Hạnh phúc rất đơn sơ…
Buổi sáng, mở tờ báo, mọi người chưng hửng, rồi tủm tỉm cười: Việt Nam mình hạnh phúc nhất Châu Á, xếp thứ 12 trên thế giới. Trong khi đó, Singapore - một "thần tượng” của mình lâu nay lại đứng hạng bét Châu Á và hạng thứ 131 của thế giới! Mỹ còn tệ hơn, hạng 150, rồi Anh 109, Pháp 129, Nhật 95 và Đức 85...Ai đó lên tiếng bên tách cà phê sáng vỉa hè Sài Gòn, giữa những ngày bão rớt, với dồn dập những tin động đất, lũ lụt, sóng thần, núi lửa, dịch bệnh, chiến tranh...: "Chẳng lẽ rồi đây mình sẽ phải phấn đấu... để giảm dần hạnh phúc xuống cho bằng với Singapore, rồi bằng với các nước Âu Mỹ khác”?
Kết quảđó chẳng phải chuyện đùa, mà là một công trình nghiên cứu nghiêm túc của Tổ chức NEF (New Economics Foundation of Anh).Họ đưa ra khái niệm Happy Planet lndex (HPI) – chỉsố hành tinh hạnh phúc cho một thế giới toàn cầu hóa, rồi tính toán để xếp loại 178 quốc gia trên thế giới theo tình trạng "hạnh phúc" của đất nước họ. Kết quả thật bất ngờ, hạnh phúc nhất thế giới lại là cư dân của một quần đảo nhỏ bé ở Nam Thái Bình Dương, nơi tràn ngập ánh nắng mặt trời và nước biển bốn mùa xanh trong là đảo Vanuatu.
Có chút gì đó "mỉa mai" chăng? Không đâu! Các nhà nghiên cứu NEF kết luận, một quốc gia không nhất thiết phải lớn, phải có
Họ đưa ra khái niệm well-being, sự sảng khoái, hạnh phúc, trong đó hạnh phúc của mỗi cá nhân phải là trung tâm của phát triển, phải dựa vào đó để đề ra những chính sách về kinh tế, xã hội, sử dụng tài nguyên sao cho hợp lý. Mỗi quốc gia đều phải có trách nhiệm bảo vệ quả đất này. Không phải cứ ỷgiàu, phóng vệ tinh tìm kiếm các hành tinh khác để di dân, lập ấp rồi sống chết mặc bay!
Nghiên cứu của NEF cho thấy trọng vòng 50 năm qua, không hề có sự gia tăng "hạnh phúc" ở người dân Anh và Mỹ - dù GPP của họ đã tăng gấp đôi ba lần, dù mức tiêu thụ năng lượng cũng tăng gấp nhiều lần. Theo cách tính toán của NEF, nếu ai cũng tiêu thụ như người dân Anh hiện nay thì phải có đến "3,1 trái đất"mới đủ tài nguyên để cung phụng! Đức và Mỹ có tỷ lệ người dân hạnh phúc ngang bằng nhau, trong khi Mỹ sử dụng tài nguyên gấp đôi Đức, chứng tỏ Đức hiệu quả còn Mỹ phung phí.Họ khuyến cáo người Anh cần có chính sách "thông minh hơn" và "xanh hơn"! Hiện nay, Anh quốc đã đưa môn "Hạnh phúc học" vào dạy thí điểm ở một số trường học rồi. Hình như con người càng chạy đua để hưởng thụ vật chất thì càng xa rời với hạnh phúc.
Một cuộc chạy đua như vậy thì không chỉ môi trường thiên nhiên bị hủy hoại, mà tâm hồn con người cũng sẽ bị tổn thương. Thỉnh thoảng, nghe đâu đó có một người giàu sụ , bỗng một hôm nổ súng vào đầu hoặc nhảy lầu tự sát, một số không ít người đang trên đỉnh vinh quang của tiền bạc, danh vọng lại đột ngột bỏ nhà đi, tìm một nơi rừng rú ở Miến Điện, Népal, Ấn Độ, Tây Tạng để...tu!
Các nhà nghiên cứu cho rằng cách tính
Trái lại, vì chạy theo phát triển kinh tế người ta sẵn sàng phá rừng, lấp biển, làm cho đá lở đất sụt, lũ quét, sóng thần, dịch bệnh... rồi đổ thừa cho thiên tai! Một số nơi đã thấy bắt đầu chặt hết cây xanh, trồng cây nhân tạo, làm núi giả, đá giả, hang động giả, để rồi sau đó mỗi người không chỉ trùm kín mặt với khẩu trang, mà còn phải đeo lủng lắng một cái bình dưỡng khí ở bên hông. Ở Nhật ngày nay, đã có người có sáng kiến bán những bình dưỡng khí nho nhỏ như vậy cho mọi người.
Từ hơn 30 năm nay, Bhutan, một quốc gia nhỏ bé dưới chân rặng Hy Mã Lạp Sơn đã kiên trì với chính sách: không dùng
Gần đây, các nhà khoa học còn đưa ra khái niệm GIH- Gross In-ternational Happiness, tổng hạnh phúc quốc tếtrong một thế giới toàn cầu hóa để mong đem hạnh phúc đến cho tất cả mọi người.
Cho nênNEF, với khái niệm HPIchỉsố hành tinh hạnh phúcđã đo đạc "hạnh phúc" các quốc gia trên thế giới, xếp Việt Nam mình vào hạng nhật Châu Á, hạng 12 thế giới chẳng phải đã là một tín hiệu đáng mừng - khi đất nước đang bước vào vận hội mới đồng thời cũng là một cảnh báo kịp thời cho chúng ta sao?
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchTôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)