“Công dân Internet” hay mặt trái của thế hệ trẻ
Ngủ dậy, bật máy tính, đánh răng rửa mặt và vào mạng Internet là lịch trình của Tiểu Linh vào mỗi buổi sáng, giống với nhiều thanh niên trẻ khác trên khắp Trung Quốc.
Tiểu Linh, 20 tuổi, sinh viên Đại học Kinh tế Tài chính Tây Nam, cho biết: “Tôi không thể tưởng tượng cuộc sống sẽ thế nào nếu thiếu Internet”.
Theo khảo sát gần đây của tờ Thanh niên nhật báo, Internet đã trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân thành thị Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻ. Những người thường xuyên vào Internet và là thành viên của một câu lạc bộ, diễn đàn hoặc trò chơi...trên mạng bắt đầu được gọi là “Công dân Internet” (Netizen).
Internet bắt đầu bùng nổ ở Trung Quốc từ năm 1995 khi quán cà phê Internet xuất hiện lần đầu ở Bắc Kinh. Ngày nay, Trung Quốc đã trở thành nước có số người sử dụng Internet lớn thứ 2 thế giới.
Theo thống kê của Trung tâm Thông tin mạng Internet Trung Quốc vào tháng 7/2005, tổng số người sử dụng Internet ở nước này đã lên tới 103 triệu người.
Trong một báo cáo gần đây về ảnh hưởng của Internet ở Trung Quốc, Quốc Lương - Nhà nghiên cứu xã hội ở Học viện Khoa học xã hội - cho biết có sự khác nhau lớn giữa người sử dụng Internet ở Trung Quốc và các nước phương Tây.
Theo ông Quốc, Internet có vai trò chủ yếu như một con tàu thông tin tốc hành ở các nước phương Tây. Công dân ở những nước này dùng Internet chủ yếu để tìm kiếm thông tin, gửi hoặc nhận thư điện tử. Tuy nhiên, ông Quốc cho rằng người Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻ, sử dụng Internet cho việc giải trí.
Bản báo cáo của ông Quốc công bố hồi tháng 7 bắt đầu khiến nhiều người phải suy nghĩ. Theo ông Quốc, khoảng 62,2% “công dân Internet” thường xuyên chơi game trên mạng, 56,5% tải nhạc và 53,5% tải các thông tin liên quan đến giải trí từ Internet.
Chính vì sử dụng Internet chủ yếu phục vụ cho giải trí nên ngày càng có nhiều thanh thiếu niên Trung Quốc mắc căn bệnh “nghiện Internet”. Gần đây, Minh, 17 tuổi, được bố mẹ đưa vào Bệnh viện Quân sự Bắc Kinh để điều trị căn bệnh mà hầu hết bạn bè cậu đều mắc là nghiện chơi game hoặc tán gẫu trên mạng khiến việc học hành, sức khoẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Minh tâm sự: “Tôi không biết phải làm cách nào để ngừng chơi trong 4 năm qua. Tôi thường cãi nhau với bố mẹ”. Bệnh viện cho biết có thể chữa khỏi 80% căn bệnh “nghiện Internet”, nhưng chi phí 1 ngày điều trị chiếm khoảng 1/4 lương tháng trung bình của một công chức ở Bắc Kinh.
Theo các bác sĩ, “nghiện Internet” là căn bệnh nghiêm trọng cần được chữa trị ngay để không xảy ra hậu quả đáng tiếc. Một quan toà ở Bắc Kinh cho biết, 90% tội phạm vị thành niên ở thành phố này có liên quan đến Internet.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu