Một cuốn tiểu thuyết luận đề về Tính Đảng trong thời kỳ đổi mới
Tác phẩm “Luật đời và cha con” của tác giả Nguyễn Bắc Sơn đã gây chú ý không phải vì sự mới lạ trong thế giới loại tiểu thuyết đương thời mà bởi thông qua các nhân vật là Đảng viên, nó có tham vọng khảo sát xã hội thời đổi mới từ góc độ hoạt động của các cán bộ Đảng viên và qua đó gợi lên một luận đề về tính Đảng trong cuộc vận động cải tiến cơ chế và phương thức lãnh đạo của Đảng. Một chủ đề chính trị - xã hội như vậy thổi một luồng nóng hổi qua các trang viết của tác giả.
Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn đã dành cho báo người Hà Nội cuộc phỏng vấn đầu tiên sau khi tác phẩm của ông xuất bản.
Câu hỏi 1: Với cuốn sách này của ông, người ta có thể nhớ lại khái niệm tính Đảng trong văn chương, bởi vì tất cả các nhân vật đóng vai trò quan yếu trong cốt truyện ở đó đều là các đảng viên, hơn nữa là những đảng viên có chức có quyền ở nhiều cương vị và cấp độ khác nhau từ bình thường đến cao cấp. Nhưng ông cũng đặt họ và những câu chuyện của họ vào các bối cảnh đầy xáo trộn của đời sống thời đổi mới cũng như những đấu tranh nội bộ các cấp bộ Đảng. Như vậy, cuốn sách này có một tham vọng luận đề tiểu thuyết về tính Đảng trên hành trình đổi mới mà Đảng là người khởi xướng và dẫn dắt?
Ông Nguyễn Bắc Sơn: Tôi không nghĩ rằng các nhân vật chính trong cốt truyện đều là đảng viên sẽ làm nên tính Đảng trong tác phẩm. Điều cần nói là tôi chọn xã hội chính trị làm đề tài phản ánh, bởi nó là một mặt rất quan trọng của đời sống xã hội. Chúng ta vẫn bàn thảo nó trong đủ chuyện hằng ngày. Các nhà văn cũng vẫn đề cập đến nó đấy chứ. Chỉ có điều gần hay xa, nhiều hay ít, vấn đề nguội hay nóng mà thôi. Có thể tôi đề cập hơi nhiều vấn đề hơi nóng, trực tiếp có việc còn mang tính thời sự chính trị và điều quan trọng là hành trình các nhân vật của tôi nằm trong dòng chảy của hành trình đổi mới của Đảng, trong đó có việc tự đổi mới mình cho phù hợp với quy luật phát triển xã hội.
Đường đời của nhân vật Lê Đại có thể coi như một hướng đi trong thời kỳ xã hội chuyển sang cơ chế thi trường: một sĩ quan xuất sắc trong quân ngũ, có tư duy, kinh tế, biết không phát triển được, anh xin ra quân (sau này còn xin không sinh hoạt Đảng), về một cơ quan kinh tế để chuẩn bị cho bước đi tiếp theo, làm kinh tế tư nhân với suy nghĩ, làm giàu cho mình đóng thuế nhiều cho Nhà nước cũng là một cách yêu nước. Nhân vật Trần Kiên, Bí thư quận ủy, luôn trăn trở về trách nhiệm công tác, về uy tín của Đảng, lòng tin của dân với Đảng nên tìm cách cải tiến phương thức lãnh đạo ở quận mình. Đang hăm hở thì bị chính cơ chế cũ cho lên bờ xuống ruộng. Vợ Kiên - Thảo Tần, phó hiệu trưởng trường THPT, có năng lực, yếu nghề nhưng chán nản thất vọng chỉ vì muốn giữ danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh nên chi bộ đã không kỷ luật một đảng viên có khuyết điểm.
Anh có thể coi đây là tiểu thuyết luận đề xã hội chính trị hay nói như anh là luận đề về tính Đảng cũng được. Cốt lõi, đó là tâm nguyện của tôi với Đảng.
Câu hỏi 2: Các nhân vật chủ yếu trong tiểu thuyết này đều lần lượt đi qua những trải nghiệm bi kịch trong đời sống riêng tư và đời sống công vụ của họ. Và bởi vì họ đều là các đảng viên có vai trò và vị trí, cho nên phải chăng các vấn đề số phận của các nhân vật ấychính là một phản ánh các vấn đề thực tế của Đảng?
Ông Nguyễn Bắc Sơn: Nhận xét của anh đúng quá đi. Một trong ba chức năng văn học là phản ánh hiện thực. Hiện thực xã hội mà bất kỳ người Việt nào cũng quan tâm là số phận con người. Mà con người trong thiết chế chính trị, vừa là kết quả, vừa là nguyên nhân của hoàn cảnh. Họ là một mắt xích trong thiết chế ấy nên mọi biến cố, thăng trầm trong số phận họ vừa là nhân quả của họ, vừa phản ánh bối cảnh xã hội. Ta quá coi trọng thành phần đến nỗi một người sống chết như bác sĩ Đặng Thùy Trâm mà còn phải tủi phận về thành phần tiểu tư sản của mình kia mà. Cho nên công tác tổ chức cán bộ ở bất kỳ cơ quan nào, cấp nào cũng có sai lầm (không tính đến khuyết điểm đâu)…? Lê Hòe, từ một sĩ quan quân đội chuyển ngành thành một cán bộ tuyên huấn cao cấp, duy ý chí, máy móc, cố chấp trong cả tình cảm lẫn công việc, nhưng nhờ bám sát đời sống, biết hoài nghi, nên đã sớm nhận ra không ít điều phi lý, đề xuất với cấp trên điều chỉnh cơ chế. Đồng hành với quá trình ấy là một hành trình vật vã về với cái nhân người khác mà việc xử lý vụ Kiều Linh là cao điểm của nhân bản ấy.
Bức tranh hiện thực trong Luật đời cha con nằm trong một quá trình vận động không ngừng theo quy luật xã hội. Chúng ta đang vận hành đất nước ta quy luật mới có được một bức tranh ngày càng sáng hơn. Nhưng vẫn cònnhững vấn đề bức xúc phải đối mặt, phải lý giải nó, chinh phục nó. Tôi nghĩ chỉ có cái chúng ta chưa làm được, chứ không có cái chúng ta không làm được.
Câu hỏi 3: Với tư cách là tác giả, ông có tin rằng những nguyện vọng và nỗ lực trong hành động cũng như trong suy nghĩ của các nhân vật tiểu thuyết của ông đổi mới phương thức lãnh đạo, cơ chế lãnh đạo của Đảng sẽ được lắng nghe, sẽ có kết quả hay không ?
Ông Nguyễn Bắc Sơn: Cách đây 10 năm, tôi được Ban thường vụ Thành ủy mời tham gia biên tập văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội nên dịp tập trung tìm hiểumột số vấn đề về công tác Đảng. Thực tiễn cuộc sống gần xa cũng giúp tôi suy nghĩ thêm. Ai cầm bút khi nghĩ tới những vấn đề xã hội lớn chả dự cảm, dự báo theo triết lý sống của mình. Tôi cố hiểu luật làm, luật chơi, luật ứng xử hy vọng niềm tin của mình phù hợp với quy luật vì thế sẽ trở thành hiện thực.
Có thể xa, cũng có thể gần. Đây là một cách thể hiện trách nhiệm công dân của một nhà văn Đảng viên với Đảng.
Cuốn tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Bắc Sơn sau gần mười năm cầm bút với hơn chục đầu sách đã đi thẳng vào phản ánh và khám phá một số mặt của hiện trạng cuộc sống đất nước đang trong quá trình đổi mới và phát triển.
Nhân vật chuyển tải vấn đề này là Trần Kiên, trưởng thành từ một kỹ sư lên giám đốc nhà máy rồi thành bí thư quận ủy của một thành phố lớn...
Chuyện cha con trong một gia đình ba thế hệ nhưng là chuyện cả xã hội. Và luật đời mà tác giả gửi gắm trong tên truyện chính thực là qui luật của cuộc sống, của nhân sinh, và sống là phải theo luật, phải làm đúng luật, nếu không sẽ bị thất bại và trả giá.
Một cá nhân là vậy. Một tập thể là vậy. Một đất nước là vậy. Mà rộng ra toàn nhân quần xã hội là vậy. Cũng bởi vậy, “Để xem con tạo xoay vần đến đâu”, câu kết tác phẩm lại là một câu ngỏ vì bên ngoài trang sách mọi chuyện vẫn đang diễn ra...
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu