Phê phán tính hiện đại
Tính hiện đại, sự có mặt của nó chiếm vị trí trung tâm trong những suy nghĩ và thực tiễn của chúng ta từ hơn ba thế kỷ qua, và hiện nay đang bị xem xét lại, bị từ bỏ hoặc định nghĩa lại là cái gì vậy?
Ý tưởng về tính hiện đại, dưới hình thức tham vọng nhất của nó, từng là sự khẳng định rằng: con người là những gì mà nó làm, do đó, phải có một sự tương ứng ngày càng chặt chẽ giữa sản xuất được khoa học, công nghệ hay quản lý làm cho có hiệu quả hơn, cách tổ chức xã hồi được điều tiết bằng luật pháp và đời sống cá nhân được lợi ích cũng như ý chí tự giải thoát khỏi mọi ràng buộc thúc đẩy, khích lệ.Sự tương ứng giữa một nền văn hóa khoa học, một xã hội quy củ và những cá nhân tự do dựa vào cái gì, nếu không phải là vào chiến thắng của lý ttrí?Chỉ có nó mới thiết lập được một sự tương ứng giữa hành động của con người và trật tự của thế giới, điều mà các tư tưởng tôn giáo cũng đã từng tìm kiếm, nhưng đã bị tê liệt vì mục đích luận cố hữu của các tôn giáo độc thần dựa vào một thần khải. Chính lý trí đã thúc đẩy khoa học và những ứng dụng của nó, cũng chính lý trí làm cho đời sống xã hội thích nghi với những nhu cầu cá nhân hay tập thể, cuối cùng, cũng chính nó thay thế cho sự độc đoán và bạo lực bằng Nhà nước pháp quyền và thị trường. Hành động
Nhưng chính sự khẳng định chủ yếu này đã bị những người phê phán tính hiện đại phản bác hoặc từ bỏ.
Tự do, hạnh phúc cá nhân hay sự thỏa mãn những nhu cầu là hợp lýở chỗ nào? Cứ chấp nhận rằng sự độc đoán của nhà vua và sự tôn trọng những tập quán địa phương và nghề nghiệp là đi ngược lại với sự hợp lý hóa sản xuất và sản xuất đòi hỏi phá bỏ các vật chướng ngại, đẩy lùi bạo lực và thiết lập một Nhà nước pháp quyền. Nhưng điều đó chẳng có liên quan gì với tự do, dân chủ và hạnh phúc cá nhân mà người Pháp đang biết rất rõ, vì Nhà nước pháp quyền đã được dựng lên với chế độ quân chủ chuyên chế. Uy quyền lý trí hợp pháp gắn với nền kinh tế thị trường trong việc xây dựng xã hội hiện đại chắc chắn không đủ để chứng minh rằng tăng trưởng (kinh tế) và dân chủ có liên hệ với nhau bằng sức mạnh của lý trí. Sự liên hệ này chỉ có ở cuộc đấu tranh
Hơn thế nữa, như những nhà phê phán cấp tiến nhất nói: cái người ta gọi là sự thống trị của lý trí chẳng phải là sự kiểm soát ngày càng tăng thêm của hệ thống đối với các tác nhân, với sự chuẩn mực hóa và quy cách hóa mở rộng ra cả thế giới tiêu dùng và giao tiếp sau khi đã phá hủy tính độc lập của những người lao động đó sao? Đôi khi sự thống trị này được thực hiện một cách cởi mở, đôi khi lại theo lối độc đoán, nhưng trong tất cả các trường hợp này, tính hiện đại đều nhằm mục đích bắt mỗi người phải tuân theo những lợi ích của toàn thể, ngay cả và nhất là khi tính hiện đạiấy đòi phải có tự do cho chủ thể,dù cái toàn thể ấy là doanh nghiệp, quốc gia, xã hội hay chính bản thân lý trí. Chẳng phải là nhân danh lý trí và tính phổ biến của nó, mà con người phương Tây, nam giới, người lớn và có học, đã mở rộng sự thống trị của nó ra cả thế giới, từ những người lao động đến dân các thuộc địa, từ phụ nữ đến trẻ em đó sao?
Nhưng phương Tây đang trả lời rằng: từ lâu, từ thời Cách mạng Pháp (1789) biến thành thời Khủng bố, nó đã nghi ngờ thứ chủ nghĩa duy lý duy y chí ấy, thứ chuyên chế sáng suốt ấy. Trên thực tế, nó dần dần thay thế cách nhìn duy lý về vũ trụvà hành động của con người bằng một quan niệm khiêm nhường hơn, thuần túy công cụ, về tính hợp lý, ngày càng đưa tính hợp lý vào việc phục vụ cho những yêu cầu, những nhu cầu mỗi lúc một vượt ra khỏi .những quy tắc cưỡng ép của một thứ chủ nghĩa duy lý chỉ phù hợp với mộtxã hội sản xuất hướng tới tích lũy, hơn là tới tiêu dùng của đại đa số người, khi người ta ngày càng bước vào một xã hội tiêu dùng đại chúng. Thật vậy, cái xã hội bị tiêu dùng thống trị ấy, mà gần đây còn bị cả những phương tiện truyền thông đại chúng thống trịnữa, đã cách xa với CNTB thanh giáo và Werber lấy làm điểm quy chiếu.
Nhưng một số nhà phê phán khác đã lên tiếng chống lại quan niệm êm dịu về tính hiện đại ấy. Chẳng phải nó đang chìm vào sự vô nghĩa đó sao? Chẳng phải nó đang coi những đơn đặt hàng trực tiếp nhất, do đó ít quan trọng nhất, là có tầm quan trọng lớn nhất đó sao? chẳng phải nó đã mù quáng khi quy xã hội thành một thị trườngvà chẳng hề quan tâm gì tớinhững bất bình đẳng do nó làm tăng lên, cũng như tới sự hủy hoại môi trường thiên nhiên và xã hội do nó dấy nhanh lên, đó sao?
Để thoát khỏi sức mạnh của hai kiểu phê phán đó nhiều người bằng lòng với một quan niệm còn khiêm nhường hơn về tính hiện đại. Đối với họ, việc viện tới lý trí làm chỗ dựa không dựng lên được một kiểu xã hội nào cả, nó là một sức mạnh phê phán làm tan rã các độc quyền cũng như các thứ nghiệp đoàn, các giai cấp hay các hệ tư tưởng Anh, Hà Lan, Mỹ và Pháp đã bước vào tính hiện đại hằng một cuộc cách mạng và bằng việc bác bỏ chế độ chuyên chế. Hiện nay, khi từ cách mạng mang những nội hàm tiêu cực hơn là tích cực, người ta thích nói tới sự giải phóng hơn, dù là sự giải phóng một giai cấp bị áp bức, một dân tộc thuộc địa, những phụ nữ bị thống trị hay những thiểu số bị ngược đãi. Sự giải phóng ấy sẽ đưa tới cái gì? Đối với những người này nó sẽ đưa tới sự bình đẳng về cáccơ may, còn đối với những nguồn khác thì đưa tới một trạng thái đa văn hóa khá ôn hòa. Nhưng tự do chính trị phải chăng chỉ có tínhtiêu cực, mà
Một quan niệm êm dịu như vậy về tính hiện đại không tự xóa bỏ bản thân nó sao? Đó là điểm xuất phát của những sự phê phán hậu hiện đại.
Từ hình thức cứng rắn nhất đến hình thức mềm mại nhất, khiêm tốn nhất, ý tưởng về tính hiện đại đã mất đi sức mạnh giải phóng và sáng tạo của nó, khi nó được xác định bằng sự phá hủy các trật tự cũ và bằng thắng lợi của tính hợp lý khách quan hay công cụ. Nó cũng khó chống cự lại với những sức mạnh đối địch, cũng như sự kêu gọi cao thượng khó chống lại các quyền con người và sự gia tăng của thuyết khác biệt và chủ nghĩa chủng tộc.
Nhưng có nên chuyển sang phe bên kia và tán thành sự trở lại mạnh mẽ của các thứ chủ nghĩa dân tộc, các thứ chủ nghĩa riêng biệt, các thứ chủ nghĩa toàn thống, dù có tính tôn giáo hay không dường như đang tiến bước hầu khắp mọi nơi, ở những nước hiện đại hóa nhất cũng như ở những nước bị một sự hiện đại hóa cưỡng bức làm cho đảo lộn nhiều nhất? Để hiểu sự hình thành của những phong trào ấy, chắc chắn phải đặt ra một câu hỏi có tính phê phán đối với ý tưởng về tính hiện đại như nó đã được phát triển ở phương Tây, nhưng điều đó không thể nào biện minh cho sự từ bỏ cùng một lúc cả tính hiệu quả của lý trí công cụ, sức mạnh giải phóng của tư duy phê phán và chủ nghĩa cá nhân.
Như vậy là chúng ta đã đi tới điểm xuất phát của cuốn sách này. Nếu chúng ta không muốn trở về với truyền thống và tính cộng đồng, thì chúng ta phải tìm kiếm một định nghĩa mới cho tính hiện đại và một lý giải mới cho lịch sử "hiện đại” của chúng ta, mà nó thường chỉ được hiểu như sự lên ngôi, vừa tất yếu vừa giải phóng, của lý trí và của sự thế tục hóa. Nếu như tính hiện đại không thể chỉ được định nghĩa như sự hợp lý hóa và nếu như, ngược lại, coi tính hiện đại như một luồng những thay đổi không ngừng - cách nhìn này không chú trọng tới lohic của quyền lực và sự chống cự của những căn tính văn hóa thì chẳng phải rõ ràng là tính hiện đại được xác định chính bằng sự tách rời ngày càng tăng của thế giới khách quan, được lý trí tạo ra theo những qui luật thiên nhiên, khỏi thế giới của tính chủ thể,trước hết đó là thế giới của chủ nghĩa cá nhân, hay nói chính xác hơn, thế giới của một sự kêu gọi hướng tới tự do cá nhân, đó sao? Tính hiện đại đã đoạn tuyệt với thế giới thiêng liêng vừa có tính tự nhiên vừa có tính thần thánh, trong suốt đối với lý trí và đó cũng là thế giới được tạo ra. Tính hiện đại không thay thế nó bằng thế giới của lý trí và của sự thế tục hóa, bằng cách đẩy những mục đích cuối cùng vào một thế giời mà con người không thể nào đạt tới được, nó đã bắt phải tách một vhủ thểtừ trên trời xuống mặt đất, hóa thành người, khỏi thế giới của các đồ vật được các kỹ thuậtđiều khiển. Nó đã thay thế sự thống nhất của một thế giới được ý chí thần thánh, lý trí hay lịch sử, tạo ra bằng tính nhị nguyên của hợp lý hóavà chủ thể hóa.
Đó sẽ là những bước di của cuốn sách này. Trước tiên, nó sẽ nhắc lại thắng lợi của những quan niệm duy lý về tính hiện đại, bất chấp sợ chống cự của thuyết nhị nguyên Kitô giáo đã từng thúc đẩy tư tưởng của Descartes, thắng lợi của các lý thuyết về quyền tự nhiên và của tuyên bố về các quyền con người. Tiếp đó, nó sẽ dõi theo trong tư tưởng cũng như trong thực tiễn xã hội, sự hủy hoại của ý tưởng về tính hiện đại ấy, cho tới khi xẩy ra sự tách rời hoàn toàn giữa một hình ảnh của xã hội như một luồng những biến đổi không thể kiểm soát được, trong đó các tác nhân dựng lên những chiến lược tồn tại hay chiếm lĩnh của mình, với một cái tưởng tượng hậu hiện đại về văn hóa. Cuối cùng, nó sẽ đề nghị định nghĩa lại tính hiện đại như mối liên hệ đầy căng thẳng giữa lý trí và chủ thể, giữa hợp lý hóa và chủ thể hóa, giữa tinh thần Phục Hưng và tinh thần cải cách, giữa khoa học và tự do. Lập trường này cũng khác xa với chủ nghĩa hiện đại đang suy thoái và chủ nghĩa hậu hiện đại với bóng ma của nó
Phải tiến hành trận chiến đấu chủ yếu về phía nào đây? Chống sự kiêu căng của hệ tư tưởng hiện đại chủ nghĩa hay chống lại sự hủy hoại của bản thân ý tưởng về tính hiện đại? Những người trí thức thường chọn câu trả lời thứ nhất. Nếu như thế kỷ chúng ta hiện ra trước các nhà công nghệ và các nhà kinh tế học như thế kỷ của tính hiện đại chiến thắng, thì về mặt trí tuệ nó lại bí thống trị bởi những ngôn từ chống chủ nghĩa hiện đại. Thế nhưng, hiện nay, chính nguy cơ kia
Nhưng sự hình dung này không phù hợp với toàn bộ hiện thực. Chúng ta không sống hoàn toàn trong hoàn cảnh hậu hiện đại, tách rời hoàn toàn giữa hệ thống và tác nhân, ít ra đây cũng là trong một xã hội hậu công nghiệp mà tôi thích gọi nó là xã hội chương trình hóahơn do các ngành công nghiệp văn hóa, chăm sóc y tế, giáo dục, thông tin chiếm vai trò trung tâm, trong đó một cuộc xung đột trung tâm đang diễn ra giữa những bộ máy sản xuất văn hóa và sự tự vệ của chủ thể cá nhân. Xã hội hậu công nghiệp này là một trường hoạt động văn hóa và xã hội còn mạnh hơn xã hội công nghiệp đang suy thoái. Chủ thể không bị tan vào tính hậu hiện đại, vì nó đang tự khẳng định trong cuộc đấu tranh chống lại những quyền lực đang áp đặt sự thống trị của chúng nhân danh lý trí. Chính việc mở rộng vô hạn những việc can thiệp của các quyền lực đang giúp cho chủ thể thoát khỏi sự tự đồng nhất với những công việc của nó, và thoát khỏi những thứ triết học quá lạc quan về lịch sử.
Làm thế nào để tạo ra lạinhững khâu trung gian giữa kinh tế và văn hóa? Làm thế nào để sáng tạo ra lại đời sống xã hội và đời sống chính trị, nói riêng, mà sự tan rã của nó hiện nay ởhầu khắp thế giới là sản phẩm của sự tách rời giữa những công cụ và những ý nghĩa, giữa những phương tiện và những mục đích? Đó sẽ là sự nối tiếp về mặt chính trị của những suy nghĩ này, nhằm cứu ý tưởng về tính hiện đại khỏi hình thức chinh phục và tàn bạo mà phương Tây đã đem lạicho nó, đồng thời khỏi cuộc khủng hoảng mà nó phải chịu từ một thế kỷ qua. Sự phê phán tính hiện đại được trình bày ở đây chính là muốn tách nó ra khỏi một truyền thống lịch sử chỉ quy nó thành hợp lý hóa cũng như muốn đưa vào đây chủ đề về chủ thể cá nhân và chủ thể hóa.Tính hiện đại không dựa vào một nguyên lý độc nhất, và lại càng ít dựa hơn vào sự phá hủy đơn giản những trở lực đối với sự thống trị của lý trí, tính hiện đại được tạo nên từ sự đối thoại giữa lý trí và chủ thể. Không có lý trí, chủ thể tự trói mình vào sự ám ảnh về căn tính của nó, không có chủ thể, thì lý trí lại trở thành công cụ cho sức mạnh. Trong thế kỷ này, chứng ta đã biết tới cả sự chuyên chính của lý trí lẫn những sự suy đồi toàn trị của chủ thể, liệu hai nhân vật của tính hiện đại ấy (lý trí và chủ thể)từng chống lại nhau hoặc không biết tới nhau cuối cùng có nói chuyện được với nhau và học được cách cộng sinh không?
Lời khuyên về việc đọccuốn sách này
Chính trong phần thứ ba, tôi đã trình bày những tư tưởng của mình về tính hiện đại như mối liên hệ căng thẳng giữa lý trí và chủ thể. Nếu không có gì bất tiện lắm, xin bạn đọc bắt đầu từ phần này. Còn nếu bạn đọc quan tâm tới khái niệm "cổ điển" về tính hiện đại khái niệm này đồng nhất nó với hợp lý hóa thì có thể tìm thấy lịch sử chiến thắng và sụp đổ của nó trong hai phần đầu.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Tri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường