Bàn thêm về thuộc tính của nghệ thuật

03:22 CH @ Thứ Ba - 08 Tháng Năm, 2007

Đảng ta khẳng định: "Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng vừa bảo đảm cho vănhoá, nghệ thuật, báo chí phát triển theo đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo văn hoá, văn học, nghệ thuật... Vậy giữa "định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng" và quyền tự do, dân chủ cá nhân" trong sáng tạo nghệ thuật có trái ngược nhau không?Đó là vấn đề từng gây nhiều tranh luận. Để trả lời câu hỏi đó, trong phạm vi bài viết này, tác giả muốn góp thêm một cách hiểu về thuộc tính của nghệ thuật.

Mỹ học trước Mác đã đề cập đến các góc độ khác nhau về thuộc tính của nghệ thuật. Mỹ học duy tâm khách quan cho rằng nghệ thuật mang tính chất thần linh, huyền bí. Platôn, nhà triết học Hy Lạp cổ đại quan niệm nghệ sĩ là những người đặc biệt, do thần linh đầu thai xuống trần gian để làm bạn với cái đẹp. Sáng tạo nghệ thuật là do sự chi phối của thần linh, sự thể hiện cảm hứng của thần linh. Hêgen, nhà triết học cận đại Đức đã khảo sát công phu vai trò của chủ thể sáng tạo nghệ thuật trong mối quan hệ giữa hoàn cảnh khách quan với tâm hồn và dục vọng con người. Nhưng theo ông, suy đến cùng, nghệ thuật là sự tự thể hiện, tự nhận thức của tinh thần tuyệt đối.

Mỹ học duy tâm chủ quan quan niệm nghệ thuật là sự thể hiện thế giới nội tâm của cả nhân nghệ sĩ, không liên quan đến cuộc sống hiện thực. Cantơ, nhà triết học cận đại Đức, cho rằng nghệ thuật chỉ giúp cảm nhận những cảm giác chủ quan đặc biệt của con người. Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm tinh thần của cái tôi siêu nghiệm, cái nằm bên kia sự nhận thức, vượt lên trên ý thức, gắn liền với niềm tin, đạo đức - một cái bí ẩn tượng trưng cho ý chí tự do, linh hồn bất tử, Thượng đế.

Tóm lại, mỹ học duy tâm đã có công phát hiện ra vai trò năng động của chủ thể thẩm mỹ.trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, khẳng định tính độc đáo và sức mạnh kỳ diệu của nghệ thuật phụ thuộc vào hứng thú, năng lực nhận thức, tưởng tượng vàbiểu hiện của chủ thể sáng tạo. Đến nay, thiên tai và bí mật của quá trình sáng tạo vẫn là những vấn đề còn nhiều tranh luận. Nhưng việc quan niệm chủ thểthẩm mỹ là một khả năng tiêm nghiệm,hoạt động do sự chi phối của một thực thể tinh thần bên ngoài thế giới thể hiện.các lý giải duy tâm, thần bí về thuộc tính của nghệ thuật. Mỹ học duy tâm đã phủ nhận việc phản ánh cuộc sống với tư cách là một thực thể tồn tại độc lập khách quan với ý thức.

Trong cuộc đấu tranh chống những quan điểm duy tâm thần bí nêu trên, mỹ học duy vật trước Mác đã nhấn mạnh tính chân lý khách quan của nghệ thuật. Các nhà duy vật trước Mác khẳng định nghệ thuật là sự bắt chước, mô tả, giải thích đời sống hiện thực thẹo một quan điểm thẩm mỹ nhất định, gắn với những lực lượng tiến bộ của thời đại.

Mỹ học duy vật cổ đại đề cập đến tính xã hội của nghệ thuật, đề cao giá trị chân - thiện - mỹ của tác phẩm nghệ thuật. Về sau, quan niệm này phát triển theo hướng cực đoan là biến nghệ thuật thành công cụ phát ngôn, minh hoạ cho đạo đức. Các nhà mỹ học Khai sáng coi nghệ thuật là phương tiện tuyên truyền cho tư tưởng đấu tranh vì hạnh phúc của nhân loại.

Các nhà dân chủ cách mạng Nga đã tính cực đưa nghệ thuật trớ về với cuộc sống của nhân dân. Biêlinxki đã đề cập đến tính dân tộc của nghệ thuật nhưng chưa luận chứng một cách khoa học. Tsec- nưsepxki đã đề cập đến tính khuynh hướng trong nghệ thuật. ông cho rằng khuynh hướng tiến bộ, tiền tiến giúp thêm vào tính chân thực và sức sống của hình tượng nghệ thuật. Đôbrôliubôp quan niệm nghệ thuật thể hiện chân lý cuộc sống, biểu hiện những lợi ích, những khát vọng của nhân dân chống lại chính quyền chuyên chế độc đoán đương thời.

Tiến bộ vượt bậc của các nhà mỹ học duy vật trước Mác là đã đánh tan những linh cảm thần bí của mỹ học duy tâm, gắn nghệ thuật với cuộc sống, gắn cái đẹp với những giá trị tiến bộ của xã hội. Nhưng do quá cường điệu yếu tố hiện thực mà họ bỏ quên hoặc chưa quan tâm đúng mức đến tính năng động của chủ thể thẩm mỹ và sự thống nhất hữu cơ giữa các yếu tố hiện thực và tưởng tượng chủ quan và khách quan trong sáng tạo nghệ thuật.

Khắc phục những khuynh hướng sai lầm, phiên diện và kê' thừa, phát triển những tinh hoa mỹ học của nhân loại, mỹ học macxít quan niệm nghệ thuật là sự phản ánh hiện thực khách quan trong ý thức con người, đồng thời là sự thể hiện đời sống tinh thần con người. Hai mặt phản ánh và thể hiện gắn bó hữu cơ với nhau, không thể chia cắt.

Nghệ thuật là sự thể.hiện cuộc sống và tâm hồn con người nên nó mang trong mình bản chất người, bản chất xã hội, đời sống từng cá nhân và đời sống cộng đồng.

Trước hết, mỗi tác phẩm nghệ thuật làmột cảm xúc, một sự nhận thức, sự giải thích, một lời đề xuất của nghệ sĩ đối với cuộc sống. Đó là nỗi lòng, tiếng nói xuất phát từ trái tim nhạy cảm và trí tuệ sắc bén của nghệ sĩ. Sáng tạo nói chung, sáng tạo nghệ thuật nói riêng, trước hết là sản phẩm của từng cá nhân. Cá nhân nghệ sĩ như thế nào thì tác phẩm nghệ thuật như thế ấy. Có thể nói, tác phẩm nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nội dung, hình thức, tính độc đáo của tác phẩm nghệ thuật có cơ sở từ cuộc sống hiện thực, nhưng nó gắn bó chặt chẽ và và chịu sự chi phối của thế giới quan, lập trường , lý tưởng phong cách… của nhà sáng tạo. Mỗi tác phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần, là sự hóa thân của tâm hồn nghệ sĩ. Nghệ thuật nói chung, từng tác phẩm nghệ thuật nói riêng, trước hết mang tính cá nhân (người sáng tạo).

TheoMác, nếu con người trước hết là “một cá nhân đặc thù và chính đặc thù đso làm cho nó thành ra một cá nhân, một thực thể xã hội hiện thực, thì trong mức độ như thế, nó cung có một tổng thể, một tổng thể không thể tồn tại biệt lập, tách khỏi xã hội. con người là sản phẩm của xã hội và mọi hoạt động của con người đều phải sử dụng những chất liệu của xã hội và sản phẩm của họ nhằm phụcvụ xã hội. Mỹ học macxít quan niệm sáng tạo nghệ thuật là một hoạt động tự do, một sự giải thoát nội tầm, sự biểu hiện cái thống nhất biện chứng giữa nghệ sĩ và cộng đồng. Nghệ sĩ chân chính khi nói lên cái tự do cua riêng mình cũng chính là đi tìm những tâm hồn đồng điệu để nói lên khát vọng tự do của nhiều người. Nghệ thuật, do đó không chỉ mang tính cá nhân của nghệ sĩ mà còn mang tính nhóm, tính tập thể, tính cộng đồng.

Cộng đồng gần gũi nhất với nghệ sĩ là dân tộc. Ngôn ngữ, hình thái tư duy và cảm xúc, đặc điểm truyền thống trong phong cách, phương thức biểu hiện cũng như loại hình, loại thể của dân tộc là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn và tài năng của nghệ sĩ. Con người, cuộc sống trong quá khứ, hiện tại, tương lai của dân tộc là chất liệu cơ bản của tác phẩm nghệ thuật. Đảng ta quan niệm nghệ thuật không đóng cứa theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, nhưng cũng không bắt chước, "lai căng", "nhai lại những cặn bã của văn nghệ tư sản suy đồi", mà phải biết tiếp thu có chợn lọc và các biến những tinh hoa của nền văn hoá thế giới phù hợp với tâm hồn, truyền thống người Việt Nam.Như vậy, nghệ thuật thể hiện cốt cách, sắc thái của dân tộc trong mối quan hệ giao lưu vớivăn hoá nhân loại.

Trong đời sống xã hội, đặc biệt ở những thời kỳ chấn động dữ dội của lịch sử, từ những vấn đề riêng tư nhất như tình yêu, hạnh phúc gia đình đến những vấn đề lớn lao hơn như quyền - nghĩa vụ, danh dự, lương tâm... đều ít nhiều chịu ánh hưởng, bị sự chi phối cua số phận giai cấp, dân tộc. Lênin cho rằng, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã phân hoá mỗi dân tộc thành hai lực lượng đối lập, với hai nền văn hoá đối lập Nền văn hoá của cách mạng, của nhân dân đang chống lại ảnh hưởng văn hoá của giai cấp thống trị phản động để bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng. Nghệ sĩ chân chính là người tự nguyện bảo vệ nền văn hoá của nhân dấn - văn hoá xã hội chủ nghĩa. Bàn về vấn đề này, HồChíMinh khẳng định: "Vấn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Nghệ thuật được các nhà mỹ học macxít công khai thửa nhận 'như một hiện tượng của ý thức hệ của một giai cấp nhất định, một thành tố của cuộc đấu tranh giai cấp.Đó là một điều hiển nhiên mà các nhà mỹ học tư sản cố tình che đậy. Quan niệm đó xuất phát từ sự kế thừa, nâng cao quan niệm của nhiều nhà mỹ học duy vật trước Mác và phù hợp với lịch sử phát triển của nghệ thuật trong xã hội có giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, nghệ thuật mang tính giai cấp mà biểu hiện tập trung cao nhất là tính đảng. Trong khi khẳng định nghệ thuật có tính đảng cộng sản, Lênin đồng thời nhấn mạnh đặc thù của nghệ thuật là "phải bảo đảm phạm vi hết sức rộng rãi cho sáng kiến cá nhân, cho khuynh hướng cá nhân (...) cho tư tưởng và sức tưởng tượng, cho hình thức và nội dung". Tuy nhiên, tự do cá nhân của nghệ sĩ phải phù hợp với tự do của nhân dân - lực lượng làm nên lịch sứ, không được lợi dụng tự do ngôn luận để "nói láo, nói bậy và biếttheo sở thích của anh" để tuyên truyền quan điểm chống Đảng. Bởi vì lợi ích của Đảng cộng sản là phù hợp với lợi ích chính đáng của nhân dân lao động. HồChíMinh cũng chì rõ, nghệ sĩ muốn được tự do sáng tác thì trước hết phải là người tự do thực sự trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội: "Rõ ràng là dân tộc bị áp bức thì văn nghệ cũng mất tự do. Văn nghệ muốn tự do thì phải tham gia cách mạng".

Nghệ sĩ chân chính của thời đại nào cung là người tự nguyện sống cuộc sống của nhân dân, đau nôi đau của nhân dân, tự trang bị cho mình những tri thức cần thiết, luôn đứng ở mũi nhọn của những xung đột xã hội... để làm nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị phục vụ nhân dân. Lịch sử nghệ thuật thế giới cho thấy, với nhưng tác phẩm nghệ thuật kiệt xuất, giá trị nhân bản của chúng không chỉ là tư tưởng, là giá trị của cá nhân, dân tộc, giai cấp mà còn là tài sản tinh thần của nhân dân, của thời đại, của nhân loại.

Không thể có nghệ thuật thuần tuý, hay "nghệ thuật vị nghệ thuật". Tính cá nhân tính dân tộc, tính giai cấp, tính Đảng, tính nhân dân, tính thời đại, tính nhân loại... được biểu hiện trong các tác phẩm nghệthuật ớ những mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào tầm vóc giá trị của tác phẩm. Trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu mỹ học macxít khi bàn về thuộc tính của nghệ thuật thường không đề cập đến tính cá nhân, mà nhấn mạnh đến tính giai cấp, Đảng, nhân dân. Quan niệm đó dẫn đến một số tác phẩm nghệ thuật thiên về thể hiện cái chung mà né tránh cái riêng. Nhân vật vì thế thường đơn điệu, công thức, không có cá tính. Cảm xúc thường theo hướng ngợi ca một chiều, ít thấy được cái đau khô, trăn trở, đay dứt, thậm chí cả những lỗi lầm của con người trong quá trình đi tìm chân lý cuộc sống. Những biến động của mấy thập kỷ gần đây nổi lên hai điều đáng chú ý.

Thứ nhất, sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực và những khó khăn của phong trào cách mạng thế giới làm cho một số người hoang mang, hoài nghi về lý tưởng cuộc sống, tương lai của dân tộc và loài người.

Thứ hai, xu hướng nghệ thuật thế giới là chú trọng khai thác đời sống nội tâm con người. Tình hình đó làm cho một số nghệ sĩ lúng túng trong việc phản ánh hiện thực khách quan, tán đồng quan điểm nghệ thuật thể hiện cái bí ẩn của tâm hồn cá nhân riêng rẽ, bế tắc, thoát ly thực tại.

Để khắc phục hai khuynh hướng phiến diện trên, cần phải khảo sát nghệ thuật trong mối liên hệ giữa tính cá nhân với những thuộc tính khác. Đó là sự thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa ý thức cá nhân với ý thức cộng đồng, giữa sự phản ánh hiện thực khách quan với việc biểu hiện thế giới tình thần con người.

Có thể nói, tác phẩm nghệ thuật là sự giao lưu, đối thoại giữa nghệ sĩ và công chúng. Sức hấp dẫn của tác phẩm là sự cảm nhận, sự lý giải độc đáo của nghệ sĩ đối với những vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Sự tác động đến công chúng rộng rãi hay hẹp, tốt hay xấu tuỳ thuộc vào tầm vóc nội dung, giá trị tư tưởng mà tác phẩm thể hiện.

Quan niệm về thuộc tính của nghệ thuật trong mỹ học macxít đã mở ra một khoảng rộng cho đôi tượng của nghệ thuật, phát huy những nét độc đáo trong tâm hồn, tài năng nghệ sĩ, nhằm hướng nghệ thuật vươn đến những giá trị cao cả: tất cả vì hạnh phúc con người. Đó cũng chính là định hướng chính trị, tư tướng của Đảng ta.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận thức nghệ thuật với tư cách một hình thức tái hiện thế giới hiện thực

    01/12/2010Đào Duy AnhNhận thức là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, đó không phải là sự phản ánh thụ động, giản đơn về hiện thực khách quan, mà là sự phản ánh mang tính tích cực, năng động và sáng tạo...
  • Văn học nghệ thuật: đi con đường thị trường

    04/03/2007Nhà văn Trần Thị TrườngTích cực mở cửa và hỗ trợ cho các phẩm bên ngoài vào, cho tác phẩm bên trong ra ngoài tức là đã làm không khí sinh hoạt văn chương trong nước sinh động lên và nhờ đó những tác phẩm có giá trị sẽ xuất hiện...
  • Vật lý và nghệ thuật

    22/07/2006Nguyễn Bỉnh QuânVới tôi vật lý là một môn khoa học đẹp nhất bởi nó cụ thể nhất và trừu tượng nhất. Nguyễn Gia Thiều than: “Sơn hà cũng ảo côn trùng cũng hư” thì với nó cả vũ trụ vô cùng và những hạt nhỏ nhất đều cụ thể. Tuy nhiên giũa cái hư ảo của nghệ thuật và cái cụ thể của vật lý vẫn có các mối liên thông và những nét tươngđồng...
  • Từ góc độ triết học, bàn về một số vấn đề cơ bản của văn học - nghệ thuật phương Tây hiện đại

    16/06/2006Nguyễn Hoàng Tuệ AnhTừ thế kỷ XVII - XVIII những lý tưởng, những chuẩn mực và nguyên tắc của khoa học đã được xác lập trên nền tảng triết học bị thống trị bởi những ý tưởng của chủ nghĩa cơ giới. Từ đó chúng thâm nhập vào mọi lĩnh vực của xã hội. Lý trí được coi là tối thượng. Một quan niệm về chủ nghĩa tiến bộ được chiếu sáng bằng hào quang của lý trí, của trí tuệ và tri thức..
  • Về đặc trưng của chân lý nghệ thuật và tính đặc thù trong sự tiếp cận nó

    21/05/2006TS. Nguyễn Văn HuyênThực chất quan điểm giá trị học hiện đại và cũng là quan điểm phổ biến hiện nay muốn nhấn mạnh rằng, khoa học gắn liền với chân lý, còn nghệ thuật gắn liền với giá trị, cái mà thiếu nó, loài người không thể trở nên văn minh, tiến bộ.
  • Nghệ thuật là gì?

    15/02/2006Nguyễn Đình ĐăngCâu hỏi Nghệ thuật là gì? kéo theo luôn hai câu hỏi khác: Cái đẹp là gì?Họa sĩ là ai?. Tổng quan 3 bài viết của Bart Rosier [1], Joseph A. Goguen [2]và Lev Tolstoy [3] chỉ nhằm làm sáng tỏ một phần những vấn đề tuy không mới nhưng vẫn rất nan giải đó...
  • Về tính duy nhất của nghệ thuật

    12/01/2006Bình NguyênTôi hằng tin mỗi tác phẩm nghệ thuật đều hàm chứa tính duy nhất, dù cho đôi khi chúng có sự trùng lặp nhau ở mức độ cao. Mỗi sáng tạo là duy nhất, mãi mãi duy nhất. Cái duy nhất này tự nhiên, nó toát ra từ giá trị cốt lõi của tác phẩm không phải từ những bồi đắp bề ngoài.
  • Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội

    05/01/2006Vũ Minh TâmTrong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...
  • Giá trị thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật

    20/12/2005Nguyễn Văn PhúcTrên bình diện đánh giá - giá trị, chất lượng nghệ thuật của một tác phẩm được hiểu là giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó. Nhưng bản chất của giá trị nghệ thuật là gì ? Nói khác đi những yếu tố nào quy định giá trị của tác phẩm nghệ thuật, và do đó, như thế nào là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị? v.v... Đó là những câu hỏi không dễ giải đáp.
  • Tâm tư nghệ thuật của Xuân Phái

    29/09/2005Trần Hậu TuấnBùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam, ngoài xây dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận còn liên tục ghi nhật ký. Những gì ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều toát lên những trăn trở về nghệ thuật, những suy tư để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần đến bản chất nghệ thuật hơn...
  • Ẩn ngữ nghệ thuật thời tiền sử

    21/07/2005Đỗ Kiên CườngTháng 12/1994, Jean-Marie Chauvet và hai người bạn khám phá hệ hang động vùng Ardèche nước Pháp. Thật may mắn, họ đã tìm thấy các bức bích họa sinh động về ngựa, sư tử, bò tót, tê giác cũng như voi ma-mút. Một số hình ảnh được vẽ, số khác được “chạm” vào vách hang...
  • Nghệ thuật, trí tưởng tượng và nhà khoa học

    19/07/2005Tôi muốn mượn tiêu đề bài báo của giáo sư sinh lý học Robert Root-Berstein, Viện Đại Học tiểu bang Michigan, trên tạp chí Nhà khoa học Mỹ đầu năm 1997 để bàn về mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, giữa trí tưởng tượng và tư duy phân tích trong sáng tạo văn học nghệ thuật và sáng tạo khoa học kỹ thuật, một chủ đề hấp dẫn từng gây nhiều tranh cãi không chỉ tại Việt Nam ta.
  • xem toàn bộ