Nghịch lý CIO: Làm sao để vừa thành công vừa Hạnh phúc?
Giống “người” hay “chuột” ?
Hằng năm, những doanh nhân thành công thường tự nhủ rằng họ phải quan tâm hơn đến cuộc sống riêng tư, gia đình, thế giới bao la bên ngoài bốn bức tường văn phòng. Nhưng chỉ vài tuần, những kế hoạch tưởng như hoàn hảo này lại bị phá sản. Chẳng khó khăn gì để đi tìm nguyên nhân của vấn đề.
Làm CIO có thể rất thú vị, hấp dẫn mặc dù có phải đối mặt với những gian truân, thử thách. Công nghệ thông tin (CNTT) là nhân tố kích thích gia tăng năng suất, đổi mới và CIO đóng vai trò trọng tâm. Và đi kèm theo đó là những cạm bẫy như văn phòng làm việc khang trang, mức lương sáu con số, tiền thưởng cuối năm, hoặc quyền sở hữu cổ phiếu và có thể là chuyến du lịch, một hoặc hai lần trong năm, kết hợp hội nghị tại một nơi lý tưởng.
Tuy nhiên, thông thường những thứ làm cho nghề nghiệp của bạn chói sáng bao giờ cũng đòi hỏi bạn phải hy sinh cuộc sống riêng tư. Nhưng cái gì sẽ xảy ra nếu định nghĩa về sự thành công mà trong đó không bao hàm bất cứ cái gì khác ngoài công việc biến đổi cuộc đời của bạn thành một trò chơi ghép hình mà trong đó lại thiếu những miếng ghép có tính quyết định?
Laura Nash và Howard Stevenson, đồng tác giả cuốn sách Just Enough, đã trình bày những quan điểm làm đảo lộn những ý niệm truyền thống về sự thành công. Cơ sở lập luận của sách là có quá nhiều doanh nhân đưa tất cả các ý niệm thành công của họ vào một cái giỏ chuyên môn. Nếu làm như vậy thì vô hình trung họ tự đặt bản thân vào tình huống giống như con chuột bạch chạy vòng quanh bánh xe không ngơi; tức là, phải đạt được nhiều danh vọng hơn, kiếm được nhiều tiền hơn, nhiều hợp đồng hơn. Cho dù họ đạt được nhiều đến mấy, họ vẫn cứ tiếp tục làm để đạt được nhiều hơn nữa, như thể bị mắc trong vòng quay kế tiếp của cái bánh xe.
Vì thế họ tiếp tục chạy.
Thành công không phải là mỹ nữ.
Tại sao cuộc rượt đuổi không có hồi kết thúc? Bởi vì sự thành công đã được đẩy lên một mức quá cao đến nỗi không thể biến nó thành hiện thực. Chúng ta có thể gán tội cho sự bùng nổ CNTT đã tạo cơ hội cho những kẻ bạo gan làm giàu chỉ trong nháy mắt. Cũng có thể nền văn hóa tôn vinh danh tiếng làm cho các CIO trở thành những á thần không hơn không kém, có mức độ ảnh hưởn cao. Những phần thưởng tài chính mà họ giành được luôn được quảng bá, ngợi ca, và đó dược xem như là chuẩn mực cho những ai có tham vọng.
Quyển Just Enough cho rằng kiểu thành công này biểu lộ sự hời hợt, rỗng tuếch. Như hai tác giả đã trình bày, thành công không chỉ là tranh giành những phần thưởng về mặt tài chính hoặc những chức vụ cao hơn trong công ty. Họ cho rằng có bốn loại thành công và chúng có tầm quan trọng ngang nhau. Một là hạnh phúc (hài lòng với cuộc sống), hai là thành tích (đạt được những mục tiêu đáng khâm phục), ba là ý nghĩa (làm cái gì đó có tác động tích cực đến bạn bè, đồng nghiệp, gia đình), và bốn là tài sản kế thừa (những giá trị và thành tựu được sử dụng vào mục đích tốt để tạo điều kiện cho người khác thành công trong tương lai).
Trong toàn bộ quyển sách, hai tác giả nhấn mạnh đến sự thành công toàn diện, không phải chỉ có công việc và tiền bạc. Chỉ đơn thuần cạnh tranh vì công việc và tiền bạc làm cho bạn hao hơi tổn sức cũng như sự quan tâm cần có để giữ mối quan hệ tốt với gia đình, để tìm thú riêng mới hoặc thậm chí đối với nhiều CIO, để được hạnh phúc. Hoặc làm một chuyến du lịch mà bạn đáng được hưởng
Muốn đạt được sự cân bằng, phải biết sắp xếp
Có rất nhiều sách viết về sự cân bằng. Quyển Just Enough thì khác, vì nó thừa nhận rằng đạt được sự cân bằng không dễ tí nào. Cân bằng không có nghĩa dẹp sang một bên công việc nào đó để tập trung cho một công việc khác, mà là dịch chuyển qua lại giữa các loại công việc, sắp xếp chúng và đưa ra hàng loạt quyết định trong suốt cuộc đời. Hãy đặt những câu hỏi đại loại như “Cái gì đang đòi hỏi sự quan tâm của tôi ?”, “Nếu tôi tập trung vào đây thì khi nào cần tập trung và bao giờ sẽ hoàn thành công việc ?” Vấn đề không đơn thuần là bỏ việc này để làm việc khác.
Rời văn phòng sớm để về vời con cái (quan tâm đến ý nghĩa) hay đi nhờ xe lòng vòng quanh thế giới (nếu nó làm bạn hạnh phúc) sẽ không giúp bạn hoàn thành ô ghép, giữ cân bằng trong cuộc sống trừ khi những việc này cũng mang lại thành tích và để lại một tài sản kế thừa mà bạn có thể tự hào.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự Lập