Danh lợi

11:02 SA @ Thứ Sáu - 20 Tháng Tám, 2010

Trong cuộc tồn sinh vĩ đại, các loài vật đều có xu hướng tìm đến những nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp với mình. Đó là những nơi có khí hậu hiền hoà, thức ăn phong phú, ít phải cạnh tranh...

Tất nhiên, cái hiền hòa đối với loài này không chắc là thích hợp với loài khác, Chim cánh cụt không thích định cư ở vùng Đông Nam Á và lạc đà không khoái miền Bắc Cực. Tuy nhiên những yếu tố kể trên không bao giờ tồn tại đồng thời một cách hoàn hảo trên bất cứ nơi nào trong cái ngôi nhà chung này: Lợi lực thì thiệt đường đi, cái tài cái mệnh dễ gì ưa nhau?

Nhưng tất cả các loài đã khéo léo tiến hành giải bài toán đó một cách khôn ngoan, cái hơn cái thiệt đã được cân đối rất hài hoà, cứ như được ông Trời xui khiến vậy. Đấy là nói về vĩ mô. Còn về vi mô, cũng dễ dàng nhận thấy các dạng thức tranh cướp nhau trong cộng đồng cùng loài. Trừ những động vật còn non nớt, đang được bố mẹ chở che, chăm nuôi bú mớm, còn lại, đều phải lo kiếm ăn, kiếm chỗ ở. Nếu có miếng ăn, đã có chỗ ở thì phải lo mà giữ gìn, tu tạo. Tìm đến chỗ phù hợp với mình tức là tìm đến cái lợi. Giữ lấy miếng ăn, chỗ ở tức là lo giữ lấy cái lợi.

Con người cũng là một loài vật, vậy tất phải mang lấy cái đặc tính chung của loài vật. Có điều, loài của chúng ta nhờ năng lực tư duy và đôi bàn tay khéo léo, lại có nhiều loại Kinh Thánh, Kinh Phật nên đã vượt lên trên muôn loài như một vị chúa tể hùng mạnh nhất. Mặc dù đã có nhiều đạo luật, công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, vậy mà cái giống người, sức vóc có được bao lăm, đang làm cho các giống hổ, voi, tê giác, cá mập... có nguy cơ bị tuyệt chủng, Các cánh rừng nguyên sinh đại ngàn có nguy cơ bị xóa sổ? Vì sao vậy? Cũng là vì cái lợi?

Hành động vì lợi, đó là cái lý chung? Nhưng đối với những người lo xa, còn có một đạo lý cao hơn, đó là: Hành động vì cái lợi bền vững? Có những dân tộc không bao giờ bắt cá vào mùa cá sinh đẻ. Người làm vườn, khi thu hoạch, thì dùng kẻo mà cắt quả và họ biết mình phải đặt kẻo vào vị trí nào mà cắt để cây không bị tổn thương, để mùa sau và sau nữa, sau nữa... cây vẫn cho trĩu trịt quả. Nhà nông rất quan tâm đến việc chọn giống và cũng rất kỵ việc "đổ thóc giống ra mà ăn". Nhà công nghiệp thực thụ, trước khi vận hành một công nghệ mới, thì luôn muốn biết chắc rằng những chất thải của mình khi xả ra sẽ không làm tổn hại đến môi trường sống. Điều đáng mừng là khoảng một vài chục năm trở lại đây, trong các báo cáo tổng kết cuối năm, viết theo thể xã luận, người ta không thấy ngành lâm nghiệp đưa vào một loại thông tin với tư cách là thành tích "đã đưa ra khỏi rừng mấy chục vạn mét khối gỗ tròn" nữa.

Không ít người chỉ vì cái lợi mà làm những việc quá đáng, có hại cho đồng loại, cho xã hội. Cũng không ít người, ở vào cái cực còn lại, lại được sự cổ suý của những triết lý duy nghĩa Nho giáo (đành rằng là rất tốt?), đã xoay vào say sưa kể tội, lên án những hoạt động nhằm vào cái lợi: Cái giống doanh nhân chỉ thấy có cái lợi (?) Nhưng, hỡi ôi, người ta cứ hè nhau mà a dua, mà nghị luận, quên phắt đi rằng mình cũng có cái đầu đủ công năng độc lập suy xét, để cùng nhau tham luận mà tìm cho ra cái lý phải Vây biết rằng ở đâu chàng có kẻ hay người dở nhưng nếu không có họ - những doanh nhân - dân Bắc có được ăn sầu riêng, măng cụt không? Dân Nam có được thưởng thức nhãn lồng, vải thiều hay không? Không có họ, liệu ta có vải vóc, tủ lạnh, nồi cơm điện, máy giặt... cùng mọi thứ vật dụng tiện nghi để thành người văn minh hay không?

Nghĩ cho cùng, lợi là điều kiện tiên quyết để mọi loài vật có thể tồn tại và phát triển được. Người châu âu, cũng vì muốn cái lợi, muốn nhàn hạ, muốn làm ít mà hưởng nhiều, muốn thực hiện những việc vượt quá công suất cho phép của cấu tạo cơ bắp, nên mới bắt cái đầu nghĩ ra khoa học kỹ thuật, ra công nghệ, máy móc. Chỉ dùng một lực nhẹ, nhẹ hơn cả khi nhấn xuống phím dương cầm để diễn tả cái thần của một chiếc lá mỏng mảnh đang nhẹ chao xuống mặt ao thu cô tịch, để ấn vào một cái nút bé bằng cái khuy áo là đã có thể nâng bổng cả một vật nặng hàng chục tấn lên trời. Lùa gia súc vào đầu này dây chuyền sản xuất thì lúc sau, ở đầu cuối dây chuyền đã có những khoanh súc xích nóng hôi hổi, thơm phức tuôn ra.

Vậy, nếu muốn phán xét về cái hành vi kiếm lợi thì phải xem xét về cái thái độ và phương pháp của nó. Cái sự lười biếng nghĩ ngợi, ngại lao động, lấy điều dối trá làm căn bản cho phép hành xử, lại biết cách sử dụng khá thành công giọng "Teno" để véo von hoài hoài những nhời cao nhẽ cả, mê hoặc lòng người của cánh tà đạo, Hoặc cái sự lừa lọc, trộm trỉa, chộp giật… dù là thô bỉ hay sang trọng, của phường lưu manh tinh quái thì đương nhiên là rất không được hoan nghênh? Trái lại, dùng trí khôn sáng, lấy cái tâm chính ý thành kết hợp với cơ bắp và mồ hôi mà lao động đường hoàng để kiếm lợi thì đương nhiên là đáng để cho người người ngưỡng mộ và noi theo không biết chán? Những người như thế, cũng kể như đã thành danh.

Về chuyện Danh, trong cái cộng đồng cùng loài, con người ta luôn có xu hướng và luôn khao khát được nổi bật như những ngôi sao trong bầu trời xã hội của mình: Đó là tính háo danh ư? Hay là khát vọng tự khẳng định mình, một ước mơ hoàn toàn lành mạnh và chính đáng?Khoan hãy kết luận! Hãy bắt đầu bằng những gì ta quan sát được trong đời sống nội tâm của chính mình cùng những gì đang xảy ra trong đời sống quanh ta.

Ngày xưa, xem phim chiến đấu vệ quốc, chống Phát-xít của Liên Xô, có bạn nhỏ nào lại không ước mơ mình trở thành một chính uỷ sư đoàn, một chiến sỹ mặt đen khói súng, quắc mắt hiên ngang trước quân thù dã man hung bạo? Ngày nay, xem phim Tác-giăng, có bạn nhỏ nào lại không ước mơ mình trở nên người hùng thời đại? Dù là chính uỷ sư đoàn hay là Tác-giăng thì cũng đều là những người bao vệ chính nghĩa, nâng đỡ kẻ yếu, an ủi chở che cho người bất hạnh. Mơ về những điều như vậy, liệu có thể gọi là háo danh được không?

Khi đã ngấp nghé tuổi thanh niên, những ước mơ tốt đẹp vẫn còn.Có điều chúng không ngừng vận động, phong phú dần, giản dị hơn theo năm tuổi và kiến thức tiếp nhận được, nhưng trở nên kín đáo hơn, bởi sự trưởng thành trong quá trình tự nhận thức đã bắt đầu cho phép hé lộ, báo cho đương sự biết rằng năng lực của mình có còn phù hợp với ước mơ của mình không? Từ một bác học nào đó đã có công đem lại một phần ánh sáng cho nhân loại cho đến một bạn trong lớp đã tốt bụng, khiêm nhường lại còn học giỏi hoặc một anh ở lớp trên vừa cứu được một người thoát khỏi chết đuối ngoài sông cái… tất thảy đều làm cho cả đám học trò thán phục, ngưỡng mộ và không khỏi kín đáo đỏ mặt, tự xỉ vả mình là đồ dốt nát, kém cỏi(!). Tự xỉ vả mình vì những điều như vậy, liệu có thể gọi là háo danh được không?

Khi đến tuổi trưởng thành, người ta bắt đầu tham gia vào các hoạt động xã hội: để kiếm sống và để đóng góp phần của mình cho xã hội. Tới đây, các ước mơ đã được thu gọn hơn nhiều, thậm chí có cái biến mất, không để lại chút dấu vết. Người ta bắt đầu có những suy nghĩ thực tế hơn, nhưng vẫn không ngoài cái mong ước tự khẳng định mình. Người thì quyết tâm phải đạt được một số bằng cấp học vấn nào đó. Kẻ thì đặt cho mình mực tiêu phải trở thành một trưởng phòng hoặc hơn thế. Có người thì đơn giản hơn, họ chỉ khoái làm giàu. Người đó đã nói với bạn hữu của mình: "Tao sẽ phải giàu có. Có tiền là có tất cả! không tin ư? Vậy hãy quan sát Maphia Italia đi! Còn nữa, Giăng Van-giăng là người chân thiện, nhưng Ma – đơ - len mới là một ông thánh!". Nỗ lực để trở thành người chân thiện, có hiệu suất sống cao, mang cái lợi cho cộng đồng và được cộng đồng yêu quý ngưỡng mộ là ước mơ của tất cả những người tử tế. Đó là Chân Danh.

Tất cả đều đúng, đều chính đáng. Thế thì cái cụm chữ “háo danh” kia, theo lý, phải tự biến mất đi chứ? Xin thưa:vẫn còn nguyên, mà lại còn kênh kễnh là đằng khác!

Kim cương vì hiếm và vì đẹp khác thường nên quý Sâm Cao Ly vì hiếm và vì những đặc tính dược liệu vô song nên quý. Chân nhân là những người mang nhiều chất thánh hiền, rất hiếm nên quý. Học vị là danh hiệu sinh ra để xác nhận và phân loại các mức năng lực của con người, giúp cho những nhà điều hành nắm được và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả. Một nhà nọ, sau khi đã chốt cửa kỹ càng, ông bố bèn nói với các con: “Từ nay nhà ta sẽ gọi thằng Cả là Tiến sỹ, thằng Hai là "Mát tơ"... thằng Cả và thằng Hai phải có trách nhiệm đào tạo thằng Ba thành Nhà tư tưởng?". Trong phạm vi gia đình thì... vô tư đi!

Chẳng hề phạm pháp, hoà bình thế giới vẫn còn nguyên? Vấn đề ngôn từ thì có quan trọng gì, thế nào cũng được, nhưng nhớ nói nho nhỏ, đủ nghe thôi. Có điều, xin nhớ rằng, trong cái nghề cơ khí dở hơi nhất trần đời này, sẽ là vô cùng thảm khốc nếu cứ khăng khăng "ấn định" cho một cỗ máy công cụ, vốn có độ chính xác cấp 4, là có độ chính xác cấp 7. Và, hơn nữa, lại cứ nhất định bắt nó phải tạo ra bằng được những sản phẩm có độ chính xác cấp 7 hoặc hơn thế. Thời bao cấp, hàng làm ra thế nào cũng xong. Tự mình làm ra, tự mình dùng mà. Lúc bấy giờ, không ai hơi đâu mà quan tâm xem quả bồ hòn vốn có vị gì. Nhưng thời thị trường mở cửa, người ta không mua hàng theo cái danh quảng cáo trên ti vi của nhà chế tạo đặt ra đâu, Lại càng không thể "ép đẹp" người ta mua cho được, bởi khi đi mua hàng người ta phải dùng tiền thật và có nhiều hãng để lựa chọn! Gọi là tiền thật vì người dân đã tạo ra nó bằng mồ hôi mồ kê. Đồng tiền thật biết khóc, biết cười, biết yêu thương và biết cáu tiết. Còn nhà nước thì dùng các máy móc tinh vi để chế tạo ra tiền. Nhưng nếu chỉ mải mê in tiền thì, cũng vẫn là những đồng tiền như thế, chúng sẽ dần trở thành tiền giả, bởi chúng làm gì có tâm hồn. Hồn của tiền chính là mồ hôi của con người đọng lại trong nó. Cách đây mấy năm, tôi có được dự một cuộc hội thảo về nội dung khởi động cho một dự án đầu tư nhóm A. Theo trình tự thủ tục, người điều phối chương trình bắt đầu giới thiệu các nhân vật chủ chốt của hội thảo: "Tiến sỹ Lại Hữu Dũng: Giám đốc dự án. Kỹ sư Andrew Capenter: Cố vấn trưởng...”. Một anh già, có mấy sợi lông, cái đen cái bạc, lơ thơ vươn ra từ cái nốt ruồi to tổ bố phía dưới cằm, ngồi cạnh tôi cau có lẩm bẩm: "... mẹ mấy ái thằng Tây giả cầy. Cậy có tiền viện trợ, làm ăn bát nháo, không còn trật tự, thể thống chó gì nữa!".

Người ta bảo đồ vật thì mua được, còn danh dự thì không thể. Nhưng danh thì cũng có lúc trở thành làng hoá. Trong bài thơ Chúc tết, cụ Tú Xương bảo:

Nó lại chúc nhau cái sự sang
Đứa thời mua tước đứa mua quan...

Tại sao lại phải mua danh? Danh làm cho người ta oai? Vả lại, danh làm ra lợi. Tích luỹ cái lợi thu được từ cái danh nhỏ, làm tiếp cuộc tái sản xuất mơ rộng để sinh ra cái danh nhớn hơn, và cứ thế. . . cứ thế. Người úc đã cho thấy tái sản xuất mở rộng chính là cách để một người nhặt rác ngẩng cao đầu tiến lên vị trí một nhà tỷ phú (Đô la Mỹ), Đây chính là con đường đi của những nhà kinh doanh chân chính?

Danh, tuy là ai cũng muốn, nhưng không phải là thứ thuần vinh sáng chói. Danh bao giờ cũng đi liền với trách nhiệm, như hình với bóng. Mỗi lời nói, mỗi việc làm, mỗi suy nghĩ của người đã đắc danh đều có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực khôn lường đến cộng đồng của mình. Đó chính là tính lãnh tụ của danh.

Nhưng cái giá trị của Danh cũng thất thường lắm, nó cũng theo thời theo thế, hệt như ngày xửa ngày xưa vậy. Bình thường thì “nhất sỹ nhì nông”. Lấy được một tấm chồng kẻ sỹ, mà nhất là sỹ điều, luôn là niềm mơ ước thầm kín và chính đáng của biết bao cô gái có chút nhan sắc và hằng tâm niệm lời ông bà, cha mẹ dặn dò: Lấy chồng thì phải xem giống! Phải rồi: các nhà tư tưởng thì tìm ra lối đi cho con người, còn các nhà khoa học thì chính là những cái then cái chốt trong lịch sử phát triển vĩ đại của nền kỹ nghệ nhân loại. Thế nhưng, khi "hết gạo chạy rông" thì tình hình lại không giống như thế nữa. Tôi có được nghe người ta kể lại, vào những năm của thập kỷ tám mươi thuộc thế kỷ trước, có một bà cụ, trong một cơn bức xúc cao quý, đã xỉa xói không thương tiếc vào mặt chàng rể thộn của mình: "Đồ bịp bợm? Mày lừa bà... hồi chưa cưới con bà, mày bảo mày làm lái xe… hoá ra… mày lại… là cái giống… Phó Tiến sĩ! Giời ơi con gái tôi ăn ở hiền lành... phúc đức… mà sao lại ra đến nông nỗi này hở Giời!”. Đọc báo hình Trung Quốc vào những năm 1967, 1968, thấy có những bức ảnh chụp các giáo sư và sinh viên đại học đang tập trung ngồi tại ruộng, cùng ngước những khuôn mặt, vừa ngơ ngác, vừa thành khẩn vừa thành kính, lên nghe nông dân Đại trại đứng giảng bài. Cũng đọc báo thấy nói vào thời gian Liên-xô mới tan rã, lương của một nhà khoa học ngành nguyên tử còn thấp hơn lương một người lái xe buýt. Xem chương trình truyền hình của Đài trung ương về Nạn Khơ me đỏ ở Campuchia, thấy người dân phải tập trung lại, sợ hãi, nghe, học tập và nhất nhất tuân theo những điều do các cán bộ Khơ-me đỏ truyền giảng. Một số người dân phải trốn khỏi quê hương đến một chỗ không ai biết mình và không dám nhận mình là trí thức nữa. Chưa có nơi nào trên thế giới, nhân cách con người lại bị đày đoạ đến phi lý, nhục nhã như ở đất nước này. Đấy là một vết nhục trong lịch sử của một dân tộc đã từng có một nền văn minh ăngco toả sáng một thời. Nhưng những chuyện ấy chỉ là thời sự!

Đọc sách xưa, thấy các cụ hay nói đến cụm chữ “công danh”. Phải chăng các cụ nhà mình cũng lại rất háo danh? Nếu để ý một chút, thấy trước chữ "danh" bao giờ cũng là chữ "công". Công ở đây chính là quá rình hy sinh, lao động nghiêm túc cho cộng đồng: đánh giặc giữ nước, mở mang bờ cõi, chấn chỉnh phong hoá, phát triển văn học, thúc đẩy kỹ thuật, cải cách kinh tế... cho nước nhà, Danh ở đây là do thành tựu đạt được của quá trình đó mà có. Vậy công danh chính là sự lao động lập công để thành danh. Đấy là một con đường đầy khó khăn, gian khổ, thậm chí hiểm nguy, nhưng cao quý để người ta tự hoàn thiện bản thân!

Chân Lợilà động lực phát triển của mọi nền kinh tế Chân Danh là chứng chỉkhẳng định phẩm chất cao quý của một người ưu tú. Cứ mỗi khi có một người thành danh, dù là trong lĩnh vực nào, ta lại biết chắc rằng kho lẫm tri thức của đất nước ta lại thêm phong phú, thêm hoàn chỉnh, nguyên khí của dân tộc ta lại thêm trong sáng, mạnh mẽ? Khắp nơi, tiếng cười trở nên trong hơn, nhiều hơn và ngày càng có nhiều người tuyệt đối không tin rằng cuộc đời của chúng ta vốn chỉ là một giai đoạn vật vờ "sống gửi" ở “cõi thế mù mờ” này!

Vậy, thử hỏi, có người Việt bình thường nào lại không luôn cầu mong cho nước Việt ta mỗi ngày lại có thêm nhiều người thành Danh.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lễ hội và sự lên ngôi của thói vụ lợi

    03/02/2020Vương Trí NhànKhông gì xa lạ với văn hóa bằng tinh thần thực dụng. Song đáng tiếc là tinh thần thực dụng ấy lại đang có mặt và chi phối cách tổ chức của một số lễ hội và trong chừng mực nào đó, làm hỏng các lễ hội thiêng liêng ấy...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Hư danh, kém hợp quần, không hiệp tác, hư hỏng

    06/06/2019Vương Trí NhànTục ta nghề nào lập hội ấy, một là để giữ gìn công việc cho nhau, hai là để liên lạc tình nghĩa với nhau, ba là để binh vực nhau cứu giúp nhau, vậy là cái chủ ý cũng hay... Tiếc thay dân trí ta hẹp hòi, chỉ biết có tiền thì lo ngay đến một mảnh danh giá cúng về dân, để lấy cái tên ghi...
  • Danh - Giá

    10/11/2016Hà Huy KhoáiNgười “danh giá” trước hết phải là người có “danh”, nhưng hình như cái “danh” nào cũng có “giá” của nó cả! Cụ Nguyễn Công Trứ ngay từ khi còn rất trẻ đã viết câu thơ nổi tiếng: Đã mang tiếng đứng trong trời đất Phải có danh gì với núi sông. Ngẫm ra, ý muốn được lưu danh cũng là thói thường của người đời vậy!
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Thiếu tri thức, học vụ lợi, dễ tầm thường

    23/08/2015Vương Trí NhànTôi thường thấy ở mình kẻ nào khôn hơn chút đỉnh, giao thiệp với người kém hơn chút đỉnh, thuần chỉ nói dối. Đứa “ăn cắp có giấy”, đứa ăn cắp chưa có cấp bằng cũng đều một mực như thế cả...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Phù phiếm, sợ mang tiếng, nói liều làm ẩu, mưu danh bằng hạ nhục

    27/03/2014Vương Trí NhànHạng quân tử ở nước ta mà tôi thấy hầu hết ở trong cái phạm vi của Tống nho. Giữ mình đừng đánh bạc, đừng uống rượu, đừng mang tiếng xấu, ấy là họ kể chắc mình làm quân tử rồi.
  • Danh và phận

    11/10/2013Hoàng Duy VũCon người ta trong đời ai cũng có phận. Nói với màu sắc định mệnh: đó là số phận. Số phận đã định thế. Vậy chẳng nên băn khoăn, than vãn làm gì! Còn danh, là cái gắn với phận, để thành danh và phận trong một kết cấu gắn bó, nương tựa vào nhau. Nhưng dẫu có gắn bó, cả hai thưởng lại có so le ít nhiều. Sự so le này thường đưa lại nhiều suy ngẫm, và ở các trường hợp so le lớn, lại gây nên nhiều cám cảnh hoặc bất ngờ, trên hai nẻo hài và bi...
  • Hai chữ vinh - nhục

    20/08/2010Đức NgọcVinh và nhục là một cặp phạm trù đối đương rất rõ. Trên đời, bất cứ ai cũng muốn bản thân mình, gia đình dòng họ mình, tổ quốc mình vẻ vang, vinh quang rực rỡ, tiếng thơm vang dội đời đời. Không một người nào lại muốn bản thân, gia đình dòng họ chịu nhục. Đó là một điều tất yếu...
  • Khoa học "rởm" và căn bệnh hiếu danh

    17/03/2008Trần Ngọc TrungChức danh giáo sư là một danh hiệu cao quý, do nhà nước phong tặng, thể hiện sự ghi nhận những thành quả và cống hiến to lớn đối với nhà khoa học nào đó trên từng lĩnh vực cụ thể. Người được phong chức danh giáo sư cũng thường được xã hội đề cao, coi trọng. Trong các hội thảo, trên giảng đường..., sự xuất hiện của một giáo sư luôn được đón nhận với niềm hứng khởi và lòng kính trọng...
  • Danh và thực

    12/01/2008Tạ Duy AnhXưa nay có kẻ danh để không “nát với cỏ cây” thường hiếm. Vì hiếm nên qúy. Quý nên được ngưỡng vọng, tôn kính. Giầu có chưa là gì. Quyền thế chưa là cái đinh gì so với danh vọng, danh tiếng. Chính thế mà chữ danh luôn luôn là nỗi khao khát đầy mầu sắc bi kịch của biết bao người. Có cả muôn vạn cách để lưu danh ở đời. Nhưng có lẽ cái cách mà nhiều người tìm đến nhất là học...
  • Danh và phận

    25/12/2007Tạ Duy AnhCách đây vào mươi năm, những từ như thân phận, an phận, biết phận… bị coi là đầy màu sắc phong kiến, thủ tiêu đấu tranh, phân biệt giai cấp, sang hèn, có học và vô học… Xã hội mới là bình đẳng, không có “phận” trước cho ai hết. Sự thô thiển hóa nào cũng gây hậu quả khôn lường. Và chúng ta ở khắp nơi đều phải trả giá cho sự thiếu đào sâu suy ngẫm. Một trong những cái giá đắt nhất là mọi người không tự biết mình là ai.
  • Danh và Thực

    06/12/2007Giáo sư Phong LêQuan sát cuộc sống quanh ta, quả không khó thấy có những người suốt đời không thể sống mà không có danh. Bởi chỉ với cái danh mới phát ra được các tín hiệu của quyền lửa và với cái danh, họ thu được rất lắm quyền lợi; Cả một đời sống với danh và vì danh, cho đến khi có cơ hết; và hết đối với họ là mất quyền lợi, nên họ phải bằng mọi cách níu giữ cho được cái danh, ở bất cứ dạng thái nào...
  • Háo danh & viết ẩu sẽ làm hỏng nhân cách

    12/01/2007Hà ThưNăm 30 tuổi, nhà văn Tạ Duy Anh cho ra đời truyện ngắn "Bước qua lời nguyền" làm xôn xao văn giới. Cho đến nay, sau 15 nămbước qua lời nguyền ấy, Tạ Duy Anh vẫn miệt mài viết, không ngừng sáng tạo, vắt hết mình vào những con chữ, những cuộc đời của nhân vật, những trang viết đang đồng hành cùng anh...
  • Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

    28/11/2006Phạm Văn ĐứcNhu cầu là động lực hết sức quan trọng thúc đẩy con người hành động. Sự thoả mãn nhu cầu ấy, đối với chủ thê hành động, là lợi ích. Vì vậy, lợi ích là cái đáp ứng nhu cầu và nó chỉ có nghĩa là lợi ích khi được đặt trong quan hệ với nhu cầu. Ngoài mối quan hệ đó, cái được coi là lợi ích không còn là lợi ích nữa...
  • Hàn Bá Du & danh giá thời nay!

    23/11/2006Cát KhuêPhận làm con phải biết ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ để sau này phụng dưỡng lại cho các cụ khi tuổi già, sức yếu. NgườiViệt mình có câu: “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Đó cũng là nét văn hóa tốt đẹp không chỉ của các dân tộc ChâuÁ như chúng ta mà còn là cảu tất cả mọi con người. Cha mẹ thực ra cũng chỉ là những con người bình thường với những lỗi lầm, những toan tính đời thường...
  • Mâu thuẫn lợi ích

    24/10/2006Nguyễn Quang AMâu thuẫn lợi ích không phải là sự xung đột của những lợi ích khác nhau củanhững nguôi hay tổ chức khác nhau. Mâu thuẫn hay xung đột lợi ích là bất cứ tình huống nào trong đó một cá nhân hay một tổ chức được ủy thác trách nhiệm (như quan chức Nhà nước, Giám đốc Công ty, chuyên gia, nhân viên, các tổ chức tư nhân hay Nhà nước) có những lợi ích chuyên môn hay riêng tư của mình đủ lớn để ảnh hưởng (hay tỏ ra có thể ảnh hưởng) đến việc điều hành các trách nhiệm được ủy thác...
  • Hữu danh vô thực chỉ làm cản bước tiến…

    14/08/2006Lan NgọcTôi không thích ngồi một chỗ mà than vãn. Người ưa than vãn hoặc là người không có tài hoặc là người tự thỏa mãn với sự kém cỏi của chính mình. Nhà tài phiệt Soros có một định nghĩa rất hay về hạnh phúc: “Hạnh phúc là cái mình nghĩ về mình và xã hội nghĩ về mình. Hai hình ảnh này càng gần nhau thì càng hạnh phúc, và ngược lại".
  • Để lợi ích không triệt tiêu nhau

    30/07/2006Nguyễn Đức Lam...nhiều khi những nguồn lực to lớntrong xãhội như tiền,sự nhanh nhạy trongkinh doanh lại vận hành như một sứcmạnh tànphá, triệttiêu những nguồn lực khác.Và lợiích là một trongnhững nguyên nhân dẫn đến tình trạngtrên: độnglực lợi ích của những ngườiđầu cơ đấtmãnh liệt và thườngtrực hơnrất nhiều động lựctrách nhiệm của cácquan chức liên quan đến đất công...
  • Cầu lợi ở chốn cửa thiền

    12/02/2006Hiền PhươngXã hội dù phát triển đến đâu, công nghệ và phương tiện dù hùng mạnh đến mức nào thì con người vẫn luôn thấy nhỏ bé, yếu đuối trước vũ trụ vô thường. Khi cuộc sống thêm nhiều cạnh tranh, trông gai và khó nhọc thì người ta càng thấy thân phận mình mong manh, cuộc sống mình thiếu thốn, nhân tâm mình nặng nợ… khiến cửa chùa có biết bao nhiêu kiểu cầu xin với những tham vọng, ước muốn, lo sợ, ăn năn của người đời...
  • Những ngộ nhận danh xưng tốn kém

    25/08/2005Nguyễn Văn TuấnTrong vòng vài năm trở lại đây, có nhiều nhà khoa học hoặc được kết nạp vào New York Academy of Science (Viện hàn lâm khoa học New York), hoặc đề cử có tên trong các từ điển danh nhân loại “Who is Who”. Cố nhiên các nhà khoa học này có ít nhiều đóng góp quan trọng cho khoa học, nhưng việc họ có tên trong các từ điển danh nhân hay được phong tặng những danh hiệu to lớn như thế có thực sự là một vinh dự, hay phản ánh tầm cỡ vĩ đại của nhà khoa học, hay là nạn nhân của những chiêu thức tiếp thị tinh vi của các công ti chuyên kinh doanh tiểu sử? Đây là một vấn đề cần xem lại cẩn thận. Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày một số thông tin liên quan để bạn đọc lượng xét.
  • xem toàn bộ