Nền tảng cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc

11:44 SA @ Chủ Nhật - 01 Tháng Mười, 2006

Bạn và chồng/vợ đã quyết định chung sống lâu dài, do đó hãy hoạch định những gì bạn cần thực hiện để cuộc sống hôn nhân được viên mãn.

1. Quyết tâm gắn bó bên nhau suốt đời

Mỗi khi tranh cãi, giận dữ, mệt mỏi hay chán nản, hãy nói với người bạn đời của bạn rằng: “Chúng ta sẽ cùng sánh bước bên nhau trong suốt cuộc đời này. Anh và em hãy cùng nhau vượt qua khó khăn vì phía trước là hạnh phúc mà cả hai chúng ta cùng mong mỏi. Chúng ta hãy nỗ lực hơn nữa vì một cuộc hôn nhân hạnh phúc.”

2. Nỗ lực không ngừng

Cần phải nỗ lực không ngừng trong hôn nhân. Một cuộc hôn nhân hạnh phúc không tự nhiên xuất hiện sau lễ cưới mà cần có bàn tay vun trồng và chăm sóc hàng ngày của cả hai vợ chồng. Hãy đề ra mục tiêu phấn đấu cho cuộc hôn nhân của bạn, chẳng hạn như:

Mỗi ngày tôi sẽ thêm gắn bó với chồng/vợ của mình.
Mỗi ngày tôi sẽ làm cho chồng/vợ của mình hạnh phúc.
Mỗi ngày tôi sẽ dành thời gian trò chuyện với chồng/vợ của mình.
Mỗi ngày tôi sẽ làm cho chồng/vợ của mình cảm thấy thật đặc biệt.
Mỗi ngày tôi sẽ làm cho chồng/vợ của mình cảm thấy tôi là người hạnh phúc trên thế gian này khi được chia sẻ cuộc sống gia đình với anh ấy/cô ấy.
Mỗi ngày tôi sẽ đỡ đần gánh nặng cuộc sống với chồng/vợ của mình.
Mỗi ngày, tôi sẽ...

Để hôn nhân luôn hạnh phúc, bạn phải đặt hôn nhân ở vị trí cao nhất trong cuộc đời bạn. Hãy nỗ lực và vận dụng trí óc của mình cho cuộc sống hôn nhân nhiều hơn công việc làm, cũng như các mối quan hệ xã hội khác. Bạn sẽ nhận ra thành công trong hôn nhân sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong các mục tiêu khác của cuộc sống. Không chăm chút cuộc sống hôn nhân để tập trung vào những thứ khác cuối cùng không những sẽ phá vỡ cuộc sống gia đình của bạn mà khiến các mục tiêu khác trong cuộc đời bạn trở nên lộn xộn, chẳng đâu vào đâu.

3. Sự gắn bó tình cảm giữa hai vợ chồng

Định nghĩa của sự gắn bó tình cảm giữa hai vợ chồng là không ngừng làm cho người bạn đời cảm thấy anh ấy/cô ấy là nhân tố quan trọng nhất trong cuộc đời bạn; đây là chìa khóa để mở ra cánh cửa hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân.

Hôn nhân cũng tựa như một tài khoản ngân hàng mà tiền bạc là những cảm xúc và việc làm cho người bạn đời cảm giác hạnh phúc, được yêu, sung sướng và được tôn trọng được ví như tiền gởi vào. Ngược lại, những cảm xúc xa cách, không hài lòng, lãnh đạm, cảm giác mình chỉ là hạng thứ, không được tôn trọng và bị chỉ trích, lại giống như tiền rút ra. Một cuộc hôn nhân hạnh phúc sẽ là một tài khoản với thật nhiều “tiền gởi vào”.

Làm thế nào để tạo ra sự gắn bó tình cảm? Chỉ số Gắn bó Tình cảm (Emotional Intimacy Quotient) được đo bằng: (Sự biết ơn + Tình yêu) x Mức độ Giao tiếp giữa hai vợ chồng.

Sự biết ơn thể hiện qua việc bạn ghi nhận những điều tốt do chồng/vợ của mình mang lại. Tình yêu là cảm xúc khi bạn đánh giá cao những đức tính, những phẩm chất mang tính tích cực của chồng/vợ của mình. Mỗi ngày, hãy thể hiện bằng lời nói cũng như hành động rằng bạn luôn muốn cảm ơn và luôn yêu thương chồng/vợ của mình; như thế bạn đã tạo ra được sự gắn bó tình cảm giữa hai vợ chồng.

4. Bộc lộ về con người thật của bạn

Bạn cần phải bộc lộ những gì còn che dấu trong bạn nếu muốn có được sự gắn bó tình cảm thật sự với người bạn đời của mình. Không thể có được sự gắn bó tình cảm khi bạn không thật lòng với anh ấy/cô ấy. Hôn nhân sẽ thật sự gắn bó khi bạn không phải trốn tránh chính bản thân mình, không phải trốn tránh nỗi sợ hãi, cảm giác bất an, lo lắng đang tồn tại trong bạn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo dục gia đình - những thách đố mới

    13/03/2017Nguyễn KiênKhông thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó...
  • 6 bước để có gia đình bền vững

    25/11/2016Lê NgânMọi vinh quang của cá nhân sẽ không thể được nói là trọn vẹn nếu đằng sau đó không phải là một “hậu phương” vững chắc. Hơn hết thảy, xây dựng một gia đình bền vững vẫn nên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi người.
  • Gia đình thời @

    16/09/2006Thủy Hương
  • Quy mô gia đình ở Việt Nam đang thu nhỏ

    29/07/2006Trình độ kinh tế xã hội phát triển, sự giao thoa hội nhập với nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới, cùng với nhịp độ của công cuộc hiện đại hoá, công nghịêp hoá đất nước ngày càng nhanh chóng đã và đang tác động đến quy mô và nếp sống của gia đình Việt Nam...
  • Gia đình, họ hàng, một cái nhìn còn bỏ ngỏ

    10/07/2006Nguyễn Quang ThânTrong nhiều nămgần đây, người Việt có khuynh hướng quay trở về với gia đình, họ hàng, mộ tổ tiên, làngxóm và quê hương như để bù lại là năm tháng xao lãng. Nhà văn hóa Phan Ngọc có nhận xét lạc quan: "Đây là một tập quán hay, nó giáo dục con người phải sống xứng đáng với cha ông, từng người một rời khỏi cương vị xã hội, quay trở về với cương vị thành viên của dòng họ”...
  • Bảo vệ gia đình trong thế giới online

    06/07/2006Triệu Tú Vân (tổng hợp)Những đứa trẻ lớn lên trong thời đại Internet đều không xa lạ với những ngôn từ đặc trưng của thế hệ @: Bluetooth, ipods, MSN, lướt web, chat, webcam...
  • Xây dựng hạnh phúc gia đình qua những bữa cơm hàng ngày

    05/04/2006Lê Thi (GS, Trung tâm nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ)Hạnh phúc gia đình được thể hiện qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong đời thường, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi...
  • "Điều hòa nhiệt độ" gia đình

    13/03/2006Là đàn ông, bạn không những phải thành đạt ngoài xã hội mà còn phải học cách cai trị "vương quốc" nho nhỏ của bạn nữa. Vương quốc mà trong đó chỉ có hai người cai trị và hai nô lệ. Thế giới ấy có bình yên hay không cũng có 50% trách nhiệm thuộc về bạn.
  • Những đức tính cần cho hạnh phúc hôn nhân

    30/12/2005Hoàng NamYêu và được yêu là điều hạnh phúc nhất của con người. Song, vấn đề xây dựng và duy trì một tình yêu bền vững mới thật sự là quan trọng. Và điều này không thể thiếu trong một mái ấm hạnh phúc, gắn liền với đức tính của bạn.
  • Cảm nhận gia đình

    24/08/2005Tương LaiCó những giá trị vĩnh hằng, nhưng không phải bất cứ lúc nào người ta cũng cảm nhận đầy đủ về nó. Nhưng rồi trong những bối ảnh nào đó, tự nhiên giá trị ấy lại nổi trội hẳn lên, cuốn hút và vẫy gợi sức chủ ý của toàn xã hội. Gia đình, giá tri vĩnh hằng của gia đình đang có súc cuốn hút và vẫy gọi ấy đang hiện diện như một môi trường cần được chăm sóc gây dựng thế nào để không khí mà các thế hệ sống trong đó được hít thở là trong lành và là dưỡng chất cho đời sống vật chất, nhất là đời sống tinh thần, tình cảm của mọi thành viên...
  • Quản lý chi tiêu trong gia đình

    28/07/2005Nói chuyện về tiền bạc sẽ dễ dàng hơn nếu vợ chồng thỏa thuận về những vấn đề ưu tiên. Nhưng đôi khi việc thoả thuận về những vấn đề ưu tiên cũng khó khăn vì thói quen sử dụng tiền bạc đã được hình thành từ lâu mà không dễ gì thay đổi.
  • 8 bí quyết hạnh phúc trong hôn nhân

    16/07/2005Lê Ngân
  • Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo

    04/07/2005Một gia đình thực sự là gì? Với Tiến sĩ Philip Mc Graw, ông tin rằng gia đình phải là trung tâm, là giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuốn sách "Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo", ông sẽ chỉ ra cho chúng ta những vấn đề phức tạp của cuộc sống gia đình, những vấn đề mà có thể chúng ta đã chưa bao giờ nhận thức được một cách rõ ràng...
  • xem toàn bộ