Khi nào bạn hạnh phúc?

11:05 SA @ Thứ Bảy - 06 Tháng Tám, 2005

Giàu có không làm bạn tăng thêm hạnh phúc, nếu bạn không có nhiều tiền bằng người khác, hoặc ít có thời giờ dành cho giải trí hơn. Đó là kết luận từ một nghiên cứu mới về hạnh phúc của các chuyên gia phương Tây.

Mọi người trong chúng ta ai cũng thích được tăng lương và tăng thu nhập, nhưng một nghiên cứu mới nhất đã phát hiện rằng trong hơn nửa thế kỷ qua, khi các nền kinh tế phát triển hơn trước nhiều thì con người vẫn không có vẻ hạnh phúc hơn. Nói chung, người Mỹ, Nhật và châu Âu không hề hạnh phúc hơn so với những năm 1950. Phát hiện này khá bất ngờ, vì bất cứ ở thời điểm nào, người giàu bao giờ cũng nói là họ hạnh phúc hơn người nghèo. Có đến 37% số người giàu tại Mỹ tuyên bố họ hạnh phúc, trong khi chỉ có 16% số người nghèo cho biết như vậy. Thống kê này dễ dẫn con người đến suy nghĩ sai lầm là khi đất nước giàu có hơn và thu nhập tổng thể tăng, cả người giàu và người nghèo sẽ hạnh phúc hơn. Thực tế chứng minh đây là một kết luận sai lầm vì có một nghịch lý: một cá nhân sẽ hạnh phúc hơn khi giàu lên nhưng cả xã hội giàu lên thì chưa chắc xã hội đó đã hạnh phúc hơn.

Đầu năm nay, giáo sư kinh tế Richard Layard của Đại học Kinh tế London đã có một bài diễn giảng, trong đó sử dụng các yếu tố tâm lý, xã hội và một số yếu tố khác để cố lý giải nghịch lý trên và ông phát hiện ra một yếu tố quan trọng: con người có xu hướng điều chỉnh nhanh chóng đối với các thay đổi trong mức sống. Ông đặt tên cho yếu tố này là H (Habituation). Chính H đã làm cho tâm trạng hạnh phúc giảm nhanh theo thời gian. Ví dụ, cách đây 30 năm, một mức sống với lò sưởi ở giữa phòng khách được xem là xa xỉ và mang lại sự hãnh diện, hạnh phúc cho chủ nhân thì nay nó chỉ còn là tiện nghi cần thiết mà thôi, tính xa xỉ và tâm trạng hạnh phúc không còn nữa.

Một yếu tố quan trọng hơn là con người ngày càng có xu hướng so sánh tài sản của họ (hoặc thu nhập) với tài sản của người khác, vì vậy tiền bạc nhiều thôi không đủ đem lại hạnh phúc hơn mà số tiền này còn phải nhiều hơn tiền của người khác nữa. Phần lớn sinh viên Đại học Harvard nói thẳng rằng họ thà kiếm được 50.000 USD một năm, trong khi các bạn đồng học chỉ kiếm được phân nửa số đó, còn hơn là kiếm được 100.000 USD trong khi các bạn học khác kiếm được 200.000 USD. Câu trả lời này cho thấy yếu tố hơn thua có vai trò quyết định đối với sự mãn nguyện và hạnh phúc chứ không phải mức thu nhập.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy con người thường quan tâm đến tương quan giữa thu nhập của họ và thu nhập của người khác, hơn là thu nhập của bản thân. Dù kiếm được cả triệu USD một năm nhưng kém hơn bạn đồng học họ vẫn sẽ không lấy gì làm vui sướng. Vì vậy, niềm vui tăng lương sẽ biến mất khi họ biết một đồng nghiệp còn tăng lương nhiều hơn. Mổ xẻ vấn đề này để thấy: mọi nỗ lực của cá nhân để kiếm tiền nhiều hơn sẽ trở thành vô nghĩa nếu kết quả nỗ lực không bằng kẻ khác. Như vậy, sự không mãn nguyện này có nguyên nhân từ người thứ ba chứ không phải tự thân.

Tuy nhiên, có tiền và thành công hơn người khác vẫn chưa thể mang lại hạnh phúc, nếu thời giờ dành cho vui chơi giải trí ít hơn. Trong lĩnh vực giải trí, yếu tố so sánh nhường chỗ cho tổng thời gian dành cho việc này. Người ta hạnh phúc hơn khi được nghỉ ngơi nhiều hơn (4 tuần thay vì 2 tuần) mà không cần so sánh với số thời gian nghỉ của người khác.

Các lý thuyết kinh tế cho rằng thuế má đã làm cho người ta thích về nhà nghỉ ngơi hơn là làm việc thêm giờ và làm nản lòng những người có khát vọng được đề bạt bằng cách xả thân vì công việc. Nhưng Layard lại ủng hộ thuế má. Ông cho rằng con người ngày nay có xu hướng làm việc quá nhiều quên cả giải trí nên cần tăng mạnh thuế ở những người có thu nhập cao. Để tránh tâm lý so sánh về thu nhập dễ làm giảm hạnh phúc, Layard đề nghị tới hạn ngạch nào đó, số thu nhập thặng dư phải được đánh thuế 60%. Về vấn đề này, châu Âu đang đi trước Mỹ. Tại Mỹ, các công nhân được giữ lại nhiều tiền hơn từ việc làm ngoài giờ, vì vậy công nhân Mỹ làm việc nhiều giờ hơn công nhân châu Âu, lấn vào cả giờ giải trí. Trong 2 thập niên qua, tính bình quân số giờ làm việc hơi tăng ở Mỹ và giảm mạnh ở châu Âu. Trung bình, một công nhân châu Âu làm việc ít hơn công nhân Mỹ 15% thời gian. Người ta cho rằng mức thuế cao đã làm giảm năng lực cạnh tranh của châu Âu nhưng Layard lại có ý kiến khác: không phải là người châu Âu làm việc ít giờ mà là người Mỹ làm việc quá nhiều và chịu áp lực phải kiếm tiền bằng hoặc hơn người khác. Thuế cao ở châu Âu khuyến khích công nhân chọn giải trí hơn là làm việc ngoài giờ, nhờ vậy họ hạnh phúc hơn người Mỹ.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người

    04/06/2018Trích đoạn sau nằm trong tiểu thuyết Suối nguồn (The Fountainhead) của Ayn Rand, ở đó bà khắc hoạ chân dung, cuộc đấu tranh, và chiến thắng của những con người thực sự - người chỉ công nhận năng lực tư duy độc lập như động lực duy nhất cho hành vi cá nhân – với xã hội những người sống dựa vào ánh sáng của người khác...
  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Hạnh phúc: Điều quan trọng nhất trong cuộc sống

    24/09/2014Huỳnh Trúc“Điều quan trọng nhất trong cuộc sống? Nếu người ta hỏi một người trong cơn đói, đó sẽ là thực phẩm. Với một kẻ nào đang lạnh, đó sẽ là hơi ấm. Và nếu một ai đang cam chịu cô đơn, chắc chắn đó sẽ là sự gần gũi với người khác”.
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • Giá trị đích thực của lẽ sống tuổi trẻ VN

    07/09/2005Nguyên Tổng bí thư Lê Khả PhiêuNguyên Tổng bí thư LÊ KHẢ PHIÊU cho biết: "Khi trên báo Tuổi Trẻ trích đăng nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, tôi đã đọc, cắt và đóng lại theo tập. Sau đó, tôi chuyển cho vợ, các con và các cháu tôi cùng đọc. Vợ tôi nói “hay quá, cảm động quá”. Chuẩn bị chuyến đi công tác miền Trung khá dài ngày, tôi cứ Io sẽ không được đọc tiếp.Nhưng trước khi đi, tôi được tin nhà xuất bản đã cho in cả hai tập nhật ký của hai liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc...
  • Vì sao mà sống

    06/08/2005Con người nếu mất đi lý tưởng thì sẽ không thể sống vui vẻ được
  • Mục đích của cuộc sống

    04/08/2005Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc truy vấn mục đích của câu hỏi về mục đích của cuộc sống. Trong đầu con người nghĩ gì khi họ hỏi câu hỏi này. Việc hỏi nó là một hiện tượng đặc biệt con người. Những sinh vật khác chỉ tồn tại và cứ tiếp tục đuổi theo những mục đích tự nhiên của chúng một cách mù quáng – tiếp tục là một cái cây hay một con chim hay một tảng đá. ...
  • Về chuyện tiền bạc

    18/07/2005Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật iùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó.
    Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
  • Nguyễn Văn Thạc - Tình yêu và hạnh phúc

    06/07/2005Chưa đầy 20 tuổi, Nguyễn Văn Thạc khoác ba lô vào chiến trường, chỉ mười tháng tuổi quân, chàng sinh viên khoa Toán - Cơ, đại học Tổng hợp Hà Nội, từng là học sinh giỏi văn nhất miền Bắc một thời đã viết hàng trăm trang thư, nhật ký và nhiều bài thơ có giá trị về chuyện đời, chuyện người… Quãng thời gian ngắn ngủi ấy, Nguyễn Văn Thạc đã viết lên đời mình và mãi để lại cuộc sống này một dấu ấn đẹp về tình yêu và hạnh phúc...
  • xem toàn bộ