Nói với thanh niên: Hòa bình không phải là thụ hưởng

Nguyên Chủ tịch Ban chấp hành lâm thời Tổng hội Sinh viên miền Nam Việt Nam
11:03 SA @ Thứ Bảy - 18 Tháng Bảy, 2015

Một khi đã đánh mất quá khứ thì phương hướng hình thành lý tưởng yêu nước tồn tại trong từng con người ở hiện tại và tương lai khó mà vươn lên đỉnh cao mới.

Thanh niên luôn là bộ mặt của một quốc gia, nó biểu hiện sức sống mãnh liệt của một dân tộc. Quan tâm và chăm sóc lực lượng ấy thật sự đầy đủ có thể làm được bất cứ việc gì dù to lớn đến mấy, xa xưa đã vậy, bây giờ cũng không thể khác hơn.

Nhân nào quả nấy

Trách nhiệm chung đối với thanh niên thuộc về toàn xã hội, trong đó trách nhiệm trực tiếp đối với thanh niên là gia đình, nhà trường và xã hội. Và trong trách nhiệm của xã hội có vai trò quản lý của Nhà nước. Chính sách đối với thanh niên của Nhà nước bao trùm trách nhiệm chung đối với thanh niên thể hiện qua các mối quan hệ gia đình, nhà trường và các đoàn thể, trong đó có các tổ chức thanh niên.

Pháp luật của Nhà nước càng cụ thể chi tiết hóa bao nhiêu trên những trách nhiệm được giao nói trên thì cơ sở giáo dục thanh niên mới được vững chắc hơn.

Rõ ràng là nguyên nhân nào sinh ra hậu quả nấy, con hư vì gia đình thiếu chăm sóc con cái, học trò hư vì thiếu quan tâm của thầy cô, thanh thiếu niên hư vì nhà nước và các tổ chức đoàn thể nhất là hội, đoàn thanh niên giáo dục kém.

Trước những hiện tượng xấu của một bộ phận thanh niên xảy ra hằng ngày, nhiều người hỏi tôi tại sao như vậy, anh từng làm công tác thanh niên trong quá khứ, anh có suy nghĩ gì?

Tôi rất đau lòng về câu hỏi đó. Các nhà lãnh đạo thanh niên không phải không biết nhưng phải làm gì đây, làm việc gì trước, việc gì sau, rõ ràng là họ có sự bối rối chưa tìm được giải pháp của một bài toán khó. Tôi lấy một thí dụ. Lực lượng thanh niên quá đông, dư thừa không có công ăn việc làm mà chúng ta chưa tạo điều kiện bồi dưỡng tay nghề cho họ. Việc liên kết giữa nhà trường và đơn vị tuyển dụng đào tạo nâng cao tay nghề cho thanh niên là những việc làm thiết thực. Việc mở rộng cửa cho các sinh viên vừa tốt nghiệp trung học thi vào các trường cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp hơn là khuyến khích sinh viên thi vào các trường đại học với thời gian lâu hơn, tốn kém nhiều hơn so với học ở cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Có như thế chúng ta sẽ sớm giải quyết được tệ nạn thất nghiệp, nguyên nhân phát sinh các tệ nạn xã hội.



Mất quá khứ, con người sẽ mất phương hướng

Có phải thanh niên ngày nay chưa nhận thức được một lý tưởng sống đúng đắn như đàn anh đi trước? Nói về mặt tích cực, cái chung nhất thanh nhiên cũng yêu nước như ông cha ta những cái riêng của từng thời kỳ yêu nước cũng có khác nhau. Thanh niên thời trước gần nhất là thế hệ chúng tôi, vì yêu nước theo lời kêu gọi của Bác Hồ, dám xả thân hy sính dù bao nhiêu quyền lợi tiền tài danh vọng, nhà lầu xe hơi… trước mắt cám dỗ. Nhưng chúng tôi sẵn sàng chấp nhận cái chết để giành lại độc lập, thống nhất đất nước mà không ai đòi hỏi hay tranh giành chức quyền gì, và cũng không ân hận vì tuổi thanh xuân qua đi cùng năm tháng với chiến tranh ác liệt.

Giờ đây hòa bình đã đến, đã im tiếng súng, giờ là thời của xây dựng đất nước và rất đông bạn trẻ lúc này chưa biết những quá khứ hào hùng của dân tộc mình, trong đó đàn anh chị mình góp phần xứng đáng vào công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. hình như đối với họ, hòa bình là thiên định, là thụ hưởng mà không thấy là sự tiếp nối truyền thống từ hàng nghìn năm nay. Phải chăng là cách giáo dục truyền thống của chúng ta chưa đủ sức thâm nhập vào họ? Không phải chúng ta không có, mà đơn giản cách làm của chúng ta quá máy móc và nặng về hình thức. Khoa học ngày càng tân tiến, internet phát triển, các hình thức tiếp cận giá trị xã hội của thanh niên ngày càng tăng, chúng ta có đề ra được những cách đi sâu vào thanh niên một cách hòa hợp và tâm lý không? Trả lời câu hỏi đó không dễ nhưng chúng ta phải trả lời được và làm được.

Một khi đã đánh mất quá khứ thì phương hướng hình thành lý tưởng yêu nước tồn tại trong từng con người ở hiện tại và tương lai khó mà vươn lên đỉnh cao hơn.

Lý tưởng yêu nước thời chiến tranh là chiến đấu hy sinh chống xâm lăng vì rửa nhục cho đất nước, giành lấy độc lập tự do cho Tổ quốc nhưng lý tưởng yêu nước ngày nay và mai sau vẫn phải xem như là một cuộc chiến đấu mới lâu dài bền bỉ chống nghèo nàn lạc hậu vì một đất nước dân giàu nước mạnh.

Nhưng trên hết, bản lĩnh của thế hệ trẻ hôm nay, phải do chính họ có ý thức xây dựng và rèn luyện.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thế hệ trẻ văn minh hay bơ vơ

    26/11/2019Nguyễn Vĩnh NguyênĐơn giản, nếu được hỏi sẽ mang gì khi đến một hòn đảo, câu trả lời của thanh niên Đức là: đĩa CD mà tôi thích! Cuộc triển lãm Jung:de do viện Goethe tổ chức tại TP.HCM “dọn ra” 17 cái mặt CD, mỗi CD là một vấn đề thuộc đời sống người trẻ Đức. Thanh niên Đức đang thực sự quan tâm đến vấn đề gì trong cuộc sống của họ? Họ sẽ “định diện” nền văn hoá mà họ đang làm chủ như thế nào?
  • Đất nước đặt hàng người trẻ

    07/06/2016Phương LoanNgày 26/3 là dịp người trẻ tự soi mình, soi vào tổ chức của mình, và người không trẻ nhìn lại, để tin yêu, kì vọng và trao trọng trách.
  • Lời tâm huyết của thiền sư với thanh niên

    18/05/2016Bùi Quang MinhCái gì đã làm cho có người chối bỏ tương lai, tình yêu và tuổi trẻ của mình? Câu hỏi này đã được trả lời khi chúng ta đọc quyển Tuổi trẻ Tình yêu Lý tưởng (2005) và Nói với tuổi hai mươi (1965) của thiền sư Nhất Hạnh...
  • Về bản lĩnh thanh niên thời nay

    13/05/2016Mong rằng cái tinh thần Văn Miếu ấy sẽ động viên thế hệ thanh niên ngày nay vững bước tiến vào thế kỷ trí tuệ để biến những khát vọng ngàn đời của dân Việt thành hiện thực.
  • Một số nét tâm lý đặc trưng về định hướng giá trị của thanh niên hiện nay

    30/09/2015Đỗ Ngọc HàGiá trị và định hướng giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành nhân cách, lối sống và có ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi cá nhân. Khi tiếp cận trên bình diện giá trị và định hướng giá trị, chúng ta có thể hiểu sâu được những quá trình xã hội điều khiển sự hoạt động của các cộng đồng, các nhóm xã hội...
  • Lời thơ nhắn nhủ gửi tới thế hệ trẻ

    14/07/2014" 10% cuộc sống của bạn là do những gì bạn tạo ra, 90% còn lại tùy thuộc vào cách bạn suy nghĩ và cảm nhận". Chúng ta không thể phủ nhận điều đó! Thời gian chúng ta có không nhiều, mà một khi thời gian đã đi qua thì không lấy lại được...
  • Những người trẻ tìm cách sâu sắc

    10/07/2014Lê Xuân NhậtMột loại virus mới đang lan nhanh: virus này khiến những người trẻ biến thành các cụ già. Nhưng họ vẫn nghĩ rằng như thế tức là mình sâu sắc hơn người cùng thế hệ...
  • Nói với thế hệ trẻ

    03/10/2013Tốt nghiệp đại học mới chỉ là cơ sở để mở đầu cuộc đời của người cán bộ nghiên cứu. Có bằng tiến sĩ cũng là bắt đầu con đường nghiên cứu khoa học. Hãy ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Học để làm việc, làm người, làm cách mạng. Học để phục vụ nhân dân”...
  • "Thiếu thốn tương đối" của người trẻ là gì?

    20/08/2013PGS.TS. Trần Nam BìnhTrong một bài trả lời phỏng vấn trên báo Sinh Viên Việt Nam, tôi đã nói đến “thiếu thốn tương đối” của người Việt Nam. Sau đó có một bạn trẻ hỏi tôi rằng, vậy thì đâu là thiếu thốn tương đối của người trẻ Việt Nam trong hội nhập?
  • Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

    27/08/2009PGS.TS. Phạm Hồng TungLối sống chỉ là những giá trị văn hóa, những mô hình và phương thức ứng xử được đa số cá thể của một cộng đồng người xác định nào đó chấp nhận (cái được lựa chọn) và hiện thực hóa trong hoạt động sống hằng ngày của họ. Trong số đó có cả những giá trị, những truyền thống và những cách ứng xử được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng cũng bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử và những biểu tượng… ngoại nhập.
  • Người trẻ cần có tư duy "nhìn ra phía biển"

    27/06/2009Lê Ngọc Sơn (thực hiện). Ảnh: Quỳnh HoaBên cạnh việc được coi là một ông nghị “nói nhiều” ở Quốc hội, ông Dương Trung Quốc là một nhà Sử học có tiếng. Ông chia sẻ những cảm nhận của mình về lòng yêu nước của người trẻ hiện nay.
  • Người trẻ nên biết sống đàng hoàng

    23/05/2009Lê Ngọc Sơn thực hiệnMột sinh viên Việt sau khi tốt nghiệp Đại học Johns Hopkins đã được nhận vào làm cố vấn ở Quốc hội Hoa Kỳ. Sau đó một thời gian, anh trở về Việt Nam và trở thành một chuyên gia kinh tế có uy tín…
  • Người trẻ phải tự chủ

    27/12/2008Lê Ngọc Sơn - Phương Loan (Thực hiện)Chuyên gia Nguyễn Trung đã tâm sự cùng SVVN về câu chuyện tự chủ của người trẻ và sứ mệnh của họ trước yêu cầu của đất nước...
  • Thanh niên và văn hóa thanh niên

    04/12/2008GS.TS Ðặng Cảnh KhanhVăn hóa thanh niên, xuất phát từ khao khát muốn khẳng định mình của giới trẻ, dù có mặt này mặt khác, tiêu cực và hạn chế, nhưng bao giờ cũng vươn tới văn hóa của sự sáng tạo và đổi mới.
  • Người trẻ nhưng ý thức đừng… trẻ

    21/12/2006Thanh Thu... có những câu chuyện nhỏ nhưng lại không hề nhỏ... Kể để nhắc nhau, để thấy rằng người trẻ học kiến thức ở trường, nhưng cũng đừng quên học ý thức, học phép lịch sự. Người trẻ đấy, nhưng ý thích đừng...trẻ!
  • Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ

    03/03/2006Phó GS. TS. Đỗ LongGiá trị bao giờ cũng đóng một là vai trò chỉ đạo và định hướng cho xã hội theo những mục tiêu to lớn được coi là có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển. Quá trình phát triển của xã hội nhanh hay chậm tùy thuộc ở chỗ giá trị được định hướng có phù hợp với quy luật khách quan hay không, phù hợp nhiều hay ít, có tương ứng với giá trị của cộng đồng, của cá nhân hay không và sự tương ứng ấy ở mức độ nào...
  • Thanh niên Việt Nam đã sẵn sàng đối thoại văn hoá?

    25/12/2005Đình NamLàm thế nào để đối thoại văn hoá trở thành công cụ tăng cường hoà bình và an ninh, thúc đẩy phát triển bền vững là những vấn đề cơ bản được thảo luận tại Hội nghị "Đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh vì hòa bình và phát triển bền vững". Trong đó không ít nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về mức độ sẵn sàng của thanh niên Việt Nam trong tiến trình đối thoại văn hoá, văn minh...
  • “Công dân Internet” hay mặt trái của thế hệ trẻ

    22/11/2005Theo Chinadaily, GuardianNgủ dậy, bật máy tính, đánh răng rửa mặt và vào mạng Internet là lịch trình của Tiểu Linh vào mỗi buổi sáng, giống với nhiều thanh niên trẻ khác trên khắp Trung Quốc...
  • xem toàn bộ