. Nhà nước XHCN Việt Nam là "Nhà nước của dân, do dân và vì dân". Một Nhà nước như vậy có nhiệm vụ chính là phục vụ dân, cung cấp cho dân những dịch vụ hành chính với chất lượng tốt nhất. Và tất nhiên, nhân dân lao động, trong đó có các doanh nghiệp, phải tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra của cải xã hội, tạo việc làm và đóng góp vào ngân sách Nhà nước - tạo nguồn tài chính để duy trì mọi hoạt động của đất nước, bao gồm cả việc trả lương cho các công chức, quan chức.
Thế nhưng, hiện nay, khi có việc phải đến chốn công đường. người dân nói chung các doanh nghiệp nói riêng đang ở vị thế "người đi xin", các công chức, quan chức Nhà nước ở vị thế "kẻ có quyền cho". Những "người chủ" là nhân dân đang bị các "công bộc, đầy tớ" sách nhiễu. Vì vậy, gọi là "cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính với dân" là không hoàn toàn đúng. Chương trình "cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính với dân" phải được đặt lại với cái tên là "Giáo dục nâng cao đạo đức và trách nhiệm của công chức các cơ quan hành chính trong phục vụ nhân dân". Đặt tên cho chương trình hành động như vậy mới đúng bản chất của hiện tượng và mới là dũng cảm nhìn vào thẳng sự thật.
Im lặng và hứa suông - hai căn bệnh nan y
Thủ thuật để hành dân của một bộ phận (tiếc thay, bộ phận này lại không ít) công chức, quán chức thật là đa dạng và tinh vi. Chỉ cần có một chút quyền lực trong tay. không ít quan chức không ngần ngại đặt ra :những thủ tục nhiêu khê, phiền hà, đưa nhân dân vào một "trận đồ bát quái" những điều kiện, những cửa ải phải qua. Thậm chí, có trường hợp đặt những điều kiện trái pháp luật một cách trắng trợn. Để qua những cửa ải ấy, hoàn thành những thủ tục ấy người dân lương thiện buộc phải chi tiền. thậm chí là rất nhiều tiền. ở vị trí thừa hành. một công chức cũng cố tình kéo dài thời gian để "nghiên cứu hồ sơ". buộc người dân phải chờ đợi và muốn giải quyết công việc kịp thời đặc biệt là trong kinh doanh ắt phải có "phong bì bồi dưỡng". Tình trạng trên đã là một "nạn dịch" nghiêm trọng ở nước ta.
"Cái kim bọc giẻ, rồi cũng lòi ra là cái kim". Những thủ thuật hành dân của một bộ phận công chức, quan chức dù tinh vi đến đâu người dân và các doanh nghiệp cũng nhận ra Báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng vào cuộc và đã chỉ rõ những "tiểu xảo"ấy. Trước những thông tin của dư luận, không ít cơ quan sử dụng chiêu "im lặng" Ai nói gì cứ nói, những công chức, quan chức thoái hóa, biến chất cứ "mũ ni che tai" và tiếp tục hành dân để làm giàu. Điển hình cho ,'sự im lặng đáng sợ" này là những bức xúc trong thủ tục và áp mã số thuế nhập khẩu tại hải quan cửa khẩu, những chiêu hành doanh nghiệp của cán bộ thuế. những thủ tục phiền hà của việc thuê đất, xin Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nguyên nhân của những cuộc khiếu kiện kéo dài, vượt cấp của nhân dân đã xảy ra ở nhiều nơi trong thời gian vừa qua.
Bên cạnh sức mạnh của báo chí và dư luận, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép và yêu cầu tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp giữa các cơ quan công quyền với nhân dân và doanh nghiệp. Các kỳ họp của Quốc hội cũng dành thời gian cần thiết để các Bộ trưởng trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội - những đại điện của nhân dân. Trên diễn đàn đối thoại, chiêu "im lặng là vàng", không thể áp dụng được và hứa suông đã được sử dụng một cách triệt để nhằm làm "hạ nhiệt" của những người bị hành.
Những quan chức đứng đầu các ngành mà cán bộ dưới quyền có nhiều chiêu hành dân đã tỏ ra "ân hận" và hứa hẹn rất nhiều điều, vẽ ra cho dân nhiều tia hy vọng, chẳng hạn "chúng tôi sẽ nghiêm túc kiểm điểm", chúng tôi sẽ "xử lý kỷ luật một cách nghiêm minh đối với những cán bộ làm sai", v.v...và v.v. . . Điển hình cho việc hứa suông trước Quốc hội là Bộ Giáo dục và Đào tạo về chất lượng đào tạo về dạy thêm và học thêm, về chất lượng sách giáo khoa; Bộ Ý tế về đạo đức của lương y, về giá thuốc tân dược trong điều trị bệnh, về thái độ phân biệt đối xử với bệnh nhân khám theo thẻ Bảo hiểm y tế; Bộ Giao thông - Vận tải trong việc ngăn chặn tai nạn giao thông,... Điển hình cho việc hứa suông trong các buổi đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp là Tổng cục Thuế - Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính; Bộ Tài nguyên - môi trường; Bộ Giao thông - Vận tải; Bộ Giáo dục và Đào tạo... Tại các cuộc đối thoại này, người có trách nhiệm tỏ ra rất nghiêm tức tiếp thu những ý kiến của dân, thậm chí còn thể hiện sự "dằn vặt, đau đớn" trước tình trạng người dân và các doanh nghiệp bị hành. Họ đã hứa rất nhiều. Nhưng "lời nói gió bay", họp xong, hứa rồi, mọi việc trong thực tế vẫn không thay đổi.
Cần có thuốc đặc trị Câu hỏi được đặt ra là: vì sao một bộ phận công chức, quan chức thoái hóa, biến chất áp dụng chiến thuật ",im lặng", "hứa suông" để che chắn cho những hành vi hành dân mà vẫn "bình chân như vại" trên ghế cao quyền lực. Vì sao Đảng và Nhà nước đã có không ít chỉ thị, nghị quyết và những biện pháp kiên quyết nhưng vấn nạn hành dân trong các cơ quan công quyền không giảm? Cần có liều thuốc đặc trị gì cho căn bệnh này? Trước hết, nguyên nhân bao trùm là trong một số lĩnh vực, kỷ cương, phép nước của chúng ta không nghiêm. Đảng và Nhà nước luôn luôn lo lắng, quan tâm đến dân, đến vận mệnh của dân tộc trong giai đoạn mới, nhưng các cán bộ cấp trung gian, các viên chức, công chức lại vô tâm, lạnh lùng, thờ ơ trước điều đó. Họ không làm tròn phận sự phục vụ dân, phục vụ doanh nghiệp cũng không ai có ý kiến gì. Họ cứ nói thật hay nhưng không làm theo những điều họ nói cũng không sao. Lương và mọi bổng lộc vẫn đầy đủ. Nghiêm trọng hơn, một bộ phận thoái hóa, biến chất đã hành dân, trấn lột các doanh nghiệp cũng chẳng sao, ngược lại, họ lại giàu lên nhanh chóng. Và nhờ cái sự "giàu lên" ấy không ít trường hợp lại quan, tiến chức! Từ nguyên nhân này, liều thuốc đặc trị đầu tiên phải là lập lại kỷ cương trong công vụ của các cơ quan công quyền. Cần có biện pháp kiên quyết xóa bỏ ngay tình trạng "trên bảo, dưới không nghe" và kiểm tra nghiêm khắc hơn về khối lượng và chất lượng công việc của từng viên chức, công chức.
Thứ hai là, các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay đã và đang được thiết kế phiến diện, một chiều, tức là chỉ đưa ra những chế tài xử lý với người dân và các doanh nghiệp . Chế tài xử lý đối với các viên chức, công chức, quan chức Nhà nước - bộ phận đặc biệt quan trọng trong việc thực thi pháp luật - lại không được đề cập hoặc chỉ đề cập một cách chung chung, mờ nhạt. Hiện tượng này đặc biệt rõ trong các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp ở đó chúng ta có thể thấy cụm từ "Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm...", "Cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ...", "Cơ sở kinh doanh phải..." xuất hiện với một tần số khá lớn và khá chi tiết, còn cơ quan công quyền thì chỉ được nhắc đến với cụm từ "có quyền". Từ nguyên nhân này, liều thuốc đặc trị thứ hai là cần sòng phẳng hơn giữa người dân, các doanh nghiệp và các cơ quan công quyền trong việc thực thi pháp luật. Phải khẳng định rằng, nhân dân, các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý trong bộ máy công quyền đều là đối tượng thực thi pháp luật Vì vậy văn bản Luật. Nghị định và Thông tư hướng dẫn phải có những chế tài cho tất cả các đối tượng liên quan.
Thứ ba là sự xuống cấp quá nhanh về đạo đức và nhân phẩm của một bộ phận công chức, viên chức. Nguy hiểm hơn cả là nạn "sùng bái đồng tiền".
Nạn "sùng bái đồng tiền" lại nguy hiểm hơn gấp nhiều lần khi nó án ngữ trong các công chức, viên chức - những người do công việc được giao đã tự nhiên có một quyền lực nhất định với nhân dân Khi "sùng bái đồng tiền", mọi hành xử của con người chỉ có một mục đích là tạo ra được thật nhiều tiền, dù bằng bất cứ biện pháp nào. Nhân phẩm, đạo đức, danh dự... đều dần dần rơi mất. Có thể nói, đây là nguyên nhân sâu xa, tiềm ẩn và khắc phục nó quả là không dễ. Từ đó liều thuốc đặc trị thứ ba phải được "kê" ra là: áp dụng ngay những biện pháp quản lý và kiểm soát về mặt đạo đức. nhân phẩm của công chức, viên chức. Người không có đức thì không sử dụng được vào việc gì. Đó là vấn đề mang tính quy luật cần loại bỏ ngay khỏi hàng ngũ công chức, viên chức những phần tử đã thoái hóa, đã xuống cấp về đạo đức và nhân phẩm.
Im lặng và hứa suông quả là hai căn bệnh nguy hiểm. Cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế phù hợp với yêu cầu của tiến trình hội nhập chỉ có thể thực hiện thành công khi hai căn bệnh nguy hiểm trên được điều trị tận gốc.
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuBa yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
29/07/2005Nguyễn Trần Bạt