Đã bắt đầu bàn chuyện thiết thực

07:51 CH @ Thứ Năm - 17 Tháng Mười Một, 2005

Dự thảo mới nhất Luật Hàng không dân dụng (sửa đổi) bỏ quy định bắt buộc các hãng hàng không bồi thường tiền cho hành khách trong trường hợp chậm, huỷ chuyến.

Luật bảo vệ quyền lợi của nhà vận chuyển

"Quan điểm của chúng tôi là tính sòng phẳng bồi thường thiệt hại cho khách hàng. Đây là bồi thường chứ không phải tính những chi phí liên quan. Chúng tôi đề nghị cần xem xét kỹ điều này".ĐB Lê Thị Nga (Thanh Hóa) đã tranh luận với ban soạn thảo Luật hàng không dân dụng VN về quyền lợi của hai bên khi hàng không hoãn chuyến, hủy chuyến trong phiên thảo luận ngày 15/11.

Bà Nga cho rằng dự án luật đã thiếu bình đẳng khi qui định theo hướng lợi cho nhà vận chuyển và thiệt hại cho hành khách.

"Vì nếu hành khách gây thiệt hại cho người vận chuyển thì phải bồi thường, trong lúc đó người vận chuyển gây thiệt hại cho hành khách thì chỉ bồi thường theo mức chi phí hủy chuyến theo điều lệ. Rõ ràng đây là điều lệ của hãng hàng không, có lợi cho họ" - bà nói tiếp.

Các ĐB khác bày tỏ đồng tình với ĐB Nga. Tuy nhiên, với tư cách là ban soạn thảo, Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình đứng ra bảo vệ lập luận của mình.Ông giải thích, nếu "ép" các hãng, ngành hàng không trong nước sẽ thiệt hại rất lớn. Ông cho rằng hiện nay các hãng hàng không quốc tế đa số đều... như thế và ta làm giống họ là làm trong điều kiện hội nhập (!).

Ba năm tới, không thành lập thêm hãng hàng không?
(Bộ trưởng Đào Đình Bình)

"Vừa qua, có một vài trường hợp mong muốn phát triển hãng hàng không, nhưng việc cấp phép hoạt động phải dựa trên nhiều điều kiện cụ thể khác nhau như: nguồn lực tài chính, khả năng quản lý điều hành, thị trường, điều kiện đảm bảo an toàn... nên chưa thể cấp phép.

Mặt khác, vừa qua khi cải cách Pacific Airlines thì Chính phủ có cam kết với nhà đầu tư Temasek (Singapore - PV) là trong ba năm tới VN sẽ không lập thêm hãng hàng không nào".

Theo ông Bình, hiện nay duy nhất châu Âu có quy định chung cho tất cả các nước trong khu vực về việc đền bù cho khách hàng, nhưng các hãng tỏ ra không đồng tình và phàn nàn rất nhiều. Các nước xung quanh VN như Trung Quốc, Hàn Quốc cũng không có quy định ngặt ngèo như vậy, nếu "siết" chặt bản thân hàng không VN sẽ thiệt vì không chỉ chở hành khách trong nước mà cả nước ngoài. Quy định về bồi thường chỉ cần đưa vào điều lệ hãng chứ không nên luật hóa.

Ông cũng cho rằng: có việc hủy chuyến, hoãn chuyến là vì khả năng dự phòng (máy bay) cùng hạ tầng của ta kém. Ông lập luận về việc khó thực hiện bồi thường sòng phẳng: "Nếu chúng ta áp dụng thì các hãng hàng không của VN sẽ chịu thiệt bởi vì chúng ta không chỉ chở khách trong nước mà chúng ta còn chở cả khách nước ngoài!".

ĐB Lê Thị Nga đặt một vấn đề mới: quản lý điều hành có thu một loại phí gọi là phí bay qua bầu trời. "Chúng tôi biết rằng phí bay qua bầu trời hiện nay mỗi năm thu khoảng 1.400-1.500 tỉ đồng. Đề nghị Bộ GTVT cho biết trong những năm vừa qua, hàng nghìn tỉ đồng này được hạch toán như thế nào, vào đâu?".

Nhiều ĐB thảo luận và cho rằng dự luật đã để cho doanh nghiệp hàng không làm cả chức năng quản lý nhà nước (qua việc điều hành bay, đóng mở cửa cảng...) và yêu cầu: phải tách bạch các chức năng này.

Giúp nông dân lên mạng

"Mỗi kỳ họp Quốc hội (QH), nông dân của ta vẫn thường hỏi bộ trưởng phải trồng cây gì, nuôi con gì, sản phẩm làm ra bán cho ai. Xin thưa, ở Thái Lan nông dân không hỏi ông bộ trưởng mà hỏi... máy tính, lên mạng Internet để hỏi xem thị trường cần gì".

Cựu bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ (ĐB Đắc Lắc) phát biểu khi QH thảo luận dự án Luật công nghệ thông tin.

Có nên yêu cầu đăng ký khi mở website trên mạng cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. ĐB Mai Anh (Khánh Hòa) nhận xét: "Khi lập website, mỗi người lập đều phải đăng ký tên miền". Vậy "nên chăng đăng ký website kết hợp với việc đăng ký tên miền, tránh nặng về thủ tục hành chính" - ông đề xuất.

Mặt khác, lượng website hiện nay quá lớn, nếu buộc đăng ký "e rằng không thể quản lý được, quá sức của cơ quan quản lý" - ông Mai Anh phân tích.

Bộ trưởng Bộ Bưu chính - viễn thông Đỗ Trung Tá cho biết khi xem xét nội dung này, 100% thành viên Chính phủ tán thành bỏ việc cấp phép lập website, chỉ yêu cầu đăng ký. "Biết là không cản được, nhưng làm như vậy cũng có phần răn đe trong đó" - Bộ trưởng Tá giải trình.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tính chủ quan trong tác động nhân tạo vào đời sống tự nhiên

    22/05/2015Nguyễn Trần BạtTrước đây, hầu hết các chương trình cải cách chủ yếu đặt con người quay xung quanh sự phát triển, tức là lấy phát triển làm trọng tâm. Quan điểm như vậy là hoàn toàn sai lầm. Nó xuất phát từ sai lầm của các chính phủ cho rằng cải cách là công cụ vạn năng, có thể tiến hành đối với tất cả các đối tượng và các mức độ khác nhau để tạo ra sự phát triển mà thực chất chỉ là sự tăng trưởng. Do đó, con người bị uốn nắn theo các chương trình cải cách, trở thành đối tượng bị động...
  • "Cầm lái" và "bơi chèo"

    15/11/2005Diệp Văn SơnChính phủ có nguồn gốc tiếng Hy Lạp là "Cầm lái". Công việc của Chính phủ là cầm lái chứ không phải bơi chèo. Cung ứng dịch vụ là bơi chèo...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • Nghĩ về “bàn tay vô hình”

    21/10/2005Phan Tránh DưỡngRõ ràng là đã có một "bàn tay vô hình" làm nhiệm vụ điều phối, cung ứng một nguồn thu nhập khác ngoài lương của công chức nên họ mới thể sống được, sống khỏe, sống không phải lo chén cơm manh áo như đại bộ phận người dân đang phải đối mặt...
  • Im lặng và hứa suông hai căn bệnh cần có thuốc đặc trị

    14/10/2005Hải YếnHiện nay, khi có việc phải đến chốn công đường, người dân nói chung, các doanh nghiệp nói riêng đang ở vị thế "người đi xin", các công chức, quan chức Nhà nước ở vị thế "kẻ có quyền cho". Những "người chủ" là nhân dân đang bị các "công bộc, đầy tớ" sách nhiễu. Vì vậy, gọi là "cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính với dân" là không hoàn toàn đúng...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • xem toàn bộ

Nội dung khác