Hứa hay thề?
Chuyện thật mà cứ ngỡ như đùa, mà lại đùa dai! Ấy là chuyện đăng trên trang nhất Tuổi Trẻ ngày
Đây là chuyện người lớn. Lại là cỡ siêu người lớn, ở tầm “phương diện quốc gia” trước diễn đàn Quốc hội. Ông Trưởng ban Dân nguyện của UBTVQH cho biết: “Vừa rồi…chuyển bản ghi băng lời hứa đến một số bộ, các bộ đều có trả lời. Nhưng có một vấn đề: Ban dân nguyện cho đó là lời hứa vớiQH, với cử tri, nhưng một số bộ trưởng lại nói đó không phải là lời hứa”. Ông trưởng ban cho biết thêm: “Phần lớn các bộ trưởng chỉ nói chung chung như vậy”. Phần lớn “lời hứa” như thế, chúng tôi chuyển đến các bộ và các bộ đều có trả lời. Tuy vậy, nhiều bộ trưởng vẫn cho rằng cái đó không được xem là … lời hứa!
Gay rồi đây, phải tra từ điển thôi. “Lời” trong “lời hứa” là từ thông dụng, quá dễ hiểu, cho nên trong Từ điển Hán Việt, cụ Đào Duy Anh không định nghĩa, chỉ “hứa” là từ gốc Hán nên có mục là “hứa nguyện”, được định nghĩa là: "xin quỉ thần giáng phúc cho và hữa sẽ lễ tạ". Điều này chắc chỉ liên quan đến những vịquan tham như hỏng đang phải toan tính chuyện kiếm ghế, phải nhờ vợ đi lễ đền, lễ chùa, chứ các bộ trưởng ta quang minh chính đại không dây vào chuyện này. Khỏi bàn. Còn trong "Từ điển tiếng Việt" củaViện Ngôn ngữ thì có định nghĩa từ “lời”, nhưng lại kèm theo cả một chuỗi những “lời ong tiếng ve”, “lời ra tiếng vào”, “lời qua tiếng lại”, còn từ “hứa” thì được định nghĩa là: ”nói với ai, với ý thực tự ràng buộc mình”, nhưng không hiểu có gì đáng ngờ mà lại kèm theo cặp từ kép ”hứa hão”, may mà không kèm thêm “hứa suông”!
Tôi cứ ngẫm câu “chuyện thường ngày” Bút Bi ghi trên Tuổi Trẻ hôm 16-11, chắc có tậtgiật mình hay sao mà lôi chuyện “hứa” trong giao ban ra để đưa khuyến nghị “Khỏi hứa, thề đi”. Nhưng ông ban quên dân gian vẫn có câu ”thề cá trê chui ống” đó sao? Hơn nữa, giữa “thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi”mà thề thì khí không tiện.
Ban Dân nguyện thử trưng cầu ý dân xem: các vị bộ trưởng trước Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhà nước cao nhất, nên hứa hay nên thề. Để góp thêm ý vào chuyện này, xin nhắc lại một ước nguyện của Montesquieu, một nhà khai sáng Pháp, người lần đầu tiên làm cho tư tưởng về bình đẳng, tự do, dân chủ được năn lên thành quyền chính trị - xã hội của con người với tư cách công dân đã đưa ra lời ước nguyện: “Tôi sẽ là người sung sướng nhất đời nếu có cách gì làm cho người cầm quyền tăng thêm được tri thức về những việc họ phải quản lý, và làm cho người thừa hành thêm hứng thú khi họ tuân lệnh”(Tinh thần luật pháp, NXB Giáo Dục, trang 35).
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu