Nhà chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng: Học để làm người
Theo cụ Huỳnh Thúc Kháng: Cái trường học để "làm người" đó tức là cái cõi đời ta vậy. Bao nhiêu sự khốn khó ở đời, bao nhiêu sự kinh nghiệm người trước để lại đều là những bài dạy cho ta. "Làm người" ở đời đã khó như trên đã nói, thì "học làm người" chắc không phải chuyện dễ"...
Năm nay, lễ dâng hương tưởng niệm 60 năm ngày mất của Cụ Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947) đã được tổ chức long trọng sáng 21/4 tại đỉnh núi Thiến Ấn (Quảng Ngãi), nơi đặt di tích mộ của nhà chí sĩ yêu nước. 60 năm trước, khi hay tin Cụ Huỳnh qua đời trên đường đi công tác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết đầy xúc động:
"Cụ Huỳnh là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà trước đây Cụ bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo mười mấy năm trường, gian nan cực khổ. Nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của Cụ chẳng những không sờn, lại thêm cương quyết. Cụ Huỳnh là người giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời Cụ không cần danh vị, không cần lợi lộc, không thèm giàu sang. Cả đời Cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập".
Sinh ra trên mảnh đất "Quảng Nam hay cãi", Cụ suốt đời trung trinh gìn giữ tiết tháo của một nhà nho chân chính chỉ biết lấy lợi quyền của người lao động là mục tiêu hành sự. Nhà nghèo nhưng thông minh, lại cần cù, chăm chỉ, nên Cụ thi đỗ cao từ khá sớm: 24 tuổi đỗ đầu kỳ thi Hương (giải nguyên); 28 tuổi đỗ đầu kỳ thi Hội (hội nguyên). Cụ cùng với Trần Quý Cáp, Nguyễn Đình Hiến và Phạm Liệu được truyền tụng là "tứ hổ" của tỉnh "chưa mưa đã thấm" thời đó vì tài cao và học rộng...
Là một trí thức luôn ưu thời mẫn thế, Cụ Huỳnh không bao giờ lảng tránh thời cuộc. Ngay khi còn đầu xanh, Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng đã tham gia phong trào Duy Tân năng nổ tới mức bị chính quyền thực dân Pháp đày ra Côn Đảo suốt từ năm 1908 tới năm 1921. Thoát vòng lao lý, mặc dù nhận thức được rất rõ ràng những mối hiểm nguy của con đường đấu tranh công khai với cường quyền, Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng vẫn không chịu bó tay trên cương vị Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ, vẫn trước sau như một giữ thái độ khảng khái vì dân, vì nước.
Trước sau như một, Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng chỉ ham chuộng ánh sáng của nghĩa khí, trí tuệ và học vấn. Trong một bài đăng trên Báo "Tiếng dân" mà Cụ đã lập ra, Cụ viết: "Có một câu vắn tắt mà có thể bao quát được toàn thể và công dụng của sự học là: Học để làm người!".
Cụ lý giải: "Cái học làm người này, nói về học khóa cần thiết thì người thông thường ai cũng có thể theo sức lực cùng bản năng của mình mà làm hết phận sự; mà nói đến chỗ cao điệu thì dầu thánh hiền hào kiệt cũng không ai dám tự phụ, rằng đã làm được hoàn toàn cực điểm. Bởi vì, đã làm "người" thì ai cũng là người, mà nói đến sự làm người thì rất là mênh mông mà không có hạn lượng. Trăm năm ngắn ngủi, trẻ, lớn, già, chết không cái gì mới lạ.
Song kẻ thì thánh hiền hào kiệt, kẻ thì ngu tiện dung phàm; người thì có công với nhân loại, muôn đời ai cũng hinh hương, người lại hại giống hại nòi, trăm miệng cũng đều thóa mạ. Không những thế mà thôi, làm một người về thời đại cổ, và làm một người ở thời đại nay khác nhau; làm người ở nước giàu mạnh với làm người ở nước hèn yếu khác nhau, suy ra đối với nước nhà mình và đối với nhân loại chung, nên làm người thế nào. Cảnh địa của người trăm chiều không đồng nhau thì cái cách làm người cho xứng đáng thích hợp cũng không phải cùng một cách.
Những chuyện mấy bậc vĩ nhân Đông Tây xưa nay, biết bao nhiêu điều đủ làm gương cho người sau học theo mà người nào cũng có chân tướng người nấy, mỗi người dạy cho người sau một việc; bắt chước được một việc thì dầu ai đọc thuộc trăm nghìn quyển sách cũng chẳng hơn chi.
Cái trường học để "làm người" đó tức là cái cõi đời ta vậy. Bao nhiêu sự khốn khó ở đời, bao nhiêu sự kinh nghiệm người trước để lại đều là những bài dạy cho ta. "Làm người" ở đời đã khó như trên đã nói, thì "học làm người" chắc không phải chuyện dễ".
Tây Hồ Phan Chu Trinh từng viết tặng Cụ Huỳnh: "Khách lai vô thoại chỉ đam thư" (Khách đến không nói chỉ mê sách). Bản thân Cụ Huỳnh cũng có lần thổ lộ: "Tôi, một anh học trò gốc sinh trưởng nhà nông nghèo trong thôn quê, đã là cái hoàn cảnh phác dã, thô vụng, khô khan, quê kệch, gia dĩ đặc tính trời phú ham mê về sự học, nửa đời người tôi, ngoài cái văn thơ sách vở ra, gần như không có gì gọi là "mỹ cảm".
Bởi vậy, trong bạn lứa anh em đồng thời với tôi... thường có lời nhạo tôi là "lão phác" vì không biết bốn cái hứng thú mà làng văn thích ngoạn thưởng:
1. Không biết uống rượu.
2. Không biết chơi hoa.
3. Không biết ngắm sắc.
4. Không biết thưởng sơn thủy".
Khi Cách mạng Mùa thu năm 1945 thành công, Cụ Huỳnh đã hân hoan viết: "Sướng ơi là sướng! Thoát thân nô mà làm chủ nhân ông. Vui thật là vui! Đổi quyền vua làm dân quốc mới". Mặc dù biết mình không hẳn đã nhận thức được hết những tư tưởng mà những người cộng sản truyền bá ở Việt
"Ất Dậu trước đến Ất Dậu này thực khác xa. Trước là kinh thành thất thủ, là mất nước; nay là cách mạng, là giải phóng...".
Trước sau như một, Cụ Huỳnh vẫn chủ trương đại đoàn kết quốc dân cho sự nghiệp bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc, xung quanh biểu tượng ái quốc là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước khi qua đời, trong những lời trối trăng với đại diện các đảng phái, Cụ Huỳnh đã viết: "Chủ nghĩa gì cũng chẳng nên trò, nếu còn là dân nô lệ. Mong anh em hãy thực hiện ngay đại đoàn kết xung quanh Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng xuất chúng, vị anh hùng của dân tộc...".
Hiểu rõ tâm sự của Cụ Huỳnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời Cụ Huỳnh ra Hà Nội tham gia chính quyền mới. Vốn mến mộ danh tiếng nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc, Cụ Huỳnh dù tuổi đã cao nhưng vẫn đồng ý ra Bắc, dù chỉ để gặp mặt người yêu nước tri kỷ mà mình đã mến mộ từ lâu chứ chưa định ngồi vào vị trí nào trong chính quyền mới. Và nhận rõ thời điểm "quốc gia hữu sự", Cụ Huỳnh đã đồng ý làm người lãnh đạo chính thức của Bộ Nội vụ (tiền thân của Bộ Công an) trong Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Cụ cũng nhận lời làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt
"Tôi bệnh nặng chắc không qua khỏi. Bốn mươi năm ôm ấp độc lập và dân chủ, nay nước đã được độc lập, chế độ dân chủ đã thực hiện, thế là tôi chết hả. Chỉ tiếc không được gặp Cụ lần cuối cùng. Chúc Cụ sống lâu để dìu dắt quốc dân lên đường vinh quang hạnh phúc. Chào vĩnh quyết"...
Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng từng rất tâm đắc với câu danh ngôn của nhà bác học Pháp Pasteur: "Đạo lý vẫn không có quê hương, mà nhà học giả phải có một cái quê hương". Cụ đã sống và làm việc cả đời cho quê hương Việt
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường