Vật lý và nghệ thuật

06:55 SA @ Thứ Bảy - 22 Tháng Bảy, 2006

Với tôi vật lý là một môn khoa học đẹp nhất bởi nó cụ thể nhất và trừu tượng nhất. Nguyễn Gia Thiều than: “Sơn hà cũng ảo côn trùng cũng hư” thì với nó cả vũ trụ vô cùng và những hạt nhỏ nhất đều cụ thể. Tuy nhiên giũa cái hư ảo của nghệ thuật và cái cụ thể của vật lý vẫn có các mối liên thông và những nét tươngđồng.

Nếu vật lý lý thuyết là cái lăng kính xác định, góp phần quyết định hình thành thế giới quan của mỗi thời đại vật lý ứng dụng là cái bệ vật chất cho mọi phát triển của thế giới nhân tạo vô cơ thì cả hai cùng là góp phần tạo nền tảng cho nghệ thuật ở nhiều thang bậc. Ở đây chỉ xin nêu thử vài thí dụ ở các cấp độ khác nhau.

Vật liệu của công nghệ xử lý vật liệu đã sinh ra mỹ thuật? Hay ngược lại? Cầm trên tay những cái rìu đá Đông Sơn do ông Nguyễn Văn Bổng tặng, tôi tự hỏi người ta tìm ra viên đá đen cứng khó mài mà cái rìu đá đen này đẹp hơn những chiếc khác hay vì thấy đá đen đẹp mà người ta mày mò tìm hiểu nó và tìm ra cách mài chúng. Những hiểu biết về thiên văn và tài năng vật lý đã làm cho người Ai Cập cổ muốn xây kim tự tháp với hình thù và quy mô kết cấu như vậy hay ý nghĩ ngông cuồng nhất mình với thượng đế vĩnh hằng qua các công trình khổng lồ của các nhà vật lý làm việc? Chắc chắn các kiến thức khoa học toán, lý và công nghệ xây đá cẩm thạch đã là những kiến thức bắt buộc của các nghệ sĩ Hy Lạp cổ. Người ta cũng có thể tin rằng vẻ đẹp của toán - lý đã sinh ra vẻ đẹp của các đền đà, cách thức kiến trúc và các pho tượng cổ điển Hy Lạp hay nói cách khác vẻ đẹp của các công trình này là hiện thân của vẻ đẹp toán – lý. Tuy nhiên, các nhà thờ Gotic mới thực sự là sự thăng hoa trong khoảnh khắc hạnh phúc của công nghệ - công năng và nghệ thuật. Toàn bộ toà thánh đường, ngôi nhà của chúa là sự tận dụng triệt để, tinh khiết nhất các quy luật vật lý, vật liệu và công nghệ. Mỗi cân, mỗi phân vuông của công trình đều là mỹ thuật du không có tý nào rơi ra ngoài vật lý. Ba hình tròn tôn giáo, khoa học, thẩm mỹ trùng khít lên nhau. Thí dụ này hầu như không lặp lại ở đâu khác. Nhà thờ Gotic vì thế mãi mãi ngự trên đỉnh cao của giáokhoa học nghệ thuật. Khuynh hướng hightech trong kiến trúc hiện đại là sự tôn sùng vật lý ứng dụng, khoa trương thái quá vẻ đẹp của kỹ thuật, đôi khi nguy tạo.

Đối với mỹ thuật các kiến thức vật lý tối thiểu thuộc vào hành trang nghề nghiệp. Các chất liệu kỹ thuật sáng tác tạo hình sinh ra theo các quy luật toán, lý, hoá mà nó phải tuân thủ. Phổ biến nhất là các quy luật về trọng lực, vật liệu và quang học thị giác. Các sách về viễn cận, bố cục và về màu của các họa sĩ phục hưng là các luận văn khoa học thực thụ. Ngay cả Goethe cũng từng viết một cuốn đồ sộ về màu và cho rằng nó còn quan trọng hơn cả Dr.Fautus kinh điển của ông. Các lý thuyết về tính sóng vàhạt của ánh sáng, thuyết của Newton về ánh sáng trắng khúc xạ thành các màu...từng là những gợi hứng thuật. Những quan điểm khoa học và giả thuyết vật lý nhiều khi gợi huớng đi cho các trường phái nghệ thuật tuy không trực tiếp một cách thô thiển. Các thuyết về ánh sáng, về không gian, vũ trụ về các hạt cơ bản, về tốc độ. Khí động học... đã gợi ý không ít và có khi còn là “cứ liệu" để tự bảo vệ của những phái ấn tượng, điểm họa, lập thể hay vị lại cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Cụ thể hơn nữa về mặt nghệ thuật học tôi cho rằng các cảm nhận vật lý là điều tiên quyết cho cảm xúc thẩm mỹ. Hay nói khác đi là các cảm xúc thẩm mỹ thường có tính vật lý "Trắng phau cầu giá đen rầm ngàn mây”, "Đùng đùng gió dục mây vần/ Một xe trong cõi hồng trần như bay”, “Cỏ áy bóng tà”,”Long lanhđáy nước in trời, Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng” (Nguyễn Du), chính là cảm giác về lực trọng trường, về nặng nhẹ bị đảo lộn gây cảm giác đè nặng và bất an hay về sự khúc xạ, khuyếch tán ánh sáng về các màu gợi cảm giác nhẹ và xa… Kết cấu nghêng đổ của phái biểu hiện dựa trên cảm giác không yên ổn mất cân bằng của lực trọng trường trên các trục tung và trục hoành. Kết cấu xoáy vặn của vị lại dựa trên cảm nhận về tốc độ và sự di chuyển liên tục vị trí quan sát. Nhiều khi nó giả định người quan sát vận động nhanh hơn đối tượng. Phát hiện khả năng chuyển hoá giữa khối lượng và năng lượng qua tốc độ không thể không ảnh hưởng tới thẩm mỹ về chuyển động của các phái nghệ thuật hiện đại. Có thể nói trong mỹ thuật cũng như mọi môn nghệ thuật không gian, vật liệu, thiết kế, người ta có cảm nhận vật lý trở nên vật mang thông tin thẩm mỹ.

Không thể phủ nhận các quy luật quang học thị giác đã quyết định các hình thức biểu hiện mỹ thuật. Thí dụ như việc trừu tượng hoá không gian ba chiều lên mặt phẳng hai chiều. Những quan niệm viễn cận một điểm hút với một đường chân trời của hội hoạ Phục Hưng hay phép tam viễn giả định ba trường nhìn trong một bức sơn thuỷ TrungHoa, cũng như các luật bố cục với lớp cận, trung hậu cảnh, các đường lực… không thể tách rời các quy luật vật lý. Rộng hơn nữa thuyết địa tâm chắc chắn cũng ảnh hưởng tới cách xây dựng hình ảnh và bố cục các tranh trường, tranh giá vẽ về các đề tài tôn giáo ChâuÂu. Khoa học và nghệ thuật ở phương Tây có vẻ như nắm tay nhau khăng khít để cùng tìm hiểu và chinh phục thế giớitrong khi quan niệm về sự vô thuỷ vô chung, về luân hồi, chuyển hoá “thuận theo tự nhiên” có vể thụ động ở phương Đông có ảnh hưởng quyết định tới mỹ thuật Trung Hoa hay Ấn Độ cho dù ở đây các nhận thức vật lý khá trì trệ và thường đi tới mỹ thuật trên con đường vòng qua triết học. Tác động của thuyết vô vi thuận theo tự nhiên của Lão Trang đối với nghệ thuật Trung Hoa cũng không ngược với những gì Aristote và các nhà bác học cổ Hy Lạp tác động tới mỹ thuật phương Tây. Không thể phủ nhận những phát kiến vật lý bao quát nhất ảnh hưởng tới việc hình thành các thế giới quan khác nhau. Mà ở tầng bao quát nhất các tác phẩm vĩ đại luôn ánh xạ một thế giới quan nào đó.

Một sự trùng hợp làm nhiều người thấy lý thú là khi Eisnstein công bố Thuyết tương đối cũng là khi Picasso phát minh ra hội họa Lập thể. Tất nhiên khó mà tin rằng do biết thuyết tương đối mà Picasso tìm cách vẽ như vậy với ánh sáng đi cong và cùng một lúc ta có thể nhìn một vật ở nhiều chiều khác nhau, không gian bốn hay nhiều chiều chứ không phải ba chiều nữa. Không có sự ảnh hưởng trực tiếp hay sự minh họa thô thiển đó.Tầm cỡ của hai phát minh này là ở chỗ nó cùng đảo lộn “cách nhìn thế giới”, cùng đặt vật lý và hội họa tới lúc đó vào trường hợp hẹp, nghĩa là mở ra những chân trời mới, xây dựng những khái niệm mới cho vật lý và nghệ thuật. Từ sau hai ông vật lý và mỹ thuật không thể như trước được nữa. Còn một lý do nữa khiến người ta thích so sánh hai “phát minh” này với nhau là thế kỷ XX là chuỗi phản ứng dây chuyền của các cuộc cách mạng, lật đổ, cải cách nghệ thuật nhưng chẳng có vụ nổ nào to như vụ Picasso với phái Lập thể cho du hiện nay ít ai vẽ như vậy nữa và nó đã hoàn toàn thuộc về bảo tàng!

Có sự liên thông ở hai tầng ứng dụng, chế tác giữa vật lý và các môn nghệ thuật nhưng không có sự liên thông nào giữa hai thứ này trong quá trìnhsáng tác và thưởng thức nghệ thuật (điều này cũng gần như trong tương thông giữa nghệ thuật với tư tưởng và tôn giáo). Đó chính là cái hấp dẫn của điều chúng ta nói tới ở đây: vật lý và văn hóa.

Trên đây không phải những ý kiến khoa học mà chỉ là những lời tri ân của một họa sĩ với Einstein và các nhà vật lý nhân năm Einstein mà thôi. Ông đã bảo tôi rằng, có thể nhìn thế giới hoàn toàn khác và chừng nào chưa ai chứng minh được tôi “sai” - xấu thì tôi vẫn là “đúng” - đẹp.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Từ góc độ triết học, bàn về một số vấn đề cơ bản của văn học - nghệ thuật phương Tây hiện đại

    16/06/2006Nguyễn Hoàng Tuệ AnhTừ thế kỷ XVII - XVIII những lý tưởng, những chuẩn mực và nguyên tắc của khoa học đã được xác lập trên nền tảng triết học bị thống trị bởi những ý tưởng của chủ nghĩa cơ giới. Từ đó chúng thâm nhập vào mọi lĩnh vực của xã hội. Lý trí được coi là tối thượng. Một quan niệm về chủ nghĩa tiến bộ được chiếu sáng bằng hào quang của lý trí, của trí tuệ và tri thức..
  • Về đặc trưng của chân lý nghệ thuật và tính đặc thù trong sự tiếp cận nó

    21/05/2006TS. Nguyễn Văn HuyênThực chất quan điểm giá trị học hiện đại và cũng là quan điểm phổ biến hiện nay muốn nhấn mạnh rằng, khoa học gắn liền với chân lý, còn nghệ thuật gắn liền với giá trị, cái mà thiếu nó, loài người không thể trở nên văn minh, tiến bộ.
  • Cái đẹp trong khoa học, kỹ thuật

    16/05/2006Tạ Quang BửuCó hai ngành mà quan hệ giữa kỹ thuật và nghệ thuật thể hiện khá rõ nét là ngành chế tạo máy và ngành xây dựng, vừa có nhiều thành tựu vừa được đầu tư ngày càng lớn. Ở hai ngành này, quan hệ giữa cái đẹp và cái chính xác không phải để tự phát và phải được chuẩn bị ngay từ trường học...
  • Nghệ thuật là gì?

    15/02/2006Nguyễn Đình ĐăngCâu hỏi Nghệ thuật là gì? kéo theo luôn hai câu hỏi khác: Cái đẹp là gì?Họa sĩ là ai?. Tổng quan 3 bài viết của Bart Rosier [1], Joseph A. Goguen [2]và Lev Tolstoy [3] chỉ nhằm làm sáng tỏ một phần những vấn đề tuy không mới nhưng vẫn rất nan giải đó...
  • Về tính duy nhất của nghệ thuật

    12/01/2006Bình NguyênTôi hằng tin mỗi tác phẩm nghệ thuật đều hàm chứa tính duy nhất, dù cho đôi khi chúng có sự trùng lặp nhau ở mức độ cao. Mỗi sáng tạo là duy nhất, mãi mãi duy nhất. Cái duy nhất này tự nhiên, nó toát ra từ giá trị cốt lõi của tác phẩm không phải từ những bồi đắp bề ngoài.
  • Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội

    05/01/2006Vũ Minh TâmTrong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...
  • Giá trị thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật

    20/12/2005Nguyễn Văn PhúcTrên bình diện đánh giá - giá trị, chất lượng nghệ thuật của một tác phẩm được hiểu là giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó. Nhưng bản chất của giá trị nghệ thuật là gì ? Nói khác đi những yếu tố nào quy định giá trị của tác phẩm nghệ thuật, và do đó, như thế nào là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị? v.v... Đó là những câu hỏi không dễ giải đáp.
  • Nhà bác học, thiên tài và trí tưởng tượng

    11/10/2005Đây là bài phỏng vấn nhà vật lý Mỹ nổi tiếng Richard Feynman của tạp chí La Recherche, được chọn là một trong những bài báo hay nhất trong số đặc biệt kỷ niệm 30 năm thành lập của tạp chí này...
  • Thời gian không chết, chỉ có khoa học dễ bị "bức tử" mà thôi!

    30/09/2005Nguyễn HòaSau mấy tháng “dạo qua” một số tòa soạn, cuối cùng tiểu luận Thơ hay là cái chết của thời gian của Ngô Tự Lập đã được đăng tải vừa qua. Theo Lời Tòa soạn của Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam thì: “trở lại định nghĩa thơ ở đầu thế kỷ này không phải là không thú vị… Vấn đề không phải là ở chỗ ai đúng, ai sai. Vấn đề là cùng bình tĩnh bàn bạc và hướng tới sự phát triển”. Nhưng theo tôi, đúng - sai lại là một tiêu chí hết sức quan trọng trong khoa học; và người ta chỉ có thể “bình tĩnh bàn bạc và hướng tới sự phát triển” một khi nắm bắt được mục đích, góc độ, phương pháp, cách thức nghiên cứu, cách thức đưa ra kết luận…
  • Tâm tư nghệ thuật của Xuân Phái

    29/09/2005Trần Hậu TuấnBùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam, ngoài xây dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận còn liên tục ghi nhật ký. Những gì ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều toát lên những trăn trở về nghệ thuật, những suy tư để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần đến bản chất nghệ thuật hơn...
  • Chúng ta không nhìn, mà tưởng tượng thế giới

    26/07/2005Thuận An (theo ABC)Những hình ảnh mà bạn nhìn thấy mấy phần thực, mấy phần hư? Các nhà khoa học khi quan sát não chồn sương - với cấu trúc gần giống não người - đã phát hiện 80% những gì con người biết về thế giới là do hình dung.
  • Ẩn ngữ nghệ thuật thời tiền sử

    21/07/2005Đỗ Kiên CườngTháng 12/1994, Jean-Marie Chauvet và hai người bạn khám phá hệ hang động vùng Ardèche nước Pháp. Thật may mắn, họ đã tìm thấy các bức bích họa sinh động về ngựa, sư tử, bò tót, tê giác cũng như voi ma-mút. Một số hình ảnh được vẽ, số khác được “chạm” vào vách hang...
  • Nghệ thuật, trí tưởng tượng và nhà khoa học

    19/07/2005Tôi muốn mượn tiêu đề bài báo của giáo sư sinh lý học Robert Root-Berstein, Viện Đại Học tiểu bang Michigan, trên tạp chí Nhà khoa học Mỹ đầu năm 1997 để bàn về mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, giữa trí tưởng tượng và tư duy phân tích trong sáng tạo văn học nghệ thuật và sáng tạo khoa học kỹ thuật, một chủ đề hấp dẫn từng gây nhiều tranh cãi không chỉ tại Việt Nam ta.
  • Cái thực có tính giáo dục cao hơn cái ảo

    06/07/2005Khoa học ngày nay có vẻ càng mất đi tính hấp dẫn của nó đối với mọi người. Liệu ngành bảo tàng có thể làm gì để giảm tiến trình này đi?
  • xem toàn bộ