Hoàng Đạo Thúy - nhà giáo cả đời gắn bó với hướng đạo cho thế hệ sau

02:58 CH @ Thứ Tư - 20 Tháng Mười Một, 2019

Nhà văn hóa lớn Hoàng Đạo Thúy cả đời là một con người của tư tưởng và hành động. Hành động và tư tưởng Hoàng Đạo Thúy gắn bó làm một và mỗi giai đoạn lại thể hiện thành những trước tác. Thật đầy đủ và toàn diện lý lịch của một tài năng.

Hoàng Đạo Thúy chỉ ghi có mấy dòng trong sổ tay về cả đời mình, nhưng đó là niềm tin yêu của một con người tôn trọng đơn giản đến độ tự xóa mình đi trước những vấn đề lớn mình nêu ra, là phương châm của nhà văn hóa và nhà hành động Hoàng Đạo Thúy.

"Dạy học 28 năm. Làm hướng đạo 15 năm. Vào bộ đội gần 20 năm. Từ 1964, vào một đoạn mới: đoạn viết".

"Không dám có ý làm "nhà văn", không nghĩ lớn nghệ thuật "văn". Chỉ dùng văn để làm cái nhiệm vụ của cả đời làm, là khuyến khích lòng yêu nước".

Tôi xin dẫn giải trình tự thế này:

Trong đời dạy học, Hoàng Đạo Thúy đã viết những tác phẩm: Nghề thày; Trò chơi rèn luyện; Công dân giáo dục...

Ở thời kỳ là huynh trưởng hướng đạo sinh, Hoàng Đạo Thúy đã viết: Đội của chúng tôi, Hướng đạo sinh...


Nghề Thầy - Làm Cha Mẹ, Làm Thầy
Hoàng Đạo Thúy, NXB Trẻ

Tham gia phong trào truyền bá quốc ngữ mà Hoàng Đạo Thúy là một thành viên tích cực, Hoàng Đạo Thúy viết: Bác Hai BềnBác Tư Bổn - những quyển sách được coi như sách vỡ lòng của các lớp học viên vừa thoát nạn mù chữ.

Khi vào cách mạng, những năm đầu, ở mỗi việc Hoàng Đạo Thúy đều viết nên những quyển sách chẳng khác nhật ký về những công tác ấy. Làm tổng thư ký Ủy ban Vận động thi đua Ái quốc Trung ương, ông viết: Thi đua Ái quốc và quyển Cán bộ thi đua.

Một người mang hoài bão lớn như Hoàng Đạo Thúy, ông giác ngộ cách mạn và trong những ngày sôi sục Tổng Khởi nghĩa, đã bí mật lên chiến khu và đã có mặt trong Quốc Dân Đại Hội do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì ở Tân Trào, trên Việt Bắc.

Rồi ông bước vào một hoạt động khẩn trương nhất của cách mạng lúc ấy, gia nhập Vệ quốc đoàn, phụ trách công tác thông tin liên lạc toàn quân từ những ngày trứng nước trong ngành chuyên môn quan trọng này của quân đội.

Cũng như ở mọi công tác, việc viết lúc nào cũng là một thôi thúc đối với ông, chỉ khi viết được ra mới là xong nhiệm vụ. Hoàng Đạo Thúy đã viết: Thông tin liên lạc và những tập truyện ngắn có tính giáo dục, Báo cáo liên lạc vững, truyện Vượt suốt băng rừng bảo vệ đường dây...

1964, Hoàng Đạo Thúy cho là đời mình đã vào một đoạn mới: đoạn viết. Tôi đã được dịp đến thăm nhà ông khi ông ở "đoạn viết" ấy. Làng Đại Yên - làng có nghề lâu đời trống và hái thuốc nam bán các chợ trong thành phố. Một nếp nhà tranh tre bé nhỏ rồi mấy năm sau, đơn vị bộ đội đã xây tường và lợp mái ngói. Trước thềm, cái hỏa lò và bày bên là giá gạo và mớ rau. Mỗi bữa, ông tự thổi nấu. Ông lo lấy bếp núc. Ông không muốn con cháu hầu ha. Cũng không phải mảy may ở ẩn, đấy là giữa đời thường, vẫn như thuở hướng đạo sinh đi cắm trại, mọi việc nhất nhất đều tự tay làm như ngày trước mà tôi đã từng làm tráng sinh trong tráng đoàn tây Sơn của đoàn trưởng Lê Vĩnh Tuy, đã được cùng các huynh trưởng đi cắm trại ở Bãi Sậy, ở vườn đền Lý Bát Đế, ở cốt 400 trên núi Tam Đảo. Vẫn như ngày trước, cách xử sự, mọi sinh hoạt và một tấm lòng. Tôi xin ghi lại câu của vị lão trượng cực kỳ minh mẫn đã viết trong lời đề tặng cho tôi ở quyển Đất nước ta:

"Từ những ngày "Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội", tôi đã rõ anh là vào loại "tri" với văn của tôi. Các "nhà" văn bây giờ ít để ý đến ý văn của tiếng, nét nhạc của lời, lại chuốc nhiều tiếng ngoài quá, nên không thể vừa tai với lối viết nôm na của một anh đáng lẽ đi rồi, mà đi không đứt. Được anh hiểu, thì chắc chắn đồng bào cũng hiểu cái lòng của tôi, là mong sao đồng bào giữ lấy truyền thống đất nước này. Thế thôi mà. (1/4/1990).


Người và cảnh Hà Nội
Hoàng Đạo Thúy, NXB Hà Nội

Ở giai đoạn viết này, Hoàng Đạo Thúy đã như tự nhiên và tất nhiên trở thành nhà Hà Nội học. Nhà Hà Nội học bẩm sinh. Những tác phẩm về phố phường Hà Nội viết theo trí nhớ và sự suy nghĩ của mình. Thăng Long – Đông Đô - Hà Nội,Phố phường Hà Nội xưa. Không bao giờ ai có thể cứ nhẩn nha và tỉ mỉ đến như thế về phố Hàng Gai và các ngõ ngách đầu phố cuối phố - bởi đấy là nơi ông đã ra đời và cả tuổi ấu thơ ở đường phố ấy.

Nhưng công phu hơn cả, một công trình đáng lẽ là việc của một tập thể mới làm nổi, mà một mình Hoàng Đạo Thúy đã cáng đáng đảm đương đến chữ sau cùng. Đó là tác phẩm Đi thăm đất nước. Đi thăm đất nướclà một tập bách biên niên, là một dư địa chí về tất cả các tỉnh, từ mũi Cà Mau nhô ra biển Đông lên đến Cao nguyên Đồng Văn tỉnh Hà Giang trên biên giới phía Bắc. Ở mỗi địa phương, người đọc có thể tra cứu được dân số, dân tộc, thổ cư, thổ ngơi, phong tục tập quán, đường sá, sông ngòi, di tích lịch sử và cách mạng. Đó là bộ Kiến văn tiểu lục của nhà bác học Lê Quý Đôn thời nay.

Rồi khi đất nước đã giải phóng, nhà văn hóa lão thành Hoàng Đạo Thúy lại cất công vào miền Nam, đi nhiều nơi, từ Trà Vinh lên miền Đông, như kiểm tra lại những thay đổi đã mấy chục năm xa cách rồi trở về cặm cụi viết lại bộ sách trên 700 trang khổ lớn và cũng đặt lại một cái tên thật khoáng đạt và thân thương: Đất nước ta.


Đi thăm đất nước
Hoàng Đạo Thúy, NXB Văn hóa

Trong dịp in Trai nước Nam làm gì? lần này tôi đã không bàn nhiều về tác phẩm tâm huyết mà Hoàng Đạo Thúy đã viết ra khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai vừa bùng nổ. Trước và sau Trai nước Nam làm gì?, những hoạt động của Hoàng Đạo Thúy và những tác phẩm Sát Thát, Kể chuyện Lam Sơn, Ông cha ta đánh giặc thế nào đã xây dựng nên hình ảnh và tư tưởng tác phẩm chính yếu này rồi. Chỉ nhấn mạnh một điều rằng Trai nước Nam làm gì? đã được ra đời ở thời kỳ đất nước còn trong vòng nô lệ, mà lại để in công khai, vậy phải viết thế nào cho lọt mắt các nhà cầm quyền, thế mà cũng đã bị kiểm duyệt Pháp xóa bỏ nhiều đoạn (đến bây giờ không bổ sung lại được). Trước khi bước vào hoạt động cách mạng, đây là lời của chí hướng một chiến sĩ đã được giải bày.

Trai nước Nam là gì? Vẫn như phong độ riêng của nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy, công cuộc cả đời nghề thày dạy con người nên người, trong tình hình nước sôi lửa bỏng thời kỳ ấy, câu hỏi trên đầu trang sách chính là Hoàng Đạo Thúy đã thổ lộ gửi gắm, một nhắn nhủ, một điều bắt người đọc thức thời phải trả lời: Anh... tôi biết rằng tôi có thể nói thẳng với anh.

(1984)

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm cho trọn chức trách của chúng ta

    21/10/2016Lê Huy Tuấn (gt)Nghề dạy học luôn là một trong những nghề cao quý nhất. Đồng thời cũng là một nghề mang trọng trách lớn đối với xã hội. Trong lịch sử nền giáo dục nước ta, nhiều người thầy đã có những cống hiến lớn lao cho nghề dạy học. Một trong những người hầy như thế là thầy Hoàng Đạo Thuý (1900-1994). Từ những năm 30 của thế kỷ trước, thầy đã tham gia dạy học và cùng với Trần Duy Hưng, Tạ Quang Bửu, Trần Văn Khắc, Ngô Thế Tân là những người đi tiên phong trong các hoạt động của hội hướng đạo sinh...
  • Thầy giáo Hoàng Đạo Thúy

    07/10/2016Minh NghĩaĐời tôi sung sướng nhất được làm học trò thầy Hoàng Đạo Thúy. Thầy sinh năm 1900 trong một gia đình trí thức truyền thống ở Hà Nội, ông thân sinh sớm từ quan về dạy học. Bước vào đời, thầy chọn nghề giáo. Sự nghiệp của thầy bắt đầu từ năm 1920, thầy sớm nổi tiếng về đức độ, trên kính dưới nhường, trí tuệ uyên thâm...
  • Hãy tự xét mình

    01/02/2010Hoàng Đạo CungNăm 1943, nhà giáo dục Hoàng Đạo Thúy viết cuốn sách “Trai nước Nam làm gì?" để kêu gọi thanh thiếu niên Việt Nam rèn luyện chở ngày giúp nước...
  • Cụ Hoàng Đạo Thúy và công cuộc giáo dục thanh thiếu nhi Việt Nam

    16/09/2014Là một nhà nho yêu nước, vừa dạy học, cụ Hoàng Đạo Thúy đã chú tâm nghiên cứu, tìm kiếm các phương pháp giáo dục thanh thiếu nhi một cách toàn diện và hoàn thiện...
  • Tinh thần người công dân, người chủ nhân của đất nước

    23/07/2011Bùi Quang MinhBài viết này không phải để đáng bóng tên tuổi anh, bởi vàng bạc, kim cương... đã tự nó theo thời gian đã "bóng loáng" trong lòng mọi người. Bởi vậy, chẳng cần nêu tên tuổi, chỉ cần nêu bài học rút ra...
  • Bài thơ cuối cùng của thầy giáo Hoàng Đạo Thúy

    24/12/2010Trần Kiến QuốcNgày 15/4/1946, theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch, Trường Cán bộ Việt Nam (tiền thân là Quân chính kháng Nhật) được đổi thành Võ bị Trần Quốc Tuấn, thực hiện đào tạo cán bộ chỉ huy cấp trung, đại đội trong thời gian 6 tháng. Người đã bổ nhiệm ông Hoàng Đạo Thuý, một nhà giáo yêu nước, nguyên Trưởng phòng thông tin (Bộ Tổng Tham mưu) làm Hiệu trưởng...
  • Cụ Hoàng Đạo Thúy: Người Hà Nội

    05/02/2010Hải NhâmHoàng Đạo Thúy sinh ra đúng năm đầu thế kỷ trong một gia đình nhà Nho nền nếp. Thuở nhỏ, cụ thường thấy nhà mình đông học trò đến học và ôn luyện để đi thi hương, thi hội; bởi cha cụ - nhà Nho yêu nước Hoàng Đạo Thành - từng là một chí sĩ trong phong trào Duy Tân, cũng là giáo học.
  • Kỷ vật cho muôn đời

    16/05/2009Là một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, song Bác Hồ rất giản dị trong cuộc sống, bộ sưu tập “Đồ dùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh” là một trong những sưu tập hiện vật quý. Đó là những hiện vật liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của Bác ở trong nước cũng như nước ngoài.
  • xem toàn bộ