Các nhà tâm lý học có thể giúp đỡ mọi người tìm thấy điều làm cho họ hạnh phúc
Tiền tài, xe hơi, nhà lầu – Con người làm việc vất vả để có được những thứ đó: Nhưng một khi có rồi, lập tức một số người cảm thấy nếu có nhiều tiền hơn, nếu có thêm chiếc xe hơi thứ hai hay nếu có thêm một ngôi nhà nghỉ mùa hè thì họ sẽ hạnh phúc hơn.
Tuy nhiên, theo GS.TS. M.Csikszentmihalyi - một nhà tâm lý học lớn của Mỹ - thì sự giàu có về vật chất không làm cho cuộc sống của con người hạnh phúc. Và, các nhà tâm lý học cần phải làm rõ xem điều gì làm cho con người hạnh phúc.
Trong bài phát biểu, tại cuộc họp thường niên của Hội Tâm lý học Mỹ được tổ chức tại San Francisco năm 1998, "Nếu như chúng ta giàu có như vậy, tại sao chúng ta không hạnh phúc?", M. Csikszentmihalyi đã đưa ra các lý do khiến con người bị lái vào những việc tích lũy vật chất khi chính điều đó không thực sự đem lại hạnh phúc cho họ. Ông cũng đưa ra các cách thức, mà qua đó, các nhà tâm lý học có thể giúp mọi người tìm thấy điều làm cho họ hạnh phúc. Ông nói: "Sự phòng ngừa bắt đầu bằng việc làm rõ câu hỏi: Phần nào của một cuộc đời là đáng sống?"
Là một giáo sư tâm lý học giáo dục của trường Đại học Tổng hợp Chicagô, M.Csikszentmihalyi đã dành hơn 30 năm để nghiên cứu vấn đề điều gì làm cho cuộc sống của con người có ý nghĩa và được thoả mãn. Kết quả cho ông thấy rằng một cuộc sống vật chất đầy đủ, không liên quan tới một cuộc sống tinh thần tốt đẹp. Trong một nghiên cứu gần đây của ông, tiến hành trên 1000 đối tượng là thiếu niên cũng đã cho thấy: Những thiếu niên thuộc các tầng lớp xã hội thấp kể về hạnh phúc nhiều nhất, còn những trẻ thuộc các gia đình có địa vị cao trong xã hội kể về hạnh Phúc ít nhất. ông cũng trích dẫn một nghiên cứu của David Myers (Gs.Ts. Tâm lý học tại Đại học Hy Vọng) và Edward Diener (Gs.Ts. Tâm lý học tại Đại học Tổng hợp lllinois: Urbana - Champaign), trong đó vạch rõ: Trong khi thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ tăng hơn gấp hai lần (tính từ giữa năm 1960 đến năm 1990) thì tỷ lệ những người cho rằng mình hạnh phúc lại sụt đi một cách đáng kể. Ông nói, mặc dù nghiên cứu cho thấy không có một mối quan hệ rõ ràng giữa sự giàu sang vật chất và sự hạnh phúc, song theo nhiều người, nhiều tiền vẫn ngang bằng với nhiều hạnh phúc. Trong một cuộc điều tra do trường Đại học Tổng hợp
- Thứ nhất, khi các nguồn lợi được phân phối không đồng đều thì con người thường so sánh bản thân mình với những người giàu có hơn dựa vào việc đánh giá số tiền mà họ có.
- Thứ hai, văn hoá ngày nay do sự thành đạt thông qua tiền bạc, chứ không phải thông qua các yếu tố như "lòng yêu nước”, hay "tinh thần công dân" là những yếu tố đã từng được đánh giá cao hơn.
- Thứ ba, con người không bao giờ hoả mãn với số tiền mà họ có, dù là bao nhiêu đi nữa. Khi đã đạt được một mục đích vật chất nào đó, họ tiếp tục tin rằng nếu đạt được một mức cao hơn, họ sẽ hạnh phúc hơn.
- Thứ tư, có nhiều người hầu như dành toàn bộ thời gian của mình nhằm theo đuổi những mục đích vật chất. Họ dành thời gian cho những mục đích khác cũng rất cần thiết cho sự thoả mãn cuộc sống như tình bạn, tình yêu, âm nhạc, thể thao và văn học nghệ thuật.
Theo .M. Csikszentmihalyi, các chiến lược quảng cáo cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự theo đuổi mục đích vật chất của chúng ta. ông nói- "Có quá nhiều tổ chức được hưởng lợi từ chỗ làm cho chúng ta tin rằng, nếu chúng ta có một chiếc đồng hồ "xịn" hay nếu chúng ta được hưởng một nền giáo dục "xịn" là hoàn toàn chứng tỏ những cơ hội sống hạnh phúc của chúng ta".
Một trong những đòi hỏi quan trọng nhất mà các nhà tâm lý học phải đối mặt là làm sao giúp cho mọi người tìm được những sự lựa chọn trước sự giàu có về vật chất để đưa họ đến với những cuộc đời đáng sống hơn. Ông nói, nếu lý lẽ chủ yếu của nghề nghiệp chúng ta là giúp làm giảm bớt nỗi đau đớn về tinh thần... thì chúng ta nên cố gắng ngăn ngừa sự vỡ mộng mà con người gặp phải một khi họ cảm thấy rằng, họ đã phung phí cuộc đời của mình trong cuộc vật lộn để đạt được những mục đích, mà trên thực tế, chúng không làm cho cuộc sống của họ được thoả mãn. Trong khi khái niệm về hạnh phúc còn tiến triển chậm như vậy, tâm lý học cần phải cung cấp các cách lựa chọn khác nhau trước những mục đích vật chất để chúng có thể làm cho đời sống của con người được thoả mãn hơn. M. Csikszentmihalyi viện dẫn ra một loạt lý thuyết như: Lý thuyết "Tự hiện thực hoá" của Abraham Maslow, lý thuyết "Học lạc quan" của Martin E.P.Seligman và lý thuyết "Flow" của riêng ông như là những ví dụ đầu tiên. Ông giải thích "Flow" là một trạng thái tập trung sâu, xuất hiện khi con người phải đương đầu với những mục tiêu, mà những mục tiêu đó đòi hỏi một sự ràng buộc và sự tập trung cao độ.
Bằng việc nghiên cứu cuộc đời của hàng ngàn con người cụ thể, M. Csikszentmihalyi đã thấy rằng: Hạnh phúc của một người phụ thuộc rất nhiều vào chỗ anh ta (hay chị ta) có khả năng biến "Flow" thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống của mình hay không. ông nói, việc yêu cầu các nhà tâm lý học xác định xem điều gì làm nảy sinh hạnh phúc chỉ là một sự lặp lại cái điều mà một nhà triết học vĩ đại đã có lần khẳng định: "25 thế kỷ trước, Platon đã viết rằng, mục tiêu cấp bách nhất đối với các nhà giáo dục là dạy cho lớp trẻ tìm thấy niềm vui trong những sự việc đúng đắn. Ngày nay, mục tiêu này là một phần trách nhiệm của chúng ta".
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015