Những đức tính cần cho hạnh phúc hôn nhân
Yêu và được yêu là điều hạnh phúc nhất của con người. Song, vấn đề xây dựng và duy trì một tình yêu bền vững mới thật sự là quan trọng. Và điều này không thể thiếu trong một mái ấm hạnh phúc, gắn liền với đức tính của bạn. Đó là:
Sự chân thật Tình yêu đôi lứa có bền vững hay không, một phần không nhỏ phụ thuộc vào niềm tin của những người trong cuộc đối với người mình yêu. Liệu anh (cô ta) có thật sự yêu mình chân thành. Một lời dối trá, một cử chỉ không chân thật hay một hành động hoài nghi sẽ làm lung lay, rạn nứt niềm tin ở đối tác mà trước đó bạn đã dày công vun đắp. Tất cả sẽ bị nghi ngờ, cho dù sau đó bạn có thành thật bao nhiêu đi chăng nữa. Trong tình yêu, một sự lừa dối dù là vô hại nhất cũng có thể dẫn đến một bầu không khí ngột ngạt cho cả bạn và người phối ngẫu. Đối với dạng tình cảm đặc biệt này, và cả trong đời sống vợ chồng, không thể có niềm tin, nếu giữa hai người thiếu vắng sự chân thành. Và không có sự chân thành cũng sẽ không có tình yêu. Mặc dù sự thật có phũ phàng, có ê chề đến nhường nào chăng nữa, nhưng khi được thổ lộ một cách chân thành với sự hối lỗi muộn màng cũng được dễ dàng cảm thông và tha thứ. Dù rằng trong cuộc sống, đôi khi chúng ta cũng phải né tránh sự thật, song đối với đời sống vợ chồng, hạnh phúc chỉ có thể bền vững và phát triển tốt đẹp khi (và chỉ khi) hai người luôn bám chắc hai điều căn bản và hết sức thiết yếu: Niềm tin và sự chân thật. Lòng vị tha Trong cuộc sống thường nhật cũng như trong tình yêu, sự khoan hồng hoàn toàn không phải là điều đáng xấu hổ, mà ngược lại nó sẽ làm con người bạn đẹp lên rất nhiều. Dù rằng không phải ai cũng có thể dễ dàng tha thứ, đặc biệt là khi người đó bị xúc phạm một cách oan ức; song sự bao dung, độ lượng và lòng vị tha vẫn mãi mãi cần thiết đối với cuộc sống lứa đôi. Nó sẽ giúp tình cảm vợ chồng và nghĩa phu thê càng nồng đượm hơn sau những vấp váp tất yếu của cạm bẫy cuộc đời. Chất "tình" của bạn Đừng bao giờ ngộ nhận rằng đã là vợ chồng thì không cần phải bày tỏ tình cảm với nhau. Và cũng hết sức sai lầm khi cho rằng sự âu yếm hay những cử chỉ biểu cảm khác sẽ không còn quan trọng trong đời sống vợ chồng nữa. Ngược lại, bạn hãy thường xuyên tâm sự với vợ (hoặc chồng) bất cứ khi nào có thể với những thái độ biểu cảm từ quen thuộc đến mới lạ, nhằm làm cho cô (anh ta) biết rằng, tình thương yêu của bạn là rất mực. "...Hãy nói với anh rằng, em yêu anh ! Dù đã là vợ chồng, nhưng tất cả tình cảm em dành cho anh vẫn nồng đượm như thuở nào. Anh vẫn mãi là niềm tự hào của em và các con bằng hành động và cả lời nói nữa. Dù điều đó có làm em lúng túng, thì xin em cũng đừng lo ngại. Hãy thường xuyên nói và nói mãi với anh những lời yêu thương nồng cháy đó...". Sự san sẻ Đừng bao giờ coi những việc vợ (chồng) bạn phải làm là một bổn phận. Cần phải biết chia sẻ những công việc của nhau, từ nhỏ nhặt đến lớn lao, từ những chuyện vặt rất đỗi bình thường trong gia đình cho đến các công việc nơi công sở hay xã hội có tính quan trọng. Và cả niềm vui cũng như nỗi buồn của anh (cô ta) hãy coi như là của chính bạn vậy. Bạn sẽ được yêu và cũng sẽ nhận được hạnh phúc. Điều đó sẽ làm cho mối liên hệ giữa vợ chồng bạn gắn bó hơn. Vợ (chồng) bạn sẽ hạnh phúc biết nhường nào khi biết chắc rằng, cô (anh ta) được yêu và được tin cậy... Sự âu yếm Hơn bất cứ lúc nào, sự gần gũi hằng ngày cùng những cử chỉ ấu yếm rất cần đối với cuộc sống vợ chồng nhằm chứng tỏ tình yêu của bạn. Những hành vi biểu cảm và cử chỉ âu yếm sẽ mang lại nhiều điều thú vị, như chất xúc tác không thể thiếu trong một gia đình hạnh phúc. Khi người bạn đời không may đối diện với những điều phiền muộn, thì chính sự quan tâm chăm sóc cùng những cử chỉ âu yếm sẽ khiến nạn nhân sớm lấy được thăng bằng trong cuộc sống và có được sự tự tin hơn. Thật chẳng tốn kém tí nào khi bạn mở rộng vòng tay đón nhận tất cả từ người mình yêu thương. Song song tồn tại cùng những đức tính nêu trên, thì sự cảm thông và tôn trọng lẫn nhau cũng không thể xem nhẹ trong cuộc sống vợ chồng. Bạn hãy cố gắng từ bỏ thói ghen tuông bóng gió và lòng hẹp hòi, ích kỷ để cùng nhau góp phần tạo dựng một mái ấm hạnh phúc, lúc nào cũng rộn tiếng cười hạnh phúc. Bởi lẽ hạnh phúc thực sự không ở đâu xa mà nó luôn hiện hữu trong chính căn nhà bạn và phụ thuộc vào sự chủ động của chính bạn...
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu