Phải “ra biển” như thế nào?

09:05 CH @ Thứ Ba - 06 Tháng Sáu, 2006

Đó là câu hỏi chúng tôi đặt ra giữa tang thương của cơn bão số 1 (khiến 18 tàu bị chìm và mất tích, 246 ngư dân bị chết, trong đó chỉ tìm thấy 20 thi thể). Trả lời cho câu hỏi này trước tiên là của ngành thủy sản. Bởi chỉ có họ mới nắm được các "công dân” của ngành mình đang hoạt động ở đâu, trên những phương tiện như thế nào, và cần đầu tư, hỗ trợ những gì.

PGS. TS Nguyễn Chu Hồi, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (Bô Thủy sản) đã thẳng thắn trao đổi với Thể thao & Văn hóavề vấn đề này. Ông Hồi cho biết: Tổng số tàu đánh bắt xa bờ tính đến gần đây là 10.000 tàu. Nhưng hầu hết đều là tàu gỗ, máy tàu phần lớn đã cũ, có những tàu (nhất là tàu đánh bắt ven bờ) còn sử dụng mấy ôtô vận tải cũ để lấp. Kết quả điều tra gần đây cho thấy, lúc tàu xa bờ lắp máy cũ chiếm tới trên 88%.

Còn các trang bịkhác thìsao, thưa ông?

Trang bị của các tàu xa bờ, phần lớn là chưa đầy đủ. Chính vì thế cho nên hiệu quả khai thác hạn chế, đặc biệt là chưa đảm bảo an toàn cho sản xuất. Hầu hết các tàu đánh cá chỉ có hầm chứa nước đá và muối, chưa đạt được tiêu chuẩn cách nhiệt, chưa có hệ thống bảo quản lạnh, tóm lại trong nghệ sau thu hoạch còn kém Hơn nữa, phần lớn các tàu này đều có két chứa dầu và nước ngọt rất nhỏ, không đủ để hoạt động dài ngày trên biển. Nhìn chung chỉ đi được khoảng thời gian là 1 tháng, trung bình là 2 tuần.

Vâng, trongcơn bão vừa qua, cũng đã có những tàu không thể ứng cứu tàu bạn vì hết nhiên liệu. Tàu chỉ chạy 3- 4 hải lý/ 1giờ, tốc độ đó có phải là chậm?

Tàu được trang bị lạc hậu nên tốc độ vận hành trên biển nhìn chung là hạn chế. So vớicác nước, tôi nghĩ chắc là lạc hậu từ 5-10 lần cũng nên. Hay so với các nước láng giềng, như các tàu cá, tàu kiểm ngư của Trung Quốc được trang bị rất tốt. Thế kỷ XXI, công nghệ trên biển rất hiện đại. Còn ở ta vì nhiều lý do khác nhau, đặc biệt là đầu tư dàn trảikhông đồng bộ nên đoàn tàu ra khơi chưa được hiện đại hóa?

Thế còn những tàu được đầu tư hoàn cải đóngmới theo chương trình đánh bắt xa bờ tốn kém vừa qua thì sao?

Ta mớichỉ quan tâm đến độ lớn của mã lực để ra khơi, chứ chưa thực sự quan tâm đến tiêu chí hiện đại. Nhiều tàu đóng xong không ra được biển vì không đảm bảo quy cách kỹ thuật dù vẫn có độ lớn. Có tàu đảm bảo được nhưng người đóng tàu ngay từ lúc vay vốn đã không có ý định ra biển mà chỉ để tiếp cận với dự án, thế là đủ rồi...

Chưa bao giờ có chương trình đánh bắt xa bờ?

Thưa ông!Khi tôi định đặt câuhỏi với ông về tiềm năng của hoạt động đánh bắt xa bờ, thì ngay lập tức "đụng" phảibê bối của chương trình đánh bắt xabờ vừa qua?

Tôi có thể khẳng định rằng cho đến nay chúng ta chưa có chương trình đánh cá xa bờ, mà mớicó chương trình cho vay vốn để đóng tàu đánh bắt xa bờ mà thôi. Chính vì những bất cập của chương trình "cho vay vốn" đó mà dư luận luôn hiểu nhầm, thậm chí có thành kiến với hoạt động đánh bắt xa bờ.

Đến nay Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Thủy sản xây dựng chương trình khai thác thủy sản nói chung đến năm 2010, tầm nhìn 2020 trong đó rất chú trọng đến việc đánh bắt xa bờ.

Để đánh bắt xa bờ, chương trình lần này sẽ tiếp cận không phải ở góc độ cho vay vốn để tự đóng phương tiện, mà bắt đầu từ việc khảo sát dự báo nguồn lợi xa bờ. Trên cơ sở đó tính ra được một cách hợp lý số lượng tàu có thể khai thác trên vùng biển này đảm bảo bền vững. Tính toán đến quy mô của đội tàu cũng như hình thức tổ chức và các tiêu chuẩn cần thiết để ra khơi không chỉ cho đội tàu mà cả ngư dân nữa. Phải đảmbảo tiêu chuẩn nào đó mớiđược ra biển chứ.

Tiêu chuẩn "ra biển"?

Trước khiđề cập đến vấn đề này, tôi muốnhỏi cách ra biển hiện nay của ngư dân chúng tacó gì bất cập?

Cách ra biển hiện nay, nói chung là tự phát, họ tự đến với nhau bằng các mô hình mà thực tế là chúng ta vẫn chưa tổng kết được rằng đó là hợp tác xã hay tổ, đội. Nhưng nhìn chung là hình thành các cụm nhỏ. Nó không theo một mô hình chuẩn mực nào. Trong đội hình ra biển, vẫn nặng về đánh bắt và tự bảo quản tất cả mọi trong đoạn. Khả năng duy trì đánh bắt dài ngày hạn chế, bảo quản sau thu hoạch hạn chế, ứng xử trong những tình huống khác cũng hạn chế. Dẫn đến tình trạng là ngư dân nước ngoài lập những chợ trời trên biển, để mua lại cá của ngư dân ta rồi bán xăng dầu cho các tàu đó tiếp tục đi đánh bắt. Tức là nếu ta không có chức năng dịch vụ thì sẽ phải sử dụng dịch vụ của người khác.

Ôngcó thể lấy ví dụ vềmô hình ra biển của các nước?

Ở Indonesia thì mô hình chuẩn của họ phía trước là tàu hải quân, sau là tàu khai thác và sau nữa là các tàu cung ứng, dịch vụ. Mô hình đó khép kín. Ra biển, đánh bắt xa bờ, không thể tách rời an ninh quốc phòng. Mà trên biển có những rủi ro không chỉ về thiên tai mà còn tranh chấp, cướp biển...

Và ôngước mong đội hình ra biển của chúng tasẽ như thế nào?

Đội hình ra biển cần thiết ngoài hiện đại hóa đội tàu, phải kết hợp rất chặt với các lực lượng an ninh.Ra biển thì phải tiến tới các tập đoàn sản xuất dưới dạng các hạm tàu lớn. Bà con ngư dân phải được đào tạo, và trở thành các công nhân sản xuất trên biển chứ không phải những ngư dân đánh bắt theo kinh nghiệm.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gia nhập WTO, cần tránh một cơn bão Chanchu

    31/05/2006TS. Lê Đăng Doanh9g sáng chủ nhật 28-5-2006 tại phòng phát sóng trực tiếp của Đài Tiếng nói VN (Hà Nội), ba diễn giả tham gia diễn đàn về chủ đề “Gia nhập WTO và các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN” đã nói về cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN khi gia nhập WTO.
  • Vươn ra biển lớn thế nào?

    24/05/2006Thanh ThảoKhông phải chỉ đóng tàu to, trang bị máy mạnh là chúng ta đã có "đôi hia bảy dặm" thần kỳ đủ sức chinh phục biển cả. Đúng như trưởng ban chỉ huy PCLB T.Ư Lê Huy Ngọ đã công nhận: "Có thuyền to máy mạnh nhưng nếu chúng ta không trang bị phương tiện thông tin, không nâng cao hiểu biết của chủ phương tiện, của thuyền trưởng thì dù chúng ta có dự báo, cảnh báo cũng vẫn không có kết quả tốt được"...
  • Học phí "xa bờ"

    23/05/2006Trần ĐăngCách bờ biển nước ta khoảng 600km, bão số 1 đột ngột đổi hướng khiến ngư dân trở tay không kịp...". Từ mấy ngày qua, trên các phương tiện truyền thông cũng như các nhà chức trách đều đưa ra lý do nêu trên, để lý giải vì sao hàng trăm ngư dân bị tử nạn trong lúc bão số 1 không đổ bộ vào Việt Nam...