Thư ngỏ gửi đạo diễn Lê Hoàng- Đồng tiền, đạo lý và nỗi cô đơn

11:50 SA @ Thứ Bảy - 09 Tháng Bảy, 2011
Khi chúng ta bước lên bục diễn đàn, những chiếc máy ghi âm hiện đại nhất được rút ra rào rào, bấm nút kêu tanh tách như giăng bẫy tứ phía quyết không để sót một từ nào bay ra trong lúc ấy. Nhưng rồi, trên nhiều trang báo tung ra sau hôm đó chỉ còn thấy những giọt nước mắt của anh, những lời ú ớ , lộn xộn và ngớ ngẩn ai đó nhét vào miệng tôi, những động tác phường tuồng của các võ sĩ trên sân khấu truyền thông đại chúng. Người ta còn đồn nhau rằng hai chàng đạo diễn ôm nhau khóc, rằng chúng ta "phản pháo" và đấm bốc. Những lời tâm huyết của cả anh và tôi đều biến mất trong hư vô, bị chôn sống trong trí nhớ điện tử của máy ghi âm kỹ thuật số chỉ được dùng trong các toà án hình sự, chẳng bao giờ dùng cho toà án lương tâm. Chúng ta đã bị sa bẫy của truyền thông trong kinh tế thị trường, hay những điều gan ruột của chúng ta đã chạm nọc con quái vật vô hình nào đó nên đã bị nó dùng móng vuốt xé nát và huỷ hoại?

Thực ra, sau mấy bài diễn văn của các vị quản lý phát hành và chiếu bóng đổ lỗi cho nghệ sĩ, rằng trước khi có Gái nhảycác rạp không biết chiếu cái gì, rằng doanh nhân xuất hiện đã làm thay đổi bộ mặt điện ảnh nước nhà... tôi đã hình thành ý kiến phản pháo lại họ và cái cơ chế mập mờ, nước đôi mà họ đang ẩn nấp. Nhưng người ta lại gọi anh lên trước. Thế là những ý tưởng độc lập của tôi phải trình diễn trên cái sân khấu còn ướt đầm nước mắt của anh. Tôi đã đưa ra hàng loạt vấn đề cốt lõi của điện ảnh Việt Nam trong cơ chế thị trường, mối quan hệ giữa thị trường và định hướng, đề xuất các giải pháp cổ phần hoá rạp chiếu bóng, giao rạp cho các hãng và đổi mới cơ chế tài trợ cho sản xuất phim. Nhưng tất thảy những ý tưởng có tính chiến lược đó chẳng ai ghi nhận. Anh bỗng nhiên trở nên cái khiên quá cỡ che chắn cho cái cơ chế phát hành phim và chiếu bóng hiện hành, khiến cho bao nhiêu nỗ lực của tôi phanh phui quyền lực của họ và sự tháu cáy danh nghiã trong đời sống điện ảnh đều trở thành nỗ lực giáng vào anh!

Chúng ta bỗng bị trói vào nhau như hai kẻ bị cột vào hai đầu dây của cơ chế để kéo co bên bờ vực thẳm mà bất cứ kẻ nào buông tay ra chịu thua cũng làm cho kẻ kia mất đà ngã xuống vực sâu. Hãy thử tưởng tượng xem, từ nay, nếu anh đi vào một đám tang nào đó và nhỏ lệ xót thương người quá cố, người ta cũng loan tin là anh khổ quá, vừa bị tôi "phản pháo" (!). Cái thói đời xích chân tôi vào với chân anh, thực chất nó là cái trò gì vậy? Thói quen man rợ của chủ nô xích chân nô lệ hay thực ra thì thân phận nghệ sĩ chúng ta trước đồng tiền chỉ là một thứ tù dắt dây truyền kiếp mà thôi?

Nhà Phật đã dạy rằng khi một mũi tên bay đến cắm vào vai ta, thì việc trước hết là phải rút mũi tên đó ra chứ không phải loay hoay trả lời câu hỏi mũi tên làm bằng gì, do ai bắn tới. Việc trước hết là phải chặt tung cái xích vô hình trói chặt chân tôi vào chân anh, để cả hai thoát khỏi cái trò chơi bập bênh mà khi kẻ này được nâng lên thì kẻ kia bị dìm xuống và ngược lại. Chúng ta không phải là đối trọng của nhau. Trước khi có Gái nhảychúng ta đã là bạn, sau khi có Gái nhảychúng ta vẫn là bạn, là đồng nghiệp cùng chí hướng. Anh sáng tác bằng niềm tin nghệ thuật của anh, hướng đến khán giả của anh. Tôi cũng vậy, tôi kiên trì với niềm tin nghệ thuật của tôi và thủy chung với khán giả của mình. Hà cớ gì niềm tin nghệ thuật của tôi lại phải mặc quần thủng đít để chơi bập bênh với niềm tin nghệ thuật của anh? Hà cớ gì hơn hai triệu khán giả của tôi sau khi đứng chồn chân dầm mưa trên bãi xem phim Ký ức Ðiện Biên lại phải vác đòn càn đánh nhau với năm trăm ngàn khán giả uống Coca, ngồi máy lạnh xemGái nhảyLọ lem hè phố ?

Anh đã nói rằng bây giờ mới bàn về chuyện phim cần khán giả, thì khác nào bạn chuyện cá cần nước. Sau câu đó anh bật khóc. Tôi nghĩ anh đau khổ chân thành, dù niềm đau đó bật lên từ một ví von khập khiễng. Vấn đề thực ra là, lâu nay cá khao khát được bơi trong nước, nhưng người ta đã ngăn cá với nước, bắt cá này “đắp chiếu” trong chậu nhỏ, thả cá kia tung tăng giữa biển khơi. Nhiều bộ phim của chúng ta từng phải chịu cảnh cá chậu chim lồng, chiếu vài buổi cho xong nghĩa vụ với điện ảnh nước nhà rồi dẹp. Nói một cách công bằng, Phát hành phim quân đội và các Công ty chiếu bóng ở nhiều địa phương đã có công lặn lội đưa phim Việt Nam đến hàng triệu khán khả nông, công binh ở nông thôn miền núi và hải đảo. Thu nhập chẳng bao nhiêu, nhưng họ đã làm tốt công tác sự nghiệp văn hoá mà xã hội giao phó. Nhưng ở thành phố rạp chiếu bóng hầu hết trở thành một hệ thống kinh doanh giải trí thuần tuý, chỉ tập trung chiếu các phim ăn khách của nước ngoài chủ yếu phục vụ đối tượng thanh niên. Người ta cho nhập hàng năm hơn 50 phim Tây, Tàu, Mỹ, Nhật, Hàn, chiếm hơn 500% so với phim nội địa sản xuất. Một con số kỷ lục thế giới. Phim ngoại mua rẻ hơn, quảng cáo tốt hơn đã chiếm hết buồng chiếu tốt và thời gian tốt. Phim nội hầu như không đến được với khán giả cần xem ở các thành phố. Không có chỗ chiếu các phim phục vụ người có tuổi, người có nhu cầu xem phim nghệ thuật, người muốn trở thành khán giả của phim Việt Nam. Ðến nỗi, họ hàng tôi và bạn bè tôi muốn mua vé xem phim của tôi cũng chẳng biết xem ở đâu. Nước cần cá, nước tìm đến cá mà không tìm ra một cái chậu con con để nước ùa vào với cá.

Trong nhiều năm, cả tôi và anh cùng những đồng nghiệp khác đã cắn răng chịu sự sỉ nhục vô hình để kiên trì sáng tác theo những thôi thúc thẩm mỹ, theo những định hướng văn hoá trong tận đáy lòng. Nhưng đến một ngày kia, sau khi Gái nhảy của anh ra đời, những ông chủ rạp Nhà nước, những nhà quản lý định hướng đầy mình, những nhà báo mang tem nhãn quốc doanh đã nhất trí tấn công vào giới nghệ sĩ điện ảnh chúng ta, rằng chúng ta là những kẻ không biết làm phim, khư khư bám bầu sữa Nhà nước, không chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình. Ðồng tiền bán vé chiếu phim ngoại quốc trước kia chỉ là phương tiện để thực thi sứ mệnh văn hoá bảo hộ mậu dịch cho phim nội, nâng cao trình độ thưởng thức nghệ thuật của toàn dân, thì nay bỗng hùng hồn lên giọng răn dạy về đạo lý về định hướng, thậm chí nó dám tự xưng là đạo lý và định hướng. Rằng, đạo lý cuả người nghệ sĩ là phải có trách nhiệm với đồng tiền người khác bỏ ra, rằng từ nay phải sáng tác sao cho khán giả phải ùn ùn đến rạp. Thực chất của khẩu hiệu “hướng đến khán giả” đang réo rắt véo von trong các hội thảo, diễn đàn, công luận, dự án nọ kia chỉ là “hướng đến doanh thu chiếu bóng trong thành phố”. Nhưng cái ý nghĩa của 13 tỷ doanh thu của Gái nhảy là cái gì vậy? Nhà nước chẳng được xu thuế nào từ số tiền này cả. Một tỷ tiền vốn nhà nước bỏ ra tài trợ cho Gái nhảycũng không được thu hồi. Con số huyền thoại ấy đã được cưa đôi để một nửa trả về cho Hãng phim và một nửa đưa cho rạp chiếu để trang trải các khoản tiền lương thưởng và nâng cấp rạp. Nghĩa là, làm những phim thương mại chỉ là để các nghệ sĩ và các rạp chiếu ở thành phố có thu nhập cao hơn. Kêu gọi thay đổi cách làm phim chỉ là cách gây áp lực đòi nghệ sĩ phải đánh mất mình để phục vụ doanh thu của các rạp chiếu bóng trong thành phố. Tất cả vì doanh thu, có sao đâu, miễn họ đừng nhân danh những chiến sĩ văn hoá dùng quyền lực và tài sản quốc gia để làm văn hoá. Tôi và anh cùng những ai đó nữa có thể thay đối tư duy sáng tác để biến mình thành vật tế thần cho vài trăm ngàn khán giả trẻ trong thành phố. Nhưng chúng ta đâu có thể dễ dàng lên giọng đạo lý để bắt các đồng nghiệp khác phải giã từ hàng triệu khán giả khác trên đời. Khẩu hiệu “Kéo khán giả đến rạp” quả là cao cả lắm. Nhưng chúng ta còn nhiều khẩu hiệu khác không kém thiêng liêng, chẳng hạn: “Vì sự đa dạng về văn hoá”, “Vì sự bình đẳng giữa nông thôn và thành phố”, “Vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.



Ðồng tiền, vốn là con đĩ của nhân loại như K. Max từng gọi đã nhảy lên vị trí giáo chủ đòi nghệ sĩ điện ảnh phải khác đi để phụng sự cho tham vọng khôn cùng của nó. Và nó đã tạo ra sức ép từ những mặt nạ văn hoá giả trá làm cả anh và tôi đau đớn, rơi nước mắt. Chúng ta đã bắt đầu hướng cặp mắt rớm lệ của mình kiếm tìm những ông chủ tư nhân sòng phẳng hơn và thành thật hơn. Nếu phải làm những phim câu khách, kiếm tiền thì thà làm cho họ. Vì họ trả ta nhiều tiền hơn, họ tiếp thị tốt hơn, họ cũng có cơ hội giành vinh quang trong các cuộc đua tranh nghệ thuật chẳng khác gì các hãng phim Nhà nước. Nhưng chúng ta có thể làm phim “Người tình chủ tịch nước” hay “Người tình Tổng Bí thư” để cạnh tranh với "Người tình Tổng thống" của Hàn Quốc không? Chúng ta có được thoải mái làm những gì mình muốn miễn là không phạm luật, như các hãng phim nước ngoài không? Hay chúng ta vẫn đau đáu cõng trên lưng cái gánh nặng định hướng để rồi lại phải khóc vì thua trong cuộc cạnh tranh không công bằng với phim ngoại quốc và bị công luận đồng thanh sỉ nhục, cô lập vì không làm ra một món hàng đắt khách như ngoại quốc?

Trong khi các rạp chiếu bóng ở thành phố cứ bám mãi vào bầu sữa ngoại nhân mà chẳng ai chê trách, thì người ta lại chê trách chúng ta là bám vào bầu sữa của Nhà nước. Nếu không có tài trợ của Nhà nước thì lấy đâu ra Gái nhảy để những kẻ lý tài dựa vào đó mẳng mỏ chúng ta? Thực tình mà nói, cái số tiền tài trợ còm cõi hàng năm cho điện ảnh chỉ bằng giá một Km đường quốc lộ, đâu phải là sự trả giá sòng phẳng cho những yêu cầu quảng cáo, tuyên truyền và phát triển văn hoá của một quốc gia. Các công ty tư bản còn trả giá nhiều lần hơn thế cho sự quảng bá một sản phẩm hạng hai của họ. Ðể xứng danh với một chế độ XHCN ưu việt, vì dân, Nhà nước phải bỏ ra hàng trăm tỷ mỗi năm để duy trì những định hướng của mình. Muốn định hướng thì phải đầu tư. Nếu không, phải chấp nhận hỗn loạn như các xã hội tư bản vẫn đang chấp nhận. Nhưng nên nhớ rằng, ngay cả các nước tư bản bị mang tiếng là sẵn sàng treo cổ bố mình lên để kiếm lời họ cũng sử dụng quyền lực của mình để lấy tiền tài trợ cho điện ảnh nghệ thuật từ các nguồn quảng cáo truyền hình và chiếu phim giải trí. Mới cách đây vài tháng, Chính phủ Pháp còn kiên nhẫn khuyên chúng ta hãy giữ vững chính sách tài trợ cho điện ảnh, hãy dùng quyền của mình để bắt cá lớn nuôi cá bé trong kinh tế thị trường vì đó là hành vi của một thể chế có bản lĩnh văn hoá và có trách nhiệm xây dựng con người. Nước ta luôn đau đáu một định hướng xây dựng nền điện ảnh tiên tiến đậm đà bản sắc sân tộc lại dễ dàng phủi tay buông bỏ ngành điện ảnh và trông chờ vào tư nhân bỏ tiền ra làm định hướng cho mình như một thứ Ram-bô bỏ tiền ra lập quân đội riêng chiến đấu cho ước vọng của đám tài phiệt Mỹ hay sao?

Khi “Gái nhảy” chiếu ở Locarno, khán giả châu Âu không coi đó là phim giải trí hốt bạc như cách nghĩ của ta. Họ tìm thấy ở đó một cái nhìn của nghệ sĩ Lê Hoàng nhìn thẳng vào bóng tối. Khi anh đến LHP Ban Mê Thuột, mọi người vẫn coi anh là đạo diễn phim nghệ thuật, tác giả của Lưỡi daoAi xuôi Vạn lý, vẫn quây quần thân mật bên anh. Vậy mà anh lại mặc cảm tự coi Gái nhảyLọ lem hè phốchỉ là phim thương mại thuần tuý, tự xếp mình bên cạnh Vũ Ngọc Ðãng để rồi bật khóc vì thấy lẻ loi. Anh phải là đại diện cho niềm tin sáng tạo của chính mình, đại diện cho niềm cô đơn và tủi nhục của một nghệ sĩ, sao anh lại nghĩ rằng mình chỉ là đại diện cho một loại phim, một kiểu doanh nghiệp làm phim? Hay chúng ta đã gắn bó gan ruột với bao thứ vô hình trong quá khứ, như cô Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đã sống quá lâu với người chết nên trở thành một kẻ mộng du?

Tôi ngờ rằng anh tưởng vậy thôi, chứ cái nỗi niềm thẳm sâu khiến anh bật khóc chính là cái nỗi đau dồn tụ nhiều ngày trong thân phận nghệ sĩ nhiều tâm huyết nhưng luôn bị xúc phạm trong kinh tế thị trường đầy khôn ngoan, tráo trở. Ít ra, những giọt nước mắt của nghệ sĩ cũng chứng tỏ đồng tiền và những con buôn quanh năm tôn thờ nó đã thất bại trong mưu đồ xoá sổ nỗi cô đơn.

Tôi viết thư này cho anh khi những suy nghĩ và cảm xúc nhất thời dấy lên trong LHP kia đã lắng xuống như cặn nước lắng xuống đáy cốc, chỉ còn một chút buồn thoang thoảng đã tan vào khoảng nước trong veo.

Hà Nội 30.11.2004

(Đăng trên báo Văn Nghệ số 49, ngày 04.12.2004)
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Các định chế của nghệ thuật và toàn cầu hóa

    29/06/2016Hou Hanru ( Hầu Hàn Như)Hiện tượng toàn cầu hóa ngày nay, không nghi ngờ gì nữa, chính là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản xuyên quốc gia - được tạo điều kiện thuận lợi hơn, thông qua những tiến bộ trong lĩnh vực truyền thông và du lịch. Hiện tượng ấy làm lộ ra những khả năng mạnh mẽ và cũng đầy mâu thuẫn của sự biến cải về kinh tế, văn hóa và xã hội trong cả hai khu vực phương Tây và "phi phương Tây ".
  • Tình dục trong văn học Việt dưới cách nhìn của đạo lý hồn nhiên và của đạo lý học thuyết

    10/10/2014Nguyễn Hữu LêTình dục với tư cách là đối tượng thưởng ngoạn trong văn học Việt thường được sàng lọc qua các thang bậc giá trị đạo lý hoặc triết lý. Rất hiếm trường hợp tình dục thuần tuý lọt được vào trong "khuôn viên" làng văn...
  • Phim "Rừng Na Uy" - đi tìm bản ngã bằng tình dục?

    03/05/2011Ngô Ngọc Ngũ LongQuyển truyện Rừng Na Uy của nhà văn Haruki Murakami là một hồi ức của Watanabe Toru, một người đã thoát ra khỏi cái vòng xoáy ấy, đó là một cuộc soi rọi vào chính bản thân mình, một hồi ức đau đớn của những tâm hồn trẻ dại loay hoay tìm hướng đi và dùng tình dục như một sự lấp đầy cuộc sống. ..
  • Nhận thức nghệ thuật với tư cách một hình thức tái hiện thế giới hiện thực

    01/12/2010Đào Duy AnhNhận thức là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, đó không phải là sự phản ánh thụ động, giản đơn về hiện thực khách quan, mà là sự phản ánh mang tính tích cực, năng động và sáng tạo...
  • Cứ "cởi đồ” là “hi sinh vì nghệ thuật”?

    21/09/2010Ngày càng nhiều Sao Việt chấp nhận “cởi đồ” trên phim để thực hiện sứ mệnh “hi sinh vì nghệ thuật”. Nhưng liệu những vai diễn trên phim mà nghệ sĩ thực hiện có hoàn toàn vì sứ mệnh ấy???

  • Nghệ thuật rực rỡ thời 2.0

    16/02/2010Nguyễn Phương LinhNếu bạn nghĩ nghệ thuật là những bức tranh, những điều khắc đẹp đẽ… và bạn đứng lặng yên chiêm nghiệm chúng; nghệ thuật là những thứ hàn lâm và bạn là người đứng xem từ phía bên ngoài…
  • Bản chất nghệ thuật

    25/12/2009Nguyễn QuânMỗi người là một nhân loại. Đó là cái gốc làm cho nghệ thuật có cớ tồn tại mãi. Nghệ thuật đó chính là hơi thở của đời sống. Ở tác phẩm nghệ thuật loài người có một đời sống khác, họ hiện diện ở một dạng đặc biệt và trở nên trường cửu. Nghệ thuật do vậy cũng giống như bản năng sinh sản, nam yêu nữ, nó là một hạt nhân di truyền văn minh của con người. Chính ở chỗ giống như bản năng sinh sản, nghệ thuật bộc lộ nghĩa vụ cao cả của con người tức nghĩa vụ đối với giống nòi.
  • Nghệ thuật tương tác có phải là nghệ thuật?

    19/12/2009Hương Lan, ảnh nghệ sĩ cung cấpSau nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn… gần đây người ta bắt đầu nhắc đến nghệ thuật tương tác (hay còn gọi là nghệ thuật quần chúng) đang như một “thỏi nam châm” với các nghệ sĩ theo đuổi hội hoạ ngoài giá vẽ. Thỏi nam châm này liệu có trở thành một trào lưu mới?
  • Nhận biết về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghệ thuật

    14/09/2009Hồ Sĩ VịnhChủ nghĩa hậu hiện đại (post modernisme) xuất hiện cuối những năm 70, đầu tiên là ở Mỹ. Những đồ đệ của khuynh hướng này quan niệm rằng, nghệ thuật cần phải đến với tầng lớp bình dân nhiều hơn, cần những chất liệu "tầm thường - thô nhám", những biện pháp đa thanh, đa sắc, nhiều "sân chơi" và trò giải trí để dễ đi vào lòng người.
  • Sự táo bạo trong nghệ thuật

    22/08/2009Nguyễn Duy Bình dịch (Télérama số 3088)Là một khái niệm có nhiều định nghĩa khác nhau: Tùy theo người nói, nơi nói và ngữ cảnh xuất hiện, sự táo bạo mang nhiều nghĩa khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Nó có thể chỉ sự gan dạ hay tính hèn hạ, sự bình tĩnh hay sự xấc láo. Sự táo bạo như sự duyên dáng: Người ta biết vì sao nó thiếu nhưng người ta thường không hay lý do vì sao nó tồn tại.
  • Phê bình nghệ thuật: Viết không có độc giả *

    04/05/2009James Elkins - Như Huy dịchPhê bình nghệ thuật đang gặp khủng hoảng toàn cầu. Giọng điệu của nó trở nên yếu ớt, và bản thân nó đang bị tan loãng vào nền phông lộn xộn của ngành phê bình văn hóa mì ăn liền. Song sự suy tàn của nó không phải là cú thở hắt cuối kết của một thực hành đang đến giờ lâm chung, bởi cũng vào ngay chính lúc này đây, phê bình nghệ thuật đang khỏe mạnh hơn bao giờ hết.
  • Xem phim "Đừng đốt": Thông điệp của lòng yêu thương

    28/04/2009Việt VănPhim "Đừng đốt" được xây dựng theo cuốn nhật ký, những câu huyện về nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Bộ phim là một bản anh hùng ca hoành tráng, đáp ứng lòng mong mỏi và tình cảm của những người ngưỡng mộ, yêu mến nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm...
  • “Nghệ thuật thứ bẩy” nguồn gốc và tên gọi

    19/02/2009Vũ Quang ChínhNgười yêu thích điện ảnh ở Việt Nam lâu nay ít để ý đến nguồn gốc, tên gọi “Nghệ thuật thứ 7” dành cho điện ảnh, mặc dù thỉnh thoảng vẫn gặp trên báo chí tên gọi này. Mươi năm lại đây lác đác xuất hiện một số tài liệu giải thích rằng: “Sở dĩ gọi điện ảnh là nghệ thuật thứ bẩy vì nó ra đời sau 6 nghệ thuật có trước nó”. Nhưng 6 nghệ thuật trước nó là những nghệ thuật gì, thì mỗi người liệt kê ra những tên khác nhau.
  • Không gian và tâm thức nghệ thuật

    18/12/2008Bùi Việt PhươngKhông biết từ bao giờ văn chương đã phải thoả hiệp hay du nhập và cuối cùng là bổ khuyết vào cái hành trang (vốn chỉ ưa gọn nhẹ) của mình một người bạn đồng hành là không gian. Không gian - nơi mở đầu và không bao giờ khép lại những đau đáu nghệ thuật.
  • Thử bàn về giá trị và chuẩn mực nghệ thuật

    14/11/2008Trần DuyLịch sử nghệ thuật là quá trình phát triển cái đẹp, quá trình phát triển tính thẩm mỹ thông qua thị hiếu của con người, qua các thời đại. Vậy tiêu chuẩn của nghệ thuật là cái mà tự bản thân nghệ thuật có hay sở dĩ có tiêu chuẩn nghệ thuật là vì thị hiếu của con người?
  • Nghệ thuật – tiếng nói của lịch sử con người (*)

    08/11/2008Trần DuyKhi con người nguyên thuỷ biết vẽ là loài người đã biết khẳng định sự tư duy của mình, biết phối hợp chân tay và đôi mắt có nghĩa là đã có một ý thức rõ về vũ trụ của mình. Và cũng từ lúc loài người biết lấy hang đá làm nơi ở thì “kiến trúc thích nghi với thiên nhiên” ấy đã có tranh vẽ của người tiền sử cách đây 40 nghìn năm.
  • Bàn thêm về thuộc tính của nghệ thuật

    08/05/2007Nguyễn Thị ThưMỹ học trước Mác đã đề cập đến các góc độ khác nhau về thuộc tính của nghệ thuật. Mỹ học duy tâm khách quan cho rằng nghệ thuật mang tính chất thần linh, huyền bí. Platôn, nhà triết học Hy Lạp cổ đại quan niệm nghệ sĩ là những người đặc biệt, do thần linh đầu thai xuống trần gian để làm bạn với cái đẹp.
  • Vật lý và nghệ thuật

    22/07/2006Nguyễn Bỉnh QuânVới tôi vật lý là một môn khoa học đẹp nhất bởi nó cụ thể nhất và trừu tượng nhất. Nguyễn Gia Thiều than: “Sơn hà cũng ảo côn trùng cũng hư” thì với nó cả vũ trụ vô cùng và những hạt nhỏ nhất đều cụ thể. Tuy nhiên giũa cái hư ảo của nghệ thuật và cái cụ thể của vật lý vẫn có các mối liên thông và những nét tươngđồng...
  • Từ góc độ triết học, bàn về một số vấn đề cơ bản của văn học - nghệ thuật phương Tây hiện đại

    16/06/2006Nguyễn Hoàng Tuệ AnhTừ thế kỷ XVII - XVIII những lý tưởng, những chuẩn mực và nguyên tắc của khoa học đã được xác lập trên nền tảng triết học bị thống trị bởi những ý tưởng của chủ nghĩa cơ giới. Từ đó chúng thâm nhập vào mọi lĩnh vực của xã hội. Lý trí được coi là tối thượng. Một quan niệm về chủ nghĩa tiến bộ được chiếu sáng bằng hào quang của lý trí, của trí tuệ và tri thức..
  • Về đặc trưng của chân lý nghệ thuật và tính đặc thù trong sự tiếp cận nó

    21/05/2006TS. Nguyễn Văn HuyênThực chất quan điểm giá trị học hiện đại và cũng là quan điểm phổ biến hiện nay muốn nhấn mạnh rằng, khoa học gắn liền với chân lý, còn nghệ thuật gắn liền với giá trị, cái mà thiếu nó, loài người không thể trở nên văn minh, tiến bộ.
  • Nghệ thuật là gì?

    15/02/2006Nguyễn Đình ĐăngCâu hỏi Nghệ thuật là gì? kéo theo luôn hai câu hỏi khác: Cái đẹp là gì?Họa sĩ là ai?. Tổng quan 3 bài viết của Bart Rosier [1], Joseph A. Goguen [2]và Lev Tolstoy [3] chỉ nhằm làm sáng tỏ một phần những vấn đề tuy không mới nhưng vẫn rất nan giải đó...
  • Về tính duy nhất của nghệ thuật

    12/01/2006Bình NguyênTôi hằng tin mỗi tác phẩm nghệ thuật đều hàm chứa tính duy nhất, dù cho đôi khi chúng có sự trùng lặp nhau ở mức độ cao. Mỗi sáng tạo là duy nhất, mãi mãi duy nhất. Cái duy nhất này tự nhiên, nó toát ra từ giá trị cốt lõi của tác phẩm không phải từ những bồi đắp bề ngoài.
  • Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội

    05/01/2006Vũ Minh TâmTrong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...
  • Giá trị thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật

    20/12/2005Nguyễn Văn PhúcTrên bình diện đánh giá - giá trị, chất lượng nghệ thuật của một tác phẩm được hiểu là giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó. Nhưng bản chất của giá trị nghệ thuật là gì ? Nói khác đi những yếu tố nào quy định giá trị của tác phẩm nghệ thuật, và do đó, như thế nào là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị? v.v... Đó là những câu hỏi không dễ giải đáp.
  • Nghệ thuật, trí tưởng tượng và nhà khoa học

    19/07/2005Tôi muốn mượn tiêu đề bài báo của giáo sư sinh lý học Robert Root-Berstein, Viện Đại Học tiểu bang Michigan, trên tạp chí Nhà khoa học Mỹ đầu năm 1997 để bàn về mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, giữa trí tưởng tượng và tư duy phân tích trong sáng tạo văn học nghệ thuật và sáng tạo khoa học kỹ thuật, một chủ đề hấp dẫn từng gây nhiều tranh cãi không chỉ tại Việt Nam ta.
  • Bản chất của nghệ thuật có giống với kỹ năng không?

    21/07/2005Một lúc nào đó trong thế kỷ 19, từ “nghệ thuật” bắt đầu được dùng chủ yếu cho một loại hình nghệ thuật – cái gọi là “nghệ thuật tạo hình”. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại không loại trừ những ngành như điêu khắc, âm nhạc, và thi ca khỏi danh sách các nghệ thuật của họ, nhưng họ cũng không tuyên dương những ngành nghệ thuật này như nghệ thuật tới mức loại bỏ hết mọi sự tạo tác khác của con người.
  • xem toàn bộ