Hạnh phúc vẫn hơn là “cái đúng”

08:14 SA @ Thứ Năm - 20 Tháng Mười, 2005

Thước đo để đánh giá chất lượng ứng xử của một người không phải là nói đúng, mà là hiệu quả của lời nói hay không. Ngay cả khi bạn đúng mười mươi và người khác sai hoàn toàn thì chứng minh cho cái đúng của mình thắng thế vẫn rất khó khăn. Để có cuộc sồng nhẹ nhàng, thoải mái, mọi quyển sách tâm lý đều khuyên chúng ta hãy gạt qua một bên việc làm cho người khác thấy là họ sai và ta đúng, tránh được những tranh luận không cần thiết.

Tuy nhiên, trong gia đình thì tình hình lại không được dễ dàng giải quyết như thế. Đàn ông vốn thích chứng tỏ mình đúng và rất ghét bị chỉ cho biết trước sai lầm có thể gặp phải, nhất là từ những người phụ thuộc vào mình. Trong khi đó, với bản năng của người nuôi dưỡng thế hệ kế tiếp phữ nữ lại thích chỉnh sửa hoặc hướng dẫn để "đối tượng của họ" phát triển theo một quy cách nào đó.

Việc chung sống của hai phái dường như đã chứa đựng mâu thuẫn có tính di truyền khi cả hai bên đều có nhu cầu về cái đúng. Khoa học còn phát hiện tâm lý con người hiện đại có khuynh hướng tập trung vào "nửa còn lại của mình" hơn là vào chính mình, đơn giản vì đó là tình yêu! Tình yêu quyết định ai là "một nửa" của ai, cũng là nguyên nhân làm phát sinh và điều khiến một khuynh hướng sai, khiến người ta tìm cách tránh cho "nửa của mình" những cái sai càng nhiều càng tốt, để được thành công và hạnh phúc. Vì thế, người ta hăng hái đưa ra những lời khuyên và giải pháp (dù không được yêu thì cầu!) cố gắng chứng minh với người bạn đời của mình là nên làm theo những gì họ đề xuất để không sai lầm nữa.

Nhưng tình cảm ít nhiều xuất phát từ "cảm giác sở hữu” khác trong quan hệ gia đình như cha mẹ với con cái chẳng hạn, cũng dễ khiến người ta làm theo khuynh hướng này. Vì vậy, một cách vô thức, gia đình trở thành môi trường mà tính đúng sai đôi lúc được chứng minh theo kiểu nếu chồng đúng thì vợ sai, hoặc ngượclại nếu cha đúng thì con cái sai (nhưng không có chiều ngược lại!!??). Một người cha là luật sư nổi tiếng, quen ăn mặc nghiêm túc, nói năng thân trọng, quan điểm sống rõ ràng hẳn sẽ có quyền và nắm cái đúng để chỉnh sửa cậu con trai 16 tuổi chỉ khoái mặc đồ hip-hop và sống với thái độ "tới đâu hay tới đó". Người chồng là kiến trúc sư, có khiếu thẩm mỹ, tất nhiên phải thuộc loại có trình độ. Theo anh, sử dụng chất liệu vải màu trơn trong trang phục đi làm thì vừa nhã nhặn, vừa sang trọng. Anh tỏ ra bất mãn với tủ quần áo "hoa lớn, hoa nhỏ" của vợ anh. Một lần cô vợ "mang" về được một bộ trang phục sặc sỡ thích thú mặc vào, xoay qua xoay lại ngắm nghía trước gương thì anh ta lại thở ra, cố giữ giọng nhẹ nhàng nhất, bảo: “Nói đúng mà sao em không nghe, quần áo bông hoa mau quê lắm!” Ngay cả một cặp rất hiểu nhau cũng vẫn lục đục chuyện đúng sai. Người chồng đam mê kinh doanh xuất bản, còn người vợ rất hiểu mọi quyết đinh đầu tư của chồng đều dựa vào duy nhất mỗi giác quan đặc biệt mà anh ta vẫn nói là "khả năng ngửi được sách". Thực tế có quyển anh in ra "thắng đậm", có quyển anh "thua đau" ra trò. Với những ấn phẩm "thua", vợ anh đã "cảnh báo" trước, nhưng anh vẫn muốn chứng minh khả năng "ngửi" sách chính xác của mình. Lúc lâm vào tình thế quá khó khăn, và anh sốt ruột đề nghị giải pháp cứu vãn anh đành phải nhượng bộ trong sự khó chịu.

Xem ra, con người khá là tham lam, luôn vừa muốn mình đúng, vừa muốn hạnh phúc. Đôi lúc hai điều này triệt tiêu nhau: cậu bé chịu bỏ đồ hip-hop, ăn mặc cho vừa mắt, cha mẹ liệu có là đứa con sống hạnh phúc hay không? Quan niệm màu sắc của người chồng dù chắc là đúng, nhưng cô vợ xịu mặt mất hết cả vui. Nói chung, nếu người bạn đời hoặc con cái của chúng ta thay đổi để trở lên “đúng” (thật ra là đúng như ý chúng ta), tránh được sai lầm chăng nữa mà họ không thoải mái hoặc không còn là chính họ, thì “đúng” cũng trở thành “sai”, nếu đối chiếu với đích cuối cùng là hạnh phúc.

Trong gia đình, làm cho mình và các thành viên khác hạnh phúc hơn mới là đúng nhất! Điều đó không có nghĩa là chúng ta nên tránh né mọi cuộc tranh luận, hay ngoan ngoãn đi theo sự dẫn dắt của người bạn đời, hày chiều chuộng mọi sở thích của con cái. Đúng hơn, nó có nghĩa là sự chọn lựa thái độ: thái độ tranh luận tích cực, thái độ biết sống độc lập trong không gian của riêng mình trong một cuộc sống chung, thái độ lạc quan tin tưởng mọi thành viên trong nhà và phân biệt được đâu là vấn đề cần quan tâm và bỏ qua tiểu tiết.

Thay vì buông ra những câu ngán ngẩm, ông chồng muốn thay đổi thẩm mỹ thời trang cho vợ một cách tế nhị thông minh thì có thể dí dỏm, khôi hài một chút: “Nào fan hâm mộ phim Hàn Quốc, thử để ý cách ăn mặc của các cô trong phim xem màu nào đẹp nhất, anh sẽ tìm mua tặng em ngay!”.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 6 bước để có gia đình bền vững

    25/11/2016Lê NgânMọi vinh quang của cá nhân sẽ không thể được nói là trọn vẹn nếu đằng sau đó không phải là một “hậu phương” vững chắc. Hơn hết thảy, xây dựng một gia đình bền vững vẫn nên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi người.
  • Nguồn gốc của hạnh phúc và bất hạnh

    20/03/2016Trong cuộc sống, mọi người đều có thể cùng nhau vun đắp hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cặp nam nữ nào cũng có thể chung sống đến đầu bạc răng long. Hôn nhân trong cuộc sống hiện đại là một thử thách lớn cho hai người trưởng thành...
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Lịch sử phát triển chủ nghĩa cá nhân trong thế kỷ 21

    03/11/2015Nguyễn Hào Hải, Trưởng phòng Triết học Pháp, Viện Triết học...sự bùng phát mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong thời đại ánh sáng chủ yếu vẫn nằm ở khuôn khổ của cuộc cách mạng tư tưởng. Nói rõ hơn, nó vẫn nằm ở mặt lý luận hơn là đã thực hiện trong đời sống hiện thực, nghĩa là vẫn nằm trong giai đoạn trừu tượng, trong sự sôi nổi, sự cuồng nhiệt chủ yếu diễn ra ở khâu lý luận, học thuật của các triết gia kiệt xuất phương Tây....
  • Tại Minh Minh Đức

    16/07/2015Thuỷ ThiênNhiều vấn đề bức xúc, nhiều chuyện vướng mắc, nhiều lệch lạc... Đó là những gì có thể thấy qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chung quy lại là chuyện quản lý. Quản lý kém hay không biết quản lý? Nguyên nhân ở đâu? Tại không biết quản lý, tại không có kiến thức, hay tại không có ý thức?
  • Nghịch lý CIO: Làm sao để vừa thành công vừa Hạnh phúc?

    25/10/2014Minh Anh dịch, Megan SantosusKhi nói về nghề giám đốc công nghệ thông tin (CIO), người ta nghĩ đến dạng người gần như độc tưởng - luôn đi sớm về khuya, cống hiến bản thân cho công việc, không có thời gian để tạo sự thăng bằng trong cuộc sống...
  • Chuyện tình yêu và lý trí

    23/07/2014Ngày xửa ngày xưa, trước khi loài người xuất hiện, đức hạnh và những thói xấu sống lơ lửng xung quanh nhau và cuộc sống đối với chúng vô cùng chán nản khi chẳng tìm thấy việc gì đó để làm...
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • Bí quyết của hạnh phúc

    17/10/2005Nguyễn Thị Thùy MaiNhiều khi bạn nghĩ rằng phải dư dả mới có hạnh phúc thực sự. Ngược lại, cũng có người nghĩ rằng hạnh phúc chỉ tồn tại với các cặp vợ chồng thuở hàn vi… Tuy nhiên, hạnh phúc lại phụ thuộc rất nhiều vào cách sống hằng ngày, vào cảm giác, vào quan niệm của bạn về cách hưởng thụ cuộc sống...
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • Cuộc sống vợ chồng: Đừng để thiếu những cuộc hẹn hò

    16/07/2005Hoàng NamThử nhớ xem, lần cuối cùng bạn có cuộc hẹn với chồng hay vợ mình là khi nào? Nếu câu trả lời là không thể nhớ được vì nó đã quá lâu thì bạn cần có sự điều chỉnh lại.
  • Xung đột giữa lý trí và tình cảm

    24/08/2005Cảm xúc, như từ ngữ cho thấy, làm lay động chúng ta. Sợ hãi, giận dữ, yêu thương, và vui vẻ gây xáo trộn chúng ta từ bên trong và thường khiến chúng ta hành động hướng ra bên ngoài. Sự mãnh liệt, kích thích, và xung lực dẫn tới hành động này tương phản sâu sắc với sự vô tư, cân bằng, và điềm tĩnh gắn với lý trí. Các tác gia vĩ đại trong truyền thống của chúng ta bàn về sự tương phản này và đề xuất những lý thuyết khác nhau về các vai trò đích xác của lý trí và tình cảm trong đời sống con người. ...
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • xem toàn bộ