Hoàn cảnh hậu hiện đại
Mục lục
Dẫn nhập
1 Trường nghiên cứu: Tri thức trong các xã hội tin học hóa.
2. Vấn đề: Sự hợp thức hóa
3 Phương pháp: Các trò chơi ngôn ngữ
4 Bản tính của mối liên kết xã hội: Giải pháp hiện đại
5 Bản tính của mối liên kết xã hội: Viễn tượng hậu hiện đại
6. Dụng học của tri thức tự sự
7 Dụng học của tri thức khoa học
8. Chức năng tự sự và sự hợp thức hóa tri thức
9. Các đại tự sự để hợp thức hóa tri thức
10. Sự giải-hợp thức hóa
11. Sự nghiên cứu và sự hợp thức của nó thông qua tính hiệu quả thực hiện
12. Giáo dục và sự hợp thức của nó thông qua tính hiệu quả thực hiện
13. Khoa học hậu hiện đại như sự tìm kiếm những cai bất ồn định
14. Hợp thức hóa thông qua sự nghịch biện
Danh mục tác phẩm của J. F. Lyotard theo thứ tự thời gian
Lời giới thiệu
Quyểnsách mang tính chất của một cương lĩnh. Nó mô tả sự biến chuyển từ hiện đại sang hậu hiện đại; về phương diện xã hội học, những biến chuyển nhanh chóng của xã hội tất yếu dẫn đến sự về tâm trạng và hình thành nên một tâm thức (esprit) mới: tâm thức hậu hiện đại; về phương diện triết học, các hình thức hợp thức hóa cho khoa học cũng lâm vào tình trạng bế tắc, đặt ra một hoàn cảnh (condition) mới: hoàn cảnh hậu hiện đại cần được giải quyết về mặt khoa học và triết học…….
(……) Đó là một nỗ lực mới nhằm thức tỉnh trước những nguy cơ cám dỗ để tiếp tục suy tưởng và kiến tạo những hình thức mới phù hợp hơn để cứu vãn và bảo vệ những giá trị đích thực của hiện đại: sự tự do và sự khai phóng cá nhân (…….) Lyotard chủ trương sự cần thiết của một quan niệm công bằng về sự truyền thông, trong đó không chỉ cho phép tồn tại mà còn bảo vệ sự đa dạng ( những dị biệt và bất đồng thuận), có thể liên tục phá vỡ sự đồng thuận tạm thời.
Dẫn nhập
Đối tượng của công trình nghiên cứu này là hoàn cảnh của tri thức trong các xã hội phát triền nhất. Chúng tôi quyết định gọi hoàn cảnh đó là "hậu hiện đại Từ này được dùng trên lục địa châu Mỹ, dưới ngòi bút của các nhà xã hội học và các nhà phê bình. Nó chỉ trạng thái của văn hóa sau những biến đối tác động đến các quy tắc trò chơi (các luật chơi) của khoa học, văn học và nghệ thuật từ cuối thế kỷ XIX. Ở đây chúng tôi sẽ đinh vị các biến đối này bằng mối quan hệ của chúng với cuộc khủng hoảng của các tự sự (truyện kể) (récits) .
Khoa học ngay từ đâu là xung khắc với các tự sự. Xét theo các tiêu chí riêng của khoa học thì ẩn sau phần lớn các tự sự là các huyền thuyết hoang đường (fables) (sự hư cấu) Nhưng vì khoa học không chỉ dừng ờ việc nêu lên các quy luật hữu ích, mà còn tìm kiếm sụ thật, nên nó cần phải hợp thức hóa (légitimer) các quy tắc trò chơi của mình.
Vì thế nó phát biểu một diễn ngôn họp thức hóa (undiscours de légitimation) đối với bán thân nó và gọi diễn ngôn đó là triết học. Khi siêu diễn ngôn (métadiscours) này công khai viện đến một đại tự sự nào đó, chẳng hạn đến phép biện chứng của tinh thần, giải minh học hay thông diễn học về ý nghĩa (herméneutique du sens), sự giải phóng chủ thể lý tính hay chủ thể lao động, sự phát triển của cải v… v …thì người ta quyết định gọi khoa học nào dựa vào đó đề tự hợp thức hóa là "hiện đại". Chính vậy nên chẳng hạn quy tắc đồng thuận giữa người phát và người nhận một thông báo có giá tri chân lý (đúng/sai) được coi là chấp nhận được nếu nó được đặt trong triển vọng một sự nhất trí có thể có giữa các đầu óc duy lý: đấy là tự sự của thời khai sáng, nơi nhân vật của tri thức làm việc cho mục đích đạo đức-chính trị tốt đẹp, cho nền hòa bình phổ quát. Qua trường hợp này, ta thấy rằng khi hợp thức hóa một tri thức băng một siêu tự sự vốn bao hàm một triết học về lịch sử, ta sẽ đi đến tự vấn về tính hợp thức của các thiết chế chi phối mối liên kết xã hội, bởi vì các thiết chế này cũng cần được hợp thức hóa. Như vậy, công lý cũng như chân lý, đều liên quan với đại tự sự.
Nói một cách thật đơn giản, "hậu hiện đại" là sự hoài nghi đối với các siêu tự sự. Nó hiển nhiên là kết quả của sự tiến bộ của các khoa học; nhưng sự tiến bộ này đến lượt nó lại tiền giả định sự hoài nghi đó. Tương ứng với sự già cỗi của cơ chế siêu tự sự trong việc hợp thức hóa là sự khủng hoảng của nền triết học siêu hình học, cũng như sự khủng hoảng của thiết chế đại học phụ thuộc vào nó. Chức năng tự sự mất đi các người mang chức năng: các anh hùng lớn, các hiềm họa lớn, các chuyến hải hành lớn và mục đích lớn. Nó tan ra thành từng mảng các yếu tố ngôn ngữ mang tính tự sự, nhưng cũng là tính sở thị, tính chỉ thi, tính miêu tả, v.v... và mỗi thứ đó mang chở theo mình những trị số dụng hành (valences pragmatiques) sùi generis (đặc thù). Mỗi người chúng ta sống ở ngã tư đường hay nơi giao nhau của nhiều yếu tố đó. Chúng ta không nhất thiết tạo nên những kết hợp ngôn ngữ ổn định, và những thuộc tính của những kết hợp mà chúng ta tạo nên không nhất thiết là có thề tương thông với nhau được.
Như vậy, xã hội tương lai sẽ ít phụ thuộc vào một nhân loại học (kiểu)
Chúng chỉ định hình bằng những mảnh ghép,và đó là quyết định luận cục bộ. Dù vậy, nhưng người ra quyết định vẫn tìm cách điều khiển các đám mây mang tính xã hội này theo các ma trận đầu vào/đầu ra, phù hợp với logic bao hàm tính thông ước (commensurabilité: tính có thể so sánh được với nhau) của các yếu tố và tính có thể xác định được của chỉnh thề. Nhờ những người ra quyết định ấy mà cuộc sống chúng ta được tăng thêm quyền lực
Việc hợp thức hóa về phương hiện công bằng xã hội cũng như chân lý khoa học là sự tối ưu hóa các năng suất làm việc của hệ thống: tính hiệu quả. (Nhưng), việc áp dụng tiêu chí nào cho tất cả trò chơi của chúng ta sẽ không diễn ra nếu không có một nổi khiếp sợ nào đó, dịu dàng hay cứng rắn: Phải cùng thao tác, tức là thông ước với nhau, hoặc hãy biến đi chỗ khác!
Logic (của sự tìm kiếm) hiệu quả cao hơn như thế chắc chắn là không đứng vững về nhiều mặt, nhất là trong lĩnh vực xã hội-kinh tế, ta gặp phải một mâu thuẫn: logic này đồng thời 'muốn vừa ít lao động (để hạ phí tổn sản xuất) vừa nhiều lao động (để giảm nhẹ gánh nặng xã hội đối với bộ phận dân cư không hoạt động). Nhưng sự hoài nghi bây giờ là người ta không còn chờ đợi một lối thoát ra khỏi những sự bất ồn ấy được nữa, như Marx đã từng làm.
Tuy nhiên hoàn cảnh hậu hiện đại xa lạ với sự vỡ mộng, cũng như với tính thực chứng mù quáng của sự giải hợp thức hóa. Tính hợp thức nằm ở đâu, sau các siêu tự sự Nếu tiêu chí thao tác là có tính công nghệ, thì nó không thích hợp để phán xét về cái thật và cái đúng. Hay là sự đồng thuận đạt được qua tranh luận, như Habermas nghĩ? Sự đồng thuận này vi phạm thô bạo tính không thuần nhất của các trò chơi ngôn ngữ Và, (thật ra) sự phát minh luôn được thực hiện trong sự bất đồng ý kiến. Tri thức hậu hiện đại không chỉ là công cụ của các quyền lực. Nó rèn giũa sự nhạy cảm của chúng ta đối với những khác biệt và tăng cường khả năngcủa chúng ta đề chịu đúng sự bất thông ước. Nền tảng của chính nó không phải ở sự thuần nhất (đồng thuận) (homologie) của các chuyên gia, mà ở sự nghịch biện (paralogie) của các nhà phát minh.
Vấn đề đặt ra ở đây là: một sự hợp thức hóa mối liên kết xã hội, một xã hội công bằng, liệu có thềthành hiện thực được không theo một nghịch lý tương tự nghịch lý của hoạt động khoa học? Sự hợp thức hóa ấy nằm ở đâu?
Văn bản tiếp theo đây là được viết theo hoàn cảnh. Đó là bản báo cáo về tri thức trong những xã hội phát triển nhất được trình ra hội đồng các trường đại học trực thuộc chính quyền Québec theo yêu cầu của ông chủ tịch hội đồng. ông này lại có nhã ý cho phép công bố nó ởPháp: xin cám ơn ôngvì điều đó.
Dẫu sao, báo cáo viên là một triết gia, không phải một chuyên gia. Chuyên gia biết cái ông ta biết và cái ông ta không biết, còn triết gia thì không. Một người kết luận, một người tra vấn, đó là hai trò chơi ngôn ngữ khác nhau. ở đây hai vai trò này trộn lẫn vào nhau, tới mức cả người này lẫn người kia đều không làm tốt vai trò của mình? Nhà triết học ít ra còn có thề tự an ủi bằng cách nói rằng sự phân tích mang tính hình thức và dụng học được phản ánh trong báo cáo về một số diễn ngôn hợp thức hóa, những diễn ngôn triết học và đạo đức-chính trị, là được đưa ra sau khi bản thân mình đã trải nghiệm. Một sự phân tích như vậy có thể được tiến hành hơi nghiêng về xã hội học, điều đó tất nhiên sẽ cắt xén nó nhưng cũng là đặt nó vào những khuôn khổ xác định.
Bản báo cáo này là vậy, và tôi xin tặng nó cho Viện Bách khoa triết học thuộc Đại học Paris VIII (Vincennes) vào một thời điểm rất có tính hậu hiện đại khi trường đại học này đang có nguy cơ bị xóa sổ và cái viện này bắt đâu được sinh ra.
Nội dung khác
Review sách “Trí tuệ giả tạo – Internet đã làm gì chúng ta”
17/05/2019Cố thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ ra điều người Nhật vượt trội tất cả các quốc gia châu Á, riêng Singapore mất 10-15 năm mới gần bằng họ
31/12/2018L.TPhật giáo trong thời đại chúng ta
14/11/2018Nhiều tác giảDẫn nhập về hạnh phúc
08/06/2016Chúng ta thừa kế di sản nào?
05/10/2007Tuấn Đông (lược thuật)Suy Tưởng
01/09/2007Bùi Quang MinhFriedrich Hayek - Cuộc đời và sự nghiệp
17/09/2007Alan EbensteinDịch giả Mai Sơn: 'Không có thần đồng trong triết học'
28/07/2007Lê Tân thực hiệnKhảo luận thứ hai về chính quyền - Chính quyền dân sự
22/07/2007Tùng ThưCon người, dân tộc và các nền văn hóa: chung sống trong thời đại toàn cầu hóa
15/06/2007