Những sự kiện đáng nhớ trong cuộc đời chí sĩ Phan Châu Trinh
* 1900 (28 tuổi): Đậu Cử nhân thứ 3, cùng khoa với Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu.
* 1902 (30 tuổi): Làm Thừa biện bộ Lễ tại Huế. Đọc sách mới do Đào Nguyên Phổ tặng (Hàn lâm thừa chỉ triều Thành Thái, bố của nhà văn nhà báo Đào Trinh Nhất). Ở nhà day học.
* 1903 (31 tuổi): Làm quan ở Huế. Đọc sách mới. Kết giao với Phan Bội Châu, cùng ông bàn chuyện dâng thư xin bỏ khoa cử, nhưng việc không thành. Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp cùng bỏ ra Huế đọc sách mới.
* 1904 (32 tuổi): Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp đậu Tiến sĩ nhưng không nhận bổ nhiệm. Kết giao với Nguyễn Thành,Từ quan và cùng Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp vận động Duy Tân tại tỉnh nhà. Quan điểm của Phan Châu Trinh trước mắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc (tức đánh đuổi Pháp), mà nhiệm vụ cấp bách là phải:
- Khai dân trí: bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ cùng kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa.
- Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cường, mọi người giác ngộ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, giải thoát được nọc độc chuyên chế.
- Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hóa...
* 1906 (34 tuổi): Ra bắc gặp Lương Văn Can, Đào Nguyên Phổ. ra Nghệ An gặp Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn. Thăm Đề Thám, trốn sang Hương Cảng gặp Phan Bội Châu và cùng Phan Bội Châu sang Nhật, Tháng 7 tham gia sáng lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Tháng 9 về tỉnh nhà và viết lá thư "Thư gửi chính phủ Pháp" đề ngày 1-11-1906.
* 1907 (35 tuổi): Vận động Duy tân tại tỉnh nhà, diễn thuyết và lập hơn 40 trường học ở nông thôn. Ra Hà Nội giảng dạy tại trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Viết "Tỉnh quốc hồn ca I" và giao lưu với Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn. Ông viết bài báo "Hiện trạng vấn đề", nêu rõ quan điểm Nâng cao Dân trí là sự nghiệp hàng đầu của dân tộc: "Xin có lời khuyên với đồng bào chỉ nên trông cậy ở chính mình, chớ vọng ngoại vì vọng ngoại ắt là chết. Hãy coi trọng nền hòa bình của đất nước nếu chúng ta không muốn mua lấy cái chết. Những sự giải thoát của chúng ta là nằm chủ yếu trong sự học hành, mở mang trí tuệ (tức làCHI BẰNG HỌC- không chi bằng cái học cả)"
* 1908 (36 tuổi): Diễn thuyết tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. 31-3, bị bắt tại Hà Nội do nghi liên quan đến biểu tình chống sưu thuế ở miền Trung. 24-4 bị đày đi Côn Đảo.
* 1911 (39 tuổi): Cùng con trai Phan Châu Dật sang Pháp. Giao thiệp với trí thức Pháp và giãi bày chính kiến.
* 1912 (40 tuổi): Cùng Phan Văn Trường lập Hội đồng bào thân ái. Viết các bài viết chính luận chữ Hán: Trung kỳ dân biến tụng oan thuỷ mạt ký, Đông Dương chính trị luận, Pháp Việt liên hiệp hậu chi tân Việt Nam... Tháng 10 bắt đầu viết diễn ca "Giai nhân kỳ ngộ".
* 1914(42 tuổi): Bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà giam Santé. Viết "Santé thi tập".
* 1919(47 tuổi): Cùng Nguyễn Tất Thành, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền viết bản "Yêu sách của nhân dân Việt Nam" gửi cho Hội nghị hoà bình Versailles.
* 1922 (50 tuổi): Viết "Thư thất điếu" gửi vua Khải Định lúc đó đang sang Pháp. Viết "Tỉnh quốc hồn ca II".
* 1925 (53 tuổi): Diễn thuyết hai lần tại Sài Gòn: "Ðạo đức và luân lý Đông Tây", "Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa".
* 1926 (54 tuổi): mất đêm 24-3. Tang lễ do nhân dân tự cử hành như một quốc tang.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn