Đảo và Tâm hồn
>> Xem thêm:
- Tình yêu
- Cần khơi dậy ý thức giữ gìn biển đảo của cha ông(Tuổi Trẻ)
- Giáo dục nhân dân nêu cao ý thức bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia (Thanh Niên)
Hòn đảo ấy chẳng ảnh hưởng gì đến tôi, không có nó, sáng sáng vẫn uống một tách cà phê, làm một cái sandwich, vẫn tán gẫu với bạn bè. Thiếu nó, chẳng ảnh hưởng gì những điều tôi vẫn hay làm trong cuộc sống, đọc một cuốn sách hay, nghe một bản nhạc lãng mạn hay ngồi chat với một người bạn thân thương. Không có nó, bầu trời vẫn sáng, mặt trời vẫn mọc ở đằng đông và những nụ hoa vẫn nở.
Năm lớp sáu, tôi học ở lớp những khái niệm về tình yêu, tình yêu giữa người với người hay tình bạn; tình yêu của nam và nữ hay của những đôi lứa yêu nhau; tình yêu giữa ông bà, cha mẹ và con cái hay tình cảm gia đình. Có một tình yêu nữa, ít nhận ra, thăm thẳm, da diết trong từng máu thịt của mỗi con người, một tình cảm thiêng liêng nhất, tình yêu quê hương tổ quốc.
Hòn đảo ấy chẳng ảnh hưởng gì đến tôi, nó xa xôi, cách trở - hai trăm chín mươi cây số về phía đông cách thành phố quê hương của tôi đang ở. Không có nó, sóng biển vẫn sủi bọt trên nhưng bãi biển dài, đầy nắng và gió. Không có nó, những người dân ở quê tôi vẫn dong thuyền ra khơi, học sinh vẫn vui đùa đến trường, thầy cô giảng dạy, những cụ già ngồi đánh cờ, những người phụ nữ trông con trẻ và mọi người vẫn tất tả trong cuộc sống nhộn nhịp.
Khi còn nhỏ, bà và cha tôi đã kể những câu chuyện anh hùng, về sự tự hào dân tộc, những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, sự anh dũng của dân tộc Việt, và trên hết là tinh thần quật cường không chịu khuất phục trước ngoại xâm trong hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Lớn lên một chút qua lịch sử, tôi biết và cảm nhận được sự tự hào dân tộc, sự đoàn kết và độc lập suy nghĩ của dân tộc mình – có lẽ nhờ đó mà dân tộc ta đã không bị đồng hoá hay khuất phục trước bất cứ kẻ ngoại xâm nào.
Tự hào dân tộc, đoàn kết và độc lập trong suy nghĩ là một đặc trưng của người Việt. Thông qua đó, trong bất cứ thời đại nào, dù thịnh hay suy, dù khó khăn hay thịnh vượng, cha ông ta không ngại gian khổ và hy sinh để gĩư vững bờ cõi, để chúng ta ngày nay có thể ngẩng mặt đứng trên mảnh đất của chính dân tộc mình – dân tộc Việt Nam. Để những người con đất Việt vẫn sinh sống, thờ phụng tổ tiên và an nghỉ trên mảnh đất cha ông.
Hòn đảo đó không có nhiều đất, trống rỗng và lồng lộng giữa biển trời mênh mông. Đảo ít đất nhưng là một phần của đất nước hình chữ S, đảo không người nhưng vẫn có tâm hồn, và nó đã mang trong mình một tâm hồn Việt. Dù cho các nước khác có nói thế nào và làm những gì thì nó vẫn mãi trong tâm khảm của người Việt Nam, nó vẫn là máu thịt của đất mẹ Việt Nam. Không có nó, tôi vẫn tồn tại và như nhiều người, vẫn sống, bận rộn và nhộn nhịp trong cuộc sống thường nhật. Tôi ước mình có một công việc thật tốt, một người vợ hiền, những đứa con ngoan và nếu có thể thì đóng góp những điều tốt đẹp nhất cho xã hội. Tôi mong muốn sự an bình và không muốn bị vướng bận bởi hòn đảo đó. Nhưng hai ba mươi năm sau, những đứa con và cháu của tôi, như tôi lúc trẻ, một lúc nào đó, sẽ ngước mắt nhìn cha và ông rồi hỏi: Hoàng Sa và Trường Sa là nơi nào? Và những năm sau nữa, khi đã thấu hiểu, những đứa trẻ sẽ nghĩ gì khi cha và ông nó đã từng bàng quang trước mảnh đất ruột thịt này. Và nó sẽ nghĩ gì khi những người dạy nó về sự tự chủ và tự hào dân tộc lại buông xuôi trước sự mất mát đó.
11/12/2007
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh