Hành trình không đơn độc

11:28 SA @ Thứ Bảy - 26 Tháng Năm, 2007

Nhân đọc bài về Hạnh phúc, tôi thấy rát nhiều điều được chia sẻ và cũng muốn qua quý báo được chia sẻ với mọi người một bài viết về chủ đề này.

Hy vọng nó sẽ xứng đáng được chia sẻ với các bạn đọc báo khác.

Là một người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, tôi cũng có nhiều suy nghĩ trăn trở về giáo dục nói chung và thực trạng nền giáo dục nước ta nói riêng. Một hiện tượng như thầy Đỗ Việt Khoa tố cáo gian lận trong thi cử là hiện tượng mà tôi quan tâm theo dõi.

Tôi rất chia sẻ bài viết của bạn Kỳ Duyên trên báo Vietnamnet “Đơn độc và không đơn độc” khi đã rất thận trọng nhắc đến những vấn đề mà thầy Khoa và những người như thầy đã và có thể sẽ gặp phải trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực. Vì thế tôi muốn bày tỏ thêm một số suy nghĩ xung quanh cuộc đấu tranh cam go giữa thiện và ác, tích cực và tiêu cực mà ranh giới rất mong manh và dường như không rõ ràng này.

Tôi chắc rằng rất nhiều người trong chúng ta đã đọc Nhật ký của Liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm. Tất cả chúng ta ai cũng đều xúc động trước tâm hồn cao đẹp của chị, cuộc sống anh hùng của chị, và ai cũng cảm thương nuối tiếc cho sự ra đi quá sớm của chị. Với tôi, ngoài những điều đó ra, điều làm tôi suy nghĩ rất nhiều còn là những băn khoăn trăn trở của chị không phải về kẻ thù mà về chính những người của mình. Phải nói là, ở thời của chị, ranh giới giữa cái tốt và cái xấu dường như rất rõ ràng, mục tiêu của cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cả đất nước đều rất rõ ràng: tất cả vì sự nghiệp giải phóng đất nước, chỉ có hoà bình cho Tổ quốc thân yêu thì mới có được hạnh phúc, dù riêng hay chung. Và cả nước đã hướng về một mục tiêu cháy bỏng đó, đã làm nên sức mạnh phi thường của dân tộc và nhờ đó đã làm nên những điều kỳ diệu trong lịch sử, không phải chỉ cho riêng đất nước ta mà cho nhân loại nói chung. Trong thời điểm đó, có lẽ tội danh lớn nhất, đáng xấu hổ nhất là tội “đào ngũ”, là tội cố tình đứng bên ngoài hoặc làm cản trở những gì có thể đóng góp vào cuộc chiến đấu cho hoà bình của đất nước. Tưởng như trong hoàn cảnh như vậy, chúng ta sẽ chỉ gặp những điều thánh thiện, những sự hy sinh cao đẹp, sẽ không thể có những “vẩn đục” của sự nhỏ nhen ích kỷ. Vậy mà đọc nhật ký Nguyễn Văn Thạc, và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, chúng ta vẫn thấy những điều khó chịu đó. Và, tôi đã rút ra được một kết luận cho chính mình là: Dù hoàn cảnh có khác nhau, chiến tranh hay hoà bình, no đủ hay đói khổ, bản chất của cuộc sống muôn đời vẫn vậy, vẫn luôn là sự đấu tranh giữa cái THIỆN và cái ÁC, giữa cái đẹp và cái xấu, giữa lòng vị tha hướng thiện và sự hẹp hòi đố kị..., là cuộc đấu tranh giữa những giá trị đích thực của cuộc sống (giải phóng con người và làm cho con người phát triển) với những điều có thể hoa mỹ nhưng giả tạo, giả dối (gieo mầm cho sự tha hoá của con người).

Ai đó có thể phán xét anh Khoa rằng, anh làm như vậy là “giết” tương lai của bao nhiêu em sẽ ‘trượt” phổ thông lần này, anh làm như vậy là không ‘nể mặt” bạn bè chiến hữu, anh làm như vậy là đánh mất tương lai của mình và có nghĩa là tương lai của vợ anh, con anh... những điều mà bao nhiêu người có lương tâm dù cảm thấy bức xúc nhưng đã phải chùn bước khi muốn đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực.

Đọc nhật ký chị Trâm, điều đọng lại trong tôi là chị đã có một cuộc sống HẠNH PHÚC. Vượt qua tất cả những khó khăn của cuộc sống, sự ác liệt của chiến tranh, sự nhỏ nhen đố kị bất công nào đó, chị vẫn là con người HẠNH PHÚC. Chị hạnh phúc vì chị được sống và làm việc hết mình, được thấy mình có ý nghĩa, được mang lại niềm vui cho những người khác và được yêu thương quý trọng hết mực. Chị lại có được một niềm tin mãnh liệt vào một ngày mai tươi sáng, điều mà chị đã cống hiến hết sức mình để theo đuổi và thực hiện niềm tin đó, và cũng chính vì thế mà không gì có thể khuất phục được chị: bom đạn, sự thiếu thốn, gian khổ của cuộc chiến hay cả những sự hep hòi, đố kị của những người được coi là đồng đội... Vượt lên tất cả, chị vẫn cảm nhận được cuộc sống với tất cả những gì quý giá nhất, từ một bản nhạc, một tiếng chim, một buổi sớm ban mai tĩnh lặng trong trẻo hiếm hoi, tình cảm đồng đội, cảm xúc yêu thương ... Và điều này làm cho chị được ngưỡng mộ, được khâm phục, kể cả từ những người bên kia chiến tuyến, để rồi chị được đưa trở về sống mãi trong lòng chúng ta. Điều gì đã làm nên sự kỳ diệu ấy? Phải chăng những GIÁ TRỊ đích thực của cuộc sống mà chị tin tưởng, theo đuổi đã giữ cho chị có được sức mạnh phi thường, niềm tin và tinh thần đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng con người, mà trong thời của chị, đó chính là sự nghiệp giải phóng đất nước.

Trong thời bình, nhất là đối với chúng ta hiện nay, cuộc đấu tranh giữa cái THIỆN và cái ÁC còn trở nên phức tạp hơn nhiều bởi chúng đan xen giằng dịt và đôi lúc có những khoảng cách rất mong manh, không có chiến tuyến của cuộc chiến tranh để phân định rạch ròi. Bản thân tôi cũng đã tự hỏi mình, cái gì là GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC của cuộc sống? Có giá trị hay không khi người thầy “cấy điểm” cho các học sinh của mình “cứu” được em qua kỳ thi, cứ cho là xuất phát từ lòng “nhân đạo” thực sự, từ sự mong muốn giúp đỡ em một cách vô tư?

Chưa kể là chính điều này tạo nên ở các em những sự ỷ lại mà dần dần sẽ làm thui chột bản thân các em đi, đây hoàn toàn có thể là sự bắt đầu cho một quá trình “tha hoá” rất đỗi từ từ và êm ái, mà cuối cùng là sự xuống cấp về chất lượng đào tạo và đạo đức người thầy nghiêm trọng trong ngành giáo dục của ta. Và rất nhiều điều tương tự như thế thực tế đã xảy ra trong cuộc sống bận rộn và bề bộn các mối quan hệ của chúng ta.

Cuộc sống của chúng ta dù không gian khổ như thời chiến tranh, nhưng cũng không kém phần khó khăn, ở sự mơ hồ không ranh giới rõ ràng giữa cái thiện và cái ác. Thời chiến tranh ấy, những người trong một phút mềm yếu không đấu tranh được với bản thân, trở thành kẻ đào ngũ sẽ phải day dứt suốt đời vì sự hèn nhát của mình. Vậy giờ đây, nếu chúng ta nhìn thấy những điều đang làm băng hoại cuộc sống mà không đấu tranh thì cũng khác gì với những kẻ đào ngũ thời đó. Mong rằng chúng ta hãy sòng phẳng hơn với chính bản thân mình và hãy dũng cảm hơn để đừng trở thành những kẻ “đào ngũ”, trốn tránh cuộc đấu tranh cho cuộc sống này tốt đẹp hơn, cho tưong lai của con em chúng ta, của đất nước chúng ta.

Điều cuối cùng tôi muốn chia sẻ ở đây là, từ những gì tôi đã học được, đã quan sát được và đã trải nghiệm, tôi tin tưởng rằng những người hiểu được và giữ được cho mình những Giá trị Đích thực của cuộc sống cũng là những người biết sống Hạnh phúc. Có thể người đó không giàu có, không được coi là thành đạt, không có quyền cao chức trọng.... , nhưng bao giờ họ cũng biết sống Hạnh phúc, biết cảm nhận được Hạnh phúc, bởi ở họ có được niềm tin bền vững vào cuộc sống và vào bản thân mình.

Và chẳng phải cảm nhận về HẠNH PHÚC mới chính là GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC của cuộc sống mà tất cả chúng ta đều hướng tới đó sao?

Thầy Khoa sẽ không đơn độc khi chỉ cần mỗi người trong chúng ta có một quyết định với bản thân mình: hãy đừng tiếp tục làm kẻ “đào ngũ” trong cuộc đấu tranh vì một cuộc sống tốt đẹp hơn, tốt đẹp hơn với đúng nghĩa của nó. Để sao cho năng lực, tâm huyết của thầy Khoa cũng như của nhiều người khác nữa sẽ có “đất” để được tiếp tục phát triển và sử dụng đúng đắn, đem lại lợi ích cho xã hội, nhà trường, gia đình, cũng như chính bản thân cá nhân mỗi người.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hạnh phúc

    26/07/2019Cao Huy ThuầnThứ nhất, hạnh phúc là sống trong hạnh phúc của người khác. Thứ hai, hạnh phúc là sống vì hạnh phúc của người khác. Thứ ba, hạnh phúc là dâng hiến...
  • Hạnh phúc

    21/03/2017Nguyễn Trần BạtCon người ở bất kỳ thời đại nào đều có chung một mục đích là theo đuổi cuộc sống hạnh phúc, công cụ mà loài người đã sử dụng để tìm kiếm hạnh phúc là các quyền chính trị...
  • Các nhà tâm lý học có thể giúp đỡ mọi người tìm thấy điều làm cho họ hạnh phúc

    21/03/2017TS. Đào Thị OanhSự giàu có về vật chất không làm cho cuộc sống của con người hạnh phúc. Và, các nhà tâm lý học cần phải làm rõ xem điều gì làm cho con người hạnh phúc...
  • Nguồn gốc của hạnh phúc và bất hạnh

    20/03/2016Trong cuộc sống, mọi người đều có thể cùng nhau vun đắp hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cặp nam nữ nào cũng có thể chung sống đến đầu bạc răng long. Hôn nhân trong cuộc sống hiện đại là một thử thách lớn cho hai người trưởng thành...
  • Nguyên lý hữu dụng và hạnh phúc

    06/03/2016Luận MinhCuối thế kỷ 18, triết gia người Anh Jeremy Bentham trong tác phẩm “Giới thiệu các nguyên lý đạo đức và luật pháp” (1789) đã đề ra nguyên lý hữu dụng, nội dung của nó là tán thành hay phủ nhận hành động của cá nhân hoặc chính quyền, dựa trên nỗ lực làm gia tăng hay giảm bớt hạnh phúc cho người khác. Theo J. Bentham, chính quyền được xây dựng trên căn bản tam phân: lập pháp, hành pháp và tư pháp, hình thức tổ chức chính quyền chỉ là phương tiện để đạt đến mục đích
  • Nghịch lý CIO: Làm sao để vừa thành công vừa Hạnh phúc?

    25/10/2014Minh Anh dịch, Megan SantosusKhi nói về nghề giám đốc công nghệ thông tin (CIO), người ta nghĩ đến dạng người gần như độc tưởng - luôn đi sớm về khuya, cống hiến bản thân cho công việc, không có thời gian để tạo sự thăng bằng trong cuộc sống...
  • Hạnh phúc: Điều quan trọng nhất trong cuộc sống

    24/09/2014Huỳnh Trúc“Điều quan trọng nhất trong cuộc sống? Nếu người ta hỏi một người trong cơn đói, đó sẽ là thực phẩm. Với một kẻ nào đang lạnh, đó sẽ là hơi ấm. Và nếu một ai đang cam chịu cô đơn, chắc chắn đó sẽ là sự gần gũi với người khác”.
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • “Hạnh phúc”, cũng cần học!

    13/05/2007Hạnh Nguyên (London)Một đề tài tờ Daily Telegraph đưa ra đang gây tranh cãi trong những người làm giáo dục ở Anh. Đó là việc cố vấn cao cấp về giáo dục cho Chính phủ Anh, Richard Layard, giáo sư kinh tế tại Đại học Kinh tế London, đề xuất đưa một môn học mới vào giảng dạy. Môn học có tên là “Bài học hạnh phúc”...
  • Giàu có, phải cần Hạnh phúc

    27/02/2007Nguyễn Lan AnhVới tâm trạng lạc quan hiện nay, Việt Nam được đánh giá là quốc gia hạnh phúc nhất. Liệu chúng ta có giữ mãi được cảm giác ấy không? Gần đây, Chính phủ Anh đã đặt ra một mục tiêu mới không phải là phát triển kinh tế, mà là hạnh phúc của công chúng. Hóa ra, những quốc gia giàu nhất châu Âu (Anh, Pháp, Đức) lại là những quốc gia kém hạnh phúc nhất.
  • Hạnh phúc

    21/02/2007Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch kiêm TGĐ Investconsult GroupNếu con người không có năng lực để đánh giá sự đúng đắn hay xác lập sự đúng đắn trong khi tiến hành các hành vi của mình thì con người không thể có hạnh phúc bền vững. Nhận thức được các tất yếu sẽ làm cho con người trở nên đúng đắn. Xin giới thiệu cùng bạn đọc một lát cắt trong những luận bàn sâu sắc của TGĐ- Chủ tịch Investconsult Group - Nguyễn Trần Bạt về hạnh phúc. Con đường để có được hạnh phúc, một hạnh phúc bền vững là hành trình tìm ra khuynh hướng đúng đến tận cùng giới hạn và vượt qua...
  • Hạnh phúc rất đơn sơ…

    01/01/1900BS. Đỗ Hồng NgọcBuổi sáng, mở tờ báo, mọi người chưng hửng, rồi tủm tỉm cười: Việt Nam mình hạnh phúc nhất Châu Á, xếp thứ 12 trên thế giới. Trong khi đó, Singapore - một "thần tượng” của mình lâu nay lại đứng hạng bét Châu Á và hạng thứ 131 của thế giới! Mỹ còn tệ hơn, hạng 150, rồi Anh 109, Pháp 129, Nhật 95 và Đức 85...Ai đó lên tiếng bên tách cà phê sáng vỉa hè Sài Gòn, giữa những ngày bão rớt, với dồn dập những tin động đất, lũ lụt, sóng thần, núi lửa, dịch bệnh, chiến tranh...
  • Nền tảng cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc

    01/10/2006Bạn và chồng/vợ đã quyết định chung sống lâu dài, do đó hãy hoạch định những gì bạn cần thực hiện để cuộc sống hôn nhân được viên mãn...
  • Hạnh phúc khi lấy được vợ béo

    26/09/2006Tôi cực lực phản đối các tiêu chí và nghi ngờ khả năng thẩm mỹ của các vị giám khảo trong tất cả các kỳ thi hoa hậu, người đẹp của ta gần đây. Tại sao các vị lại thiếu thẩm mỹ đến thế khi trao vương miện cho những người con gái gầy khẳng khiu, cao lêu đêu như một cây sào? Những cô gái mà nếu ở làng tôi thì xin lỗi, ế chồng là cái chắc...
  • Hạnh phúc rất đơn sơ

    18/08/2006Đỗ Hồng NgọcHình như chưa bao giờ người ta nói nhiều về hạnh phúc như bây giờ! Sáng nay, mở tờ báo, mọi người chưng hứng rồi tủm tỉm cười: Việt Nam mình hạnh phúc nhất Châu Á, đứng hàng thứ 12 trên thế giới, trong khi đó, Singapore - "thần tượng" - lại đứng hạng bét Châu Á, vào hàng thứ 131 của thế giới ! Mỹ còn tệ hơn, hạng l50, rồi Anh 109, Pháp 129, Nhật 95 và Đức 85...
  • Tài sản và việc mưu cầu hạnh phúc

    02/05/2006Từ “tài sản” do Locke sử dụng có hai nghĩa. Thứ nhất, ông ta muốn nói tới tất cả mọi thứ mà con người có được nhờ quyền tự nhiên của họ, đặc biệt là cuộc sống, tự do và điền sản. Với Locke, việc “bảo vệ tài sản,” trong nghĩa tổng quát này, miêu tả một mục tiêu bao trùm của chính quyền dân sự...
  • Xây dựng hạnh phúc gia đình qua những bữa cơm hàng ngày

    05/04/2006Lê Thi (GS, Trung tâm nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ)Hạnh phúc gia đình được thể hiện qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong đời thường, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi...
  • Tiền bạc có mua được hạnh phúc

    16/01/2006Trần Cao Dũng trích dịch từ bài của tác giả Mark SkousenĐồng tiền có thể cung cấp cho mọi người rất nhiều lợi ích: điều kiện sống tốt hơn, địa vị xã hội, du lịch, hưởng thụ, chăm sóc sức khỏe, giải trí vv..vv.. Cảm giác được sống trong sung túc, có một tài chính cá nhân vững chắc luôn mang lại sự toại nguyện vô bờ...
  • Những đức tính cần cho hạnh phúc hôn nhân

    30/12/2005Hoàng NamYêu và được yêu là điều hạnh phúc nhất của con người. Song, vấn đề xây dựng và duy trì một tình yêu bền vững mới thật sự là quan trọng. Và điều này không thể thiếu trong một mái ấm hạnh phúc, gắn liền với đức tính của bạn.
  • Tiền tài & Hạnh phúc

    22/11/2005TS. Nguyễn Chí ThuậtTrung tâm Thăm dò Giá trị Thế giới đã tiến hành trong năm 2002 cuộc điều tra dư luận với hai câu hỏi được đưa ra: Bạn có phải là người hạnh phúc? và Bạn có hài lòng về cuộc sống của mình?
  • 10 bí quyết cho Hạnh phúc

    25/10/2005Minh Thu1/2 mức độ hạnh phúc của bạn có thể được định hình ngay từ lúc bạn vừa mới chào đời, và thêm 10% nữa là do các hoàn cảnh khách quan quyết định. Có nghĩa là chúng ta còn tớ những 40% cơ hội để tự xoay sở hạnh phúc cho mình. Vậy thì tại sao chúng ta lại không bắt đầu năm bắt khả năng ngay từ bây giờ ? Và đây là 10 điều kiện mà mỗi chúng ta đều cần có được nhằm mưu cầu một hạnh phúc thực sự cho mình...
  • Bí quyết của hạnh phúc

    17/10/2005Nguyễn Thị Thùy MaiNhiều khi bạn nghĩ rằng phải dư dả mới có hạnh phúc thực sự. Ngược lại, cũng có người nghĩ rằng hạnh phúc chỉ tồn tại với các cặp vợ chồng thuở hàn vi… Tuy nhiên, hạnh phúc lại phụ thuộc rất nhiều vào cách sống hằng ngày, vào cảm giác, vào quan niệm của bạn về cách hưởng thụ cuộc sống...
  • Cách sống Thùy Trâm

    07/09/2005Nhà Văn Nguyên NgọcNhà văn Nguyên Ngọc - người với con mắt tinh đời và tình cảm yêu thương sâu nặng - nói về chất "lửa" trong cuốn nhật ký tình cờ tìm thấy trong đống tro tàn của cuộc chiến tranh...
  • Qua "Mãi mãi tuổi hai mươi" và "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" – nghĩ về văn hóa đọc

    07/09/2005Nguyễn HoàTheo tác giả Nguyễn Hòa, nếu coi Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thùy Trâm là hiện tượng cho thấy văn hóa đọc hình như chưa xuống cấp, thì phải chăng muốn lý giải vì sao người đọc thờ ơ với văn chương, trước hết phải đi tìm nguyên nhân từ người viết...
  • Khi nào bạn hạnh phúc?

    06/08/2005Giàu có không làm bạn tăng thêm hạnh phúc, nếu bạn không có nhiều tiền bằng người khác, hoặc ít có thời giờ dành cho giải trí hơn. Đó là kết luận từ một nghiên cứu mới về hạnh phúc của các chuyên gia phương Tây...
  • Bí mật của hạnh phúc (Hạt giống tâm hồn)

    02/08/2005Khi còn ở tuổi niên thiếu, dường như mọi người chúng ta thường nhìn nhận khái niệm hạnh phúc rất đơn giản - đó là đạt được những điều mình muốn. Khi bước vào cuộc sống, chúng ta thực sự đặt chân lên cuộc hành trình tự khẳng định mình, trải nghiệm, khám phá và đi tìm hạnh phúc cuộc sống.
  • 8 bí quyết hạnh phúc trong hôn nhân

    16/07/2005Lê Ngân
  • Hạnh phúc = Giàu có?

    07/07/2005Phương ĐôngTheo nghiên cứu của các nhà kinh tế và các chuyên gia về gia đình thì tiền bạc, tài sản và những yếu tố tài chính khác chỉ đem lại cho con người khoảng 15% hạnh phúc, phần còn lại bắt nguồn từ những nhân tố khác như thái độ sống, khả năng làm chủ cuộc sống và những mối quan hệ xung quanh...
  • Nguyễn Văn Thạc - Tình yêu và hạnh phúc

    06/07/2005Chưa đầy 20 tuổi, Nguyễn Văn Thạc khoác ba lô vào chiến trường, chỉ mười tháng tuổi quân, chàng sinh viên khoa Toán - Cơ, đại học Tổng hợp Hà Nội, từng là học sinh giỏi văn nhất miền Bắc một thời đã viết hàng trăm trang thư, nhật ký và nhiều bài thơ có giá trị về chuyện đời, chuyện người… Quãng thời gian ngắn ngủi ấy, Nguyễn Văn Thạc đã viết lên đời mình và mãi để lại cuộc sống này một dấu ấn đẹp về tình yêu và hạnh phúc...
  • Hàng cũ mang lại hạnh phúc!

    19/02/2004Với ông Lim, rác không hoàn toàn là phế thải vô dụng, chúng có thể mang lại hạnh phúc, niềm vui cho nhiều người, trong đó có ông
  • xem toàn bộ