Đôi cảm nghĩ về tiền bối và hậu bối

03:51 CH @ Thứ Tư - 03 Tháng Hai, 2016
Tôi được nghe được đọc nhiều bài của các giảng viên, nhà nghiên cứu xã hội và các bậc đã về hưu : dường như thế hệ sau khá nhiều điều không hơn, thậm chí kém thế hệ trước.Đặc biệt là về những giá trị như: (nhân cách / lý tưởng / giao tế / vượt khó / tiến thủ / văn hoá / yêu nước .... Nhiều tệ nạn và tính xấu nảy nòi ....)

Ngược lại tôi ít chứng kiến thế hệ sau chê bai thế hệ trước mình về những điều tương tự thế ( thậm chí còn mặc nhiên thế hệ mình bị kém đi ), dù thấy nhiều sự bày tỏ của lớp trẻ về tiền bối : 'hủ lậu / cũ kỹ / bảo thủ...'

Bài này không so sánh giữa các thế hệ, chỉ nhân nghe thấy nhiều lời than thở của tiền bối và hậu bối mà viết đôi dòng tâm sự...

Tôi cho rằng:

- Nếu thế hệ tiền bối ( như được từng ca ngợi, thậm chí được liệt hàng danh nhân, được ghi bia Quốc Tử Giám, hay đặt tên các đường phố...) mang nhiều điều tốt đẹp về những giá trị nêu trên là thật thì hẳn là một trong 'tác phẩm' hàng đầu của thế hệ và cá nhân họ phải là xã hội sau này tốt lành hơn và lớp kế tiếp 'con hơn cha là nhà có phúc' ! Lớp tiền bối có nên chỉ nghĩ: đời mình giữ nước, dựng nước theo cách xưa của họ là tuyệt đỉnh, muôn trượng , là không có cách khác tốt hơn chăng ?

- Tôi cũng gặp nhiều các tiền bối thực là đã sống hết mình, tận tuỵ cho tổ chức và xã hội trong thời đại của họ... Nhưng nghĩ sao khi chúng ta đọc lại những ( hồi ký / phản tỉnh / chiều chiều / sám hối / do cảo...) của khá nhiều người từng thế, hơn nữa lại có cương vị, uy tín, văn bằng, hàm phẩm, giải thưởng cao ) trong các tổ chức khác nhau ngày trước.... Khi về hưu viết ngồn ngộn sự phê phán, mô tả, bóc trần....rất nhiều các phương diện 'tối' của 'những ngày ấy trong thời họ' mà họ cam thế, chẳng làm gì thay đổi ( mà thế hệ sau không tưởng tượng nổi )!

- Ai có Lương Tri cũng công nhận : Hiến Pháp Việt Nam 1946 rất tinh hoa tiên bộ! Vậy lớp người ngay sau những tháng năm đó ( nay đã thành 'trưởng lão' cả ) nghĩ sao khi những nội dung của Hiến pháp đó bị vận dụng 'thụt lùi' ? Đâu có do hậu bối 'hèn kém'? Chưa kể tinh thần giáo dục qua nhiều lần được tiền bối cải cách đã được xây dựng nên như thế nào? Hậu bối phải chịu hay là đã được tham dự bày tỏ chính kiến ngay từ trước kia? Những sai lầm cải cách kinh tế / xã hội / chính trị qua nhiều giai đoạn trước, tạo nên những sản phầm con người như đang thấy , thì đâu có do hậu bối?
Ảnh chí sĩ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh và nhiều vị tiền bối khác trong bảo tàng Côn Đảo (ảnh: Dr. Nikonian)

- Những khoản nợ Quốc gia, những hệ thống DNNN thua lỗ, những làn sóng đầu cơ kinh tế, buôn bán chức quyền, những tiêu cực quản lý xã hội... mà báo chí hàng ngày đề cập...phải chăng chủ yếu do lớp trẻ? Hậu bối chê trách họ ( đi học nước ngoài không quay về nước/ thấy biển đảo bị xâm lấn mà không biểu thị / chạy chọt quan hệ tiền bạc vào cơ quan Nhà nước / chỉ thích hưởng thụ lạc thú...) thì thử nhìn lại nguyên nhân sâu sa xuất phát từ đâu? Từ bao giờ? Từ điều gì? Hay là hậu bối nay mới tự nhiên đổ đốn ra như thế? Và hỏi họ xem họ muốn cuộc sống xã hội hàng ngày văn minh tiến bộ, dân chủ như thế nào? Tiền bối có dám nghe không?
- Khi nhiều tiền bối còn lại đến nay vẫn đang đi thuyết diễn, dự họp trong các nghị sự, kết nối các tổ chức ....đã thực động đến được sự thật cốt lõi của lịch sử / thời thế / thời đại / khoa học / khách quan....chưa ? Có nhân cách tuổi tác trải nghiệm, có tác phẩm nào, dự án gì... đủ năng lượng, năng lực như thế để định hướng và soi sáng cho lớp trẻ không? Tôi chứng kiến một bà quan to của một ông quan cực to, có vài người con vua chúa dân thường biết tên biết mặt....khao khao không biết chán khoe mẽ con cháu làm to, của nả đầy nhà, tiêu tiền xả láng....và cười he he khi nghe đứa cháu nhỏ hồn nhiên ước sau này lớn lên còn sướng hơn ông bà!!!! Đấy là một hoạt cảnh của tiền bối / hậu bối ! Vậy muôn lớp trẻ còn lại của xã hội sẽ ra sao ???
.....

Tôi cũng vừa là tiền bối, vừa là hậu bối , có chút cảm nghĩ để viết bài ngắn này! Không vì chê trách, mà muốn cùng suy nghĩ các thế hệ chúng ta làm gì từng ngày để non sông Việt bền vững và đáng tự hào với muôn người, muôn đời !

Tôi luôn tin:
  • Thế hệ sau, dù thế nào cũng tìm và có được cách hơn ngày xưa về phuong pháp và lựa chọn
  • Ít trách cứ quá khứ, ít than vãn tương lai và cố gắng nhiều hơn trong hiện tại
  • Ghi nhận và mang ơn các thế hệ trước sinh dưỡng nên mình và tiếp bước những giá trị xứng đáng
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thế hệ trẻ văn minh hay bơ vơ

    26/11/2019Nguyễn Vĩnh NguyênĐơn giản, nếu được hỏi sẽ mang gì khi đến một hòn đảo, câu trả lời của thanh niên Đức là: đĩa CD mà tôi thích! Cuộc triển lãm Jung:de do viện Goethe tổ chức tại TP.HCM “dọn ra” 17 cái mặt CD, mỗi CD là một vấn đề thuộc đời sống người trẻ Đức. Thanh niên Đức đang thực sự quan tâm đến vấn đề gì trong cuộc sống của họ? Họ sẽ “định diện” nền văn hoá mà họ đang làm chủ như thế nào?
  • Hoàng Đạo Thúy - nhà giáo cả đời gắn bó với hướng đạo cho thế hệ sau

    20/11/2019Tô HoàiNhà văn hóa lớn Hoàng Đạo Thúy cả đời là một con người của tư tưởng và hành động. Hành động và tư tưởng Hoàng Đạo Thúy gắn bó làm một và mỗi giai đoạn lại thể hiện thành những trước tác. Thật đầy đủ và toàn diện lý lịch của một tài năng...
  • Thế hệ kế tiếp và cuộc canh tân tư duy

    19/07/2018Lê Ngọc Sơn thực hiệnLàm sao xây dựng được thế hệ kế tiếp, kể cả thế hệ lãnh đạo lẫn thế hệ trẻ, những người có chí lớn, đưa con thuyền dân tộc vượt qua những thác ghềnh trước mặt. Người Đô Thị đã có cuộc trò chuyện cùng GS. Cao Huy Thuần về những suy tư, trăn trở của ông về vấn đề này…
  • Thế hệ

    04/03/2016Hoàng Đạo CungThế hệ Cụ của các anh, đầu thế kỷ 19, làm quan tại triều, quát lính gông cổ quan tham. Thế hệ Ông của các anh, cuối thế kỷ 19, học tài, đỗ cao, lo trị dân, lo việc giáo dục, lo đắp đê chống lụt. Về già từ quan, uống rượu, làm thơ chống Pháp và bàn chuyện Duy tân, cách tân...
  • Thế hệ của tôi

    16/09/2015Nguyễn Văn TrọngĐây là bài tổng kết những chiêm nghiệm cuộc đời của một người làm khoa học đáng kính đã bước qua tuổi thấp thập cổ lai hy - GS. Nguyễn Văn Trọng...
  • Sửng sốt với 'thế hệ đánh mất' của Nhật Bản

    08/08/2015Nha ĐamTuần qua, người Việt sửng sốt với thông tin về “thế hệ đánh mất” của Nhật Bản được truyền thông phương Tây phản ánh, với khoảng 1 triệu người trẻ tuổi đang tách mình khỏi xã hội trong hoàn toàn cô độc...
  • Những sự kiện đáng nhớ trong cuộc đời chí sĩ Phan Châu Trinh

    07/05/2015TS. Nguyễn Văn Dương1900 (28 tuổi): Đậu Cử nhân thứ 3, cùng khoa với Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu...
  • Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh

    26/09/2014Đỗ Hòa HớiVới sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh, chúng tôi thấy ông là một tấm gương mạnh dạn canh tân và sáng tạo nền văn hóa dân tộc vào thời điểm đầu thế kỷ XX.
  • Dương Bá Trạc – một văn nhân, chí sĩ Hà Nội

    08/08/2014Dương Bá Trạc (1884-1944) - nhà cách mạng, nhà báo, nhà văn Việt Nam thời Pháp thuộc. Theo Vũ Ngọc Phan, trong các nhà văn đi tiên phong ở nửa đầu thế kỷ 20, ông được kể là một người lỗi lạc...
  • Lời thơ nhắn nhủ gửi tới thế hệ trẻ

    14/07/2014" 10% cuộc sống của bạn là do những gì bạn tạo ra, 90% còn lại tùy thuộc vào cách bạn suy nghĩ và cảm nhận". Chúng ta không thể phủ nhận điều đó! Thời gian chúng ta có không nhiều, mà một khi thời gian đã đi qua thì không lấy lại được...
  • Sống cho thế hệ tương lai

    27/06/2014Vương Trí NhànNhất cử nhất động của chúng ta đều gây tác động tới tương lai. Và thế hệ trẻ là cái chuẩn bất cứ ai cũng phải tính tới khi giải thích đánh giá hành vi của chính mình...
  • Nhà chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng: Học để làm người

    28/04/2007Đinh Ngọc VânTheo cụ Huỳnh Thúc Kháng: Cái trường học để "làm người" đó tức là cái cõi đời ta vậy. Bao nhiêu sự khốn khó ở đời, bao nhiêu sự kinh nghiệm người trước để lại đều là những bài dạy cho ta. "Làm người" ở đời đã khó như trên đã nói, thì "học làm người" chắc không phải chuyện dễ"...
  • xem toàn bộ