Để tự phê bình và kiểm điểm không trở thành cái “mốt”
Trong công cuộc xây dựng đời sống mới hiện nay, bên cạnh những thành tích to lớn đãđạt được mà thế giới đều ghi nhận chúng ta cũng mắc không ít thiếu sót, khuyết điểm, sai lầm. Trên các trang báo hằng ngày, những câu chữ như "trình độ cán bộ bất cập", "quản lý lỏng lẻo", "quy hoạch kém", "thiếu tinh thần trách nhiệm", "tình trạng tham nhũng, tiêu cực lãng phí, quan liêu ngày càng phức tạp, tinh vi", cấp dưới không nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh cấp trên.... xuất hiện với một tần suất khá cao. Thành khẩn nhận khuyết điểm, sai lầm là biểu hiện thái độ nghiêm túc ý thức trách nhiệm đối với quần chúng nhân dân.
Tuy nhiên, khi những lờiphê bình, tự phê bình năm này, nhiệm kỳ này được lặp lại không khác năm trước, nhiệm kỳ trước thì nó dễ gây phản cảm rằng đó làlối tự phê bình, kiểm điểm một cách hình thức, chiếu lệ như một cái "mốt".Trên mặt trận xây dựng kinh tế và quản lýxã hội phức tạp như ngày nay, chỉ có nhiệt tình và quyết tâm thôi thì không đủ sau khi kiểm điểm, không ít đồng chí cùng đi sâu đi sát, nay thăm nơi này, mai
chạy nơi khác, muốn sửa chữa nhưng không sửa chữa nổi. Cũng có trường hợp khi sửa chữa khuyết điểm này thì đồng thời lại phạm phải khuyết điềm khác. Có thể kể hàng loạt ví dụ về xây nhà máy xi măng, nhà máy đường, xây chợ, về quy hoạch "tùm lum" của hàng chục tỉnh thành đều muốn xây dựng nhà máy lắp ráp ôtô...
Có cách nào khắc phục?Bài học không có gì mới.
Muốn sự kiểm điểm không trở thành cái "mốt", làm chiếu lệ và muốn có một sự đột phá trongsự phát triển của đất nước thì:
1. Như Lênin đã nói: "Chúng ta chú ý tìm cho ra và thử thách một cách hết sức nhẫn nại, hết sức thận trọng những người thật sự có tài tổ chức, những người có bộ óc sáng suốt và có bản lĩnh tháo vát trong thực tiễn... Chỉ có những người như vậy chúng ta mới đề bạt lên những chức vụ lãnh đạo lao động của nhân dân, lên những chức vụ quản lý, sau khi thú thách họ hàng chục lần". (Lênin: Toàn tập, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1971, tập 27, trang 330). Đáng tiếc hiện nay, việc sử dụng cán bộ của ta còn chịu nhiều ảnh hưởng của những quan điểm thời bao cấp, nặng về nguồn gốc gia đình, cảm tính, nhiều khi mang tính chất "ô dù" và lấy bằng cấp làm thước đo năng lực công tác thực tiễn.
2. Cố Tổng bí thư Lê Duẩn đúc kết: "Lãnh đạo mà không kiểm tra thì không phải lãnh đạo". Đáng tiếc hiện nay tình trạng "đánh trống bó dùi", "đầu voi đuôi chuột", đi thực tế theo kiểu tiền hô hậu ủng ở nước ta còn rất phổ biến.
3. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Phải giữ kỷ luật rất nghiêm từ trên xuống dưới" (Hồ Chí Minh: Về xây dựng Đảng, NXB Sự Thật, Hà Nội, trang 21) Đáng tiếc hiện nay dưới chiêu bài "giữ sự ổn định", "giữ thể diện”, "phải thương yêu đồng chí"... tình trạng nể nang, che giấu khuyết điểm, giảm bớt kỷ luật cho nhau còn khá phổ biến. Vì vậy có người đáng phải xử phạt nặng thì chỉ phê bình, cảnh cáo qua loa, có cán bộ vừa bị kỷ luật ở nơi này lại được chuyền sang giữ cương vị quan trọng ở nơi khác, có khi còn được lên chức, lên lương. Những lời chỉ bảo trên của Lênin và Hồ Chủ tịch vẫn còn giữ nguyên tính chất thời sự.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu