Đô thị - thiên đường hay nấm mồ của nhân loại
Dân Đô thị xài năng lượng nhiều hơn nông thôn - các thành phố ngốn tài nguyên hơn bất cứ một loại định cư nào.
Sự tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng của các thành phố là vô hạn, nhưng trái đất chỉ cung cấp có hạn. Dùng vượt giới hạn đó, loài người không còn chốn sống, khi ấy thành phố không phải là thiên đường mà nấm mồ khổng lồ thật sự.
Gia tài 300 triệu năm dùng bao lâu?
Chúng ta đều biết nguồn năng lượng con người đang sử dụng được khai thác từ các nguồn khoáng sản trong lòng đất hình thành do xác động vật hóa thạch cách đây khoảng 300 triệu năm. Tức là dầu, khí, than….những nguồn tguyên liệu không thể tái sinh.
Người ta tính được mỗi năm toàn cầu tiêu thụ tới 40% vật liệu (các loại) khai thác từ tự nhiên để xây dựng các công trình (đường giao thông, nhà máy, nhà cửa, cầu cống…). Các công trình xây dựng tiêu thụ từ 36% - 45% nguồn năng lượng của mỗi quốc gia. Chỉ riêng nước cho hoạt động xây dựng trên toàn cầu đã chiếm 1/6 nguồn cung cấp nước sạch.
Lấy vài quốc gia điển hình về tăng mức tiêu thụ năng lượng. Chiếm chưa đầy 5% dân số thế giới, nhưng người Mỹ ngốn hết 20% lượng xăng dầu tiêu thụ trên toàn thế giới. Chính vì thế mà từ năm 1965, King Hubbert (người của hãng Shell) đã cảnh báo cho dân Mỹ lượng dầu khai thác của họ sẽ đạt đỉnh vào năm 1956 - 1970, sau đó tụt dốc và phụ thuộc nhập khẩu. Đúng như vậy, nước Mỹ vốn là quê hương của dầu mỏ, giờ trữ lượng chỉ còn 3% trong khi 80% trữ lượng dầu chưa khai thác nằm ở Trung Đông.
Tăng trưởng đô thị, thị trường ô tô của Trung Quốc cũng tăng tới 40%/năm, nó góp phần làm nước này phải nhập thêm tới 120 triệu tấn nhiên liệu/ năm. Cứ đà này, tới năm 2050 Trung Quốc sẽ phải nhập đến nửa sản lượng than trên thế giới.
Đó mới là nói đến dầu mỏ, còn đất đai, người Mỹ, người Ả Rập, Ấn Độ đều nói: “Đất là tài sản của con cháu - xài hết, con cháu lấy đâu ra nữa”? Toàn lục địa trừ diện tích đóng băng vĩnh cửu (1.360 triệu ha), còn 13.340 ha phần lớn ở chỗ quá lạnh, quá nóng, quá dốc, quá nghèo dinh dưỡng, quá mặn, quá phèn… thành ra chỉ có 3.030 triệu ha canh tác.
Chia bình quân đầu người 0,23ha Châu Á - Thái Bình Dương dưới 0,15ha, Việt Nam 0,11 ha. Xin nhớ, theo tính toán của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc(FAO), với trình độ công tác hiện nay, để có đủ lương thực thực phẩm, mỗi người chỉ cần tới 0,4 ha đất canh tác, đến năm 2050 nhân loại sẽ đón thêm 3 tỉ thành viên mới sẽ cần thêm 10 tỉ đất canh tác cho 9,2 tỉ miệng ăn. Vậy năng lượng, đất đai là hai cuộc khủng hoảng đáng sợ nhất với loài người trong viễn cảnh.
Họa vô đơn chí
Tất nhiên, sự tăng trưởng đô thị không chỉ làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, mà còn gây ô nhiễm môi trường sống cho chính nó.
Các hoạt động của con người từ việc tốt các nhiên liệu phát quang cánh rừng, đến lấp sông, hồ…sẽ tạo ra nồng độ khí nhà kính cao hơn mức mà thực vật và đại dương có thể hấp thụ đầu làm trái đất nóng lên. Nếu không có biện pháp giảm phát tán CO2 vào không khí, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 - 4,50 C vào năm 2050.
Hậu quả thì rất nhiều, nhưng điều người ta nói đến nhiều nhất là sự biến đổi khí hậu: tăng các tần suất bão, mưa lớn, nhiệt độ cao, hạn hán… Nghiêm trọng nhất, nó gây tan băng làm nước biển dâng. Kịch bản lạc quan nhất( dâng thêm 0,18 - 0,38m), xấu nhất (đến 0,9m) đều diễn ra trong vòng 30 - 40 năm tới. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam và Bangladesh là hai nước chịu tác động thế giới khi nước biển dâng. Phần lớn các vùng đât màu mỡ nhất của Việt Nam sẽ bị chìm ngập.
Đô thị là thủ phạm
Các thành phố phát triển quá mức, tiêu thụ một lượng hàng hóa khổng lồ năng lượng, lương thực thực phẩm và nước… Rồi các thành phố lại đưa các loại rác, nước thải, khí ô nhiễm ra bên ngoài thành phố.
Cả hai quá trình này đều phá vỡ sự cân bằng sinh thái - từ khu vực đô thị đến mức độ quốc gia và toàn cầu. Người ta chống sự ra đời những phố siêu lớn, do nó không đủ khả năng xử lý các loại rác thải làm ô nhiễm dòng chảy nước mặt, nước ngâm, ven biển...
Một kết luận của Tổ chức Môi trường Thế giới: "Ô nhiễm không khí không biên giới - với 80% lượng khí nhà kính hiện nay dẫn đến biến đổi khí hậu toàn câu là từ các thành phố". Sự biến đổi đó làm nhiệt độ trái đất khắc nghiệt hơn - thế là dẫn tới việc phải làm mát hoặc sưởi ấm các thành phố, như vậy chi cho năng lượng lại cao hơn hậu quả lượng phát thải khí nhà kính cũng tăng theo. Chu trình này như một vòng luẩn quẩn của con người trong cuộc chiến với chính các hậu quả do nó gây ra.
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015