“Hà Nội đang được quản như một cái làng”

02:43 CH @ Thứ Hai - 25 Tháng Mười Hai, 2006

Dưới góc nhìn của những người ít nhu cầu ra phố buổi tối, lệnh cấm một số loại hình dịch vụ hoạt động quá 12h đêm mới đây của thành phố Nội không có vấn đề gì. Nhưng với nhiều người khác, đó là sự giới hạn nhu cầu của người dân, quyền tự do buôn bán, thậm chí can thiệp vào một nét văn hóa truyền thống của người Nội.

PST, TSNguyễnThMinhThái, Chủ nhiệm bộ môn văn hóa truyền thông (Đại học Quốc gia Nội), phân tích và lý giải cái sự cấm:

Về góc độ văn hóa, một thủ đô chính là một đô thị bao giờ cũng được cấu trúc bởi hai bộ phận: bộ phận quản lý hành chính và bộ phận làm kinh tế. Nước mình có truyền thống đô thị mang tính chất nông thôn, thậm chí luôn đứng trước nguy cơ bị "nông thôn hóa” nghĩa là bộ phận hành chính thường được coi là số 1 phần còn lại, phần “thị” (kinh tế) chẳng mấy khi được coi trọng. Sự ra đời các đô thị truyền thống của Việt Nam thường có nguồn gốc: Nhà nước đẻ ra đô thị là xác định một nơi chốn trung tâm để đặt bộ máy quản lý quốc gia. Nên phần “đô" thì rất tốt còn phần “thị" không được quan tâm phát triển. Vì thế cho đến hết thế kỷ XX, Nội vẫn mang dáng dấp của một cái làng bởi vẻ căn bản nó vẫn là một cái làng lớn được tráng lên một màu đô thị. Căn bản chủ nhân của thành phố này vẫn sống theo phong cách cư dân nông nghiệp đã thành "căn tính nông dân" (chữ dùng của cố GS Trần Quốc Vượng) trong một cái làng. Và cái cách người ta quản thành phố cũng còn vương vấn dấu vết tư duy nông dân khá rõ.

Hà Nội ngày nay là sự hòa trộn giữa văn hóa phương Đông và phương Tây, giữa cũ và mới. Nhưng có vẻ những cái cũ vẫn còn nặng quá?

Hà Nội vốn là chỗ họp chợ, tên xưa cũ của nó là “kẻ chợ" là nơi nhiều làng nghề tụ hội, buôn bán phát triển thành ra "Hà Nội 36 phố phường". Sau này có sự du nhập văn hóa phương Tây trở thành một đô thị được kiến trúc kiểu phương Tây, nó mới sinh ra cái bi kịch của sự pha trộn. Bi kịch thứ nhất là kiến trúc,Pháp quy hoạch cho Hà Nội một không gian kiến trúc hiện đại kiểu phương Tây nhưng những con người sử dụng sau này về căn bản họ vẫn đối xử với kiến trúc ấy theo kiểu nông dân. Nhiều biệt thự cực đẹp đã bị cơi nới, chia ngăn, phố xá xây dựng chẳng có quy hoạch nhất quán, nay thế này mai thế khác nhiều tòa nhà xấu đến nỗi cứ tồn tại sừng sững trong không gian như một thách thức về thẩm mỹ, thí dụ tòa nhà “Hàm Cá Mập" ngay cạnh hồ Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, bi kịch kiến trúc, xây dựng chỉlà phần nổi của tảng băng. Cái nằm sâu bên dưới là bi kịch của những cư dân đô thị, vốn từ gốc nông dân vẫn chưa quen với nhịp sống và tư thế, tâm thế phải có của chủ thể một đô thị hiện đại.

Cách hành xử ở nông thôn hay cho ra những mệnh lệnh theo thói quen, kiểu như cấm cả nhóm ngành dịch vụ không được bán quá 23 giờ (mới đây là 0 giờ)?

Những biện pháp hành chính kiểu quy định chỉ cho bán hàng đến 0 giờ xuất phát từ mong muốn chủ quan tốt, nhưng đang được thực hiện theo kiểu cứng nhắc, không thấu tình đạt lý nên chỉ hút được bề mặt của sự đồng thuận. Trong sâu xa, người dân không hưởng ứng nên nó lộn xộn, không hài hòa, khó khắc phục.

Đã qua rồi cái thời các cụ đồ dạy những người đàng hoàng không ra khỏi nhà buổi tối?

Đó là tư duy của các nhà quán lý không thông thoáng, chỉ nhìn thấy một phía. Một thành phố du lịch, một thành phố lành mạnh và an toàn thi người dân có quyền đi làm hay đi ăn vào thời gian nào tùy điều kiện vả sở thích. Trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Nội muốn hay không cũng phải tham gia vào ván hóa du lịch toàn cầu. Tất cả các thành phố du lịch khác đều cho phép mà, ta lại cấm thì khác quá.

Những người bạn nước ngoài của tôi đến Nội đều nhận xét chỗ để vui chơi chỗ để tham quan quá ít. Chúng ta mở bảo tàng, mở các di tích vào ban ngày, đêm đóng cửa. Họ chỉ còn cách đi dạo phố tìm đến chợ, đến các điểm vui chơi giải trí. Chơi ở đâu? Nhất là những ngày lễ tết, Noel này. Không nên nghĩ sống khuya là không đàng hoàng. Cuộc sống ngày nay không đơn giản như trong cái làng, người ta phải làm đêm, phải trực, phải vất vả đến khuya mới về...Số người như thế ở Nội đến hàng vạn. Vậy mà 23h, 0h các nhà hàng, quán cóc cố bán quá ra một tí đều bị nhắc nhở hay bị phạt thì nhu cầu của người dân ít nhiều bị can thiệp.

Văn hóa Nội cũng bị thui chột vi Nội xưa có văn hóa ăn đêm? Thú chơi tao nhã uống rượu ngâm thơ thâu đêm cũng hay được nhắc đến trong thi ca?

Nội trước có văn hóa ăn đêm. Cái đấy nó tồn tại tự nhiên khi Nội thành một đô thị. Uống rượu ngâm thơ nay không còn nhiều nhưng người ta có cả nghìn lý do lương thiện để hoạt động về đêm.

Người thành phố có nhu cầuvề thời gian sống khác với nôngthôn. Nếu chúng ta vẫn áp dụng kiểu đến giờ đóng cửa làng như ngày xưasẽ gây thiệthại?

Rõ là những người lao động không có việc ban ngày phải "tăng gia" về đêm sẽ đau khổ vì bị cấm. NếuNội là một thành phố du lịch mà cấm như thế sẽ làm giảm doanh thu và làm nghèo đi các dịch vụ thu hút khách. Đa số khách đi du lịch là để đi chơi, chứ không phải ngủ. Tối đôi khi phải đi dạy học ở thành phố khác, bạn bè lâu ngày gặp nhau, 23 giờ ngồi uống hay ngồi hát với nhau, chủ tiệm đã nhắc: 23h là hết giờ nhé mình cũng thấy ức chế. Tôi đi mấy nước ChâuÂu chẳng thấy nước nào có quy định chỉ được chơi, chỉ được bán hàng đến mấy giờ cả. Đô thị không thể thiếu dịch vụ và cũng không nên để cái dịch vụ thui chột vì một lý do hành chính nào đó. Ta phải chăm nom thành phố này, phải đưa ra những quy định như siết chặt quy định giao thông. Nhưng muốn để Hà Nội không giống một cái làng, theo tôi nên để nó phát triển và sinh hoạt theo đúng nhu cầu văn hóa tự nhiên của một đô thị đang hội nhập.

Hà Nội là một thành phổ được UNESCOtrao giải “Thành phố hòa bình” nên thật khó giải thíchcho du khách khi 00h00 cáchàng quán buộcphải đóng cửa?

Đúng, khó giải thích. Người ta sẽ nghĩ phải làm sao thì mới cấm đoán như thế. Nhất là khi du khách nước ngoài được thông tin về Việt Nam rất ít. Họ mới biết về ta qua những cuộc kháng chiến, thậm chí có người vẫn nghĩ ở Việt Nam còn xung đột.

Bản thân những quyđịnh khắt khe về giờ giấc sinh hoạt buôn bán xuất phát từ lý do sự phát triển của một số tệ nạn. Nhưng vì tệ nạn và một cái gì đó nữa mà cấm như thế có giải quyết được vấnđề?

Nó có thể giải quyết dược vẫn để nhưng là bề nổi, chiều sâu thì căn bản vẫn là con số không. Như bạn có thể thấy một số quán họ cứ đóng cửa nhưng bên trong vẫn đón khách. Họ buộc phải lén lút và nhân thể lén lút, họ có thể bổ sung nhiều dịch vụ lén lút nữa. Hoặc họ sẽ tìm cách “làm luật" để được "du di".

Hiện tại thời gian cấm đã được giãn ra một tiếng. Cólẽ người ta đã nhận ra vấn đề?

Có lẽ đã nhận ra vấn để nhưng tư duy thì vẫn chật chội bởi cách làm cầm chừng và nhỏ giọt.

Trước mắt, thủ đô không nên đi ngược lại nhu cầu chính đáng của người dân?

Nền văn hóa của chúng ta về căn bản là nền văn hóa tĩnh, như GS Đào Duy Anh từng viết trong Việt Nam văn hóasử cương:"Cái văn hóa thích hợp cho sự sinh trưởng của một xã hội bế tỏa, đến khi xã hội ấy gặp tình thế bắt phải khai thông thì nó lộ ngay ra hết mọi nhược điểm. Cái bi kịch hiện thời của dân tộc ta là sự xung đột của những giá trị cổ truyền của văn hóa cũ ấy với những điều mới lạ của văn hóa Tây phương".

Song quá trình phát triển động (kiểu phương Tây) là cái chúng ta không thể không theo. Nghĩa là không thể không hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa đang là tất yếu. Đô thị hóa, hiện đại hóa rồi phát triển ngành du lịch, dịch vụ tất cả đòi hỏi phải có sự điều chỉnh. Phải có tầm nhìn văn hóa rộng theo xu hướng phát triển. Không thể phát triển dịch vụ nếu ta bó hẹp môi trường đô thị. Hội An đã bác bỏ lệnh giới hạn buôn bán, cung cấp dịch vụ giải trí sau 23h rồi, tôi nghĩ Hà Nội cũng nên học tập. Công an thay vì đi đuổi tất cả các quán sẽ phải tập trung vào những nơi có tệ nạn, nhạy cảm. Nên phục vụ người dân chứ không nên gặp khó là cấm dân. Tôi nghĩ làm theo hướng đó sẽ hợp với lòng dân hơn.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận diện con người Hà Nội qua lăng kính văn hóa Thăng Long - Hà Nội

    17/10/2019GS.TS. Trần Văn BínhCon người sáng tạo ra văn hóa, là chủ thể của văn hóa, đồng thời con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, thông qua con người có thể hiểu văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc, và ngược lại, qua văn hóa cũng có thể hiểu rõ về con người...
  • Nguyễn Hiến Lê - một người Hà Nội

    10/10/2015Ngô Thế OanhBút danh Lộc Đình được nhà văn hoá của dân tộc Nguyễn Hiến Lê dùng ký dưới một bài văn ngắn từ hồi trẻ… Lộc là ngõ Phất Lộc, còn Đình là cái đình ấy…
  • Người Hà Nội đọc

    30/09/2006Thành NamHà Nội những ngày oi bức cuối hè. Dông lúc nào cũng như dọa dẫm ở một góc trời, chỉ trực chờ đổ nước làm ngập đường phố. Vậy mà đi qua các phố sách, nhất là các phố Đinh Liệt, Nguyễn Xí, vẫn ghé thấy kẻ ra người vào đông đúc lắm. Hình như độc giả Hà Nội chưa bao giờ quay lưng hay thờ ơ với sách?
  • Nét đẹp của phụ nữ Hà Nội

    15/07/2006Băng SơnCứ dăm năm lại có một lớp con gái trẻ Hà Nội lớn lên, đẹp hơn trước. Phụ nữ Hà Nội đi đâu cũng không lẫn vì nhiều vẻ. Đó là một điều thật đẹp, thật vui. Ngay giữa lòng thành phố, có thể nhận ngay ra người phụ nữ có cốt cách Hà Nội, bất kể tóc đã hoa râm, bạc trắng hay còn tóc thề để xoã ngang vai bất luận họ đang vội vã, đang ngồi trên xe máy, đang trong rạp hát, đang ăn quà hay đang thả bộ ung dung trên vỉa hè...
  • Hà Nội nơi mở cửa những đổi mới văn hoá

    08/02/2006Nguyễn Vinh PhúcKhông kể chuyện xa xưa, khi ở đây từng diễn ra sự tiếp xúc và cải biến văn hoá Ấn Độ - Trung Hoa, mà chỉ kể chuyện 100 năm trở lại đây, việc hội nhập rồi phát triển cùng văn hoá thế giới cũng đủ nói lên Hà Nội là nơi mở đầu những đổi mới trong đời sống văn hoá...
  • Hà Nội “bớt” thanh lịch - Đừng đổ hết lỗi cho giới trẻ!

    15/01/2006Trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội tiếp nhận nhiều luồng văn hoá khác nhau, thể hiện rõ nét nhất trong lối sống của giới trẻ. Nét thanh lịch của người Hà Nội đang có phần chìm lắng, và đó không phải là lỗi của riêng giới trẻ!
  • Xây dựng văn hóa người Hà Nội

    20/12/2005… Sẽ có nhiều việc phải làm. Bởi rất nhiều nét đẹp, văn hóa Hà Nội còn… lạo xạo những hạt sạn...
  • Hà Nội: Bao giờ “xuất khẩu”... thanh lịch?

    16/10/2005N.M.HàDịch giả Thúy Toàn trích lời một du khách nước ngoài từng đến HN năm 1987, nay quay trở lại: “Người HN bây giờ không thân thiện bằng người HN hồi đó. Phố xá HN hồi đó sạch sẽ và yên tĩnh hơn bây giờ nhiều”...
  • Hà Nội từng có tượng Thần Tự Do trên nóc Tháp Rùa?

    01/09/2005Nguyễn Phúc Giác HảiCó lẽ ít người biết rằng Hà Nội cũng đã từng có một tượng Thần Tự Do giống hệt như tượng Thần Tự Do ở New York (Mỹ) nhưng với kích thước nhỏ hơn...
  • xem toàn bộ