Hữu danh vô thực chỉ làm cản bước tiến…
Cao lòng khòng, gương mặt góc cạnh, dịch giả Nguyễn Quang A có "biệt tài"cuốn hút người đối thoại bằng những câu chuyện sôi nổi, những phản đề đầy "gây hấn"...
Thế giới phẳnglà tên cuốn sách thứ 13 trong Tủ sách
Thế giới phẳng được xếp vào danhmục sách bán chạy nhất ở mỹ và được trao giải thưởng Cuốn sách hay nhất năm 2005 do Financial Times and Goldman Sachs Business bình chọn.
Vì sao lạilà Thế giới phẳng, thưa ông?
Thế giới phẳnglà một phát hiện, một ẩn dụ (so vớicách nhìn "thế giới tròn" trước đây) của Thomas. L. Friedman. Với ý định “tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI”, tác giả mổ xẻ cấu trúc đương đại của nền kinh tế và chính trị thế giới trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Khái niệm "phẳng" ở đây đồng nghĩa với "sự kết nối". Những dỡ bỏ rào cản về chính trị cùng những tiến bộ vượt bậc của cách mạng đang làm cho thế giới "phẳng hóa”…
Cũng theo Friedman, chúng ta đã trải qua 3 lần toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa 1.0 là khi Christo- pher Columbus giương buồm tìm ra châu Mỹ, cách nay hơn 500 năm, mở rộng giao thương giữa thế giới cũ và thế giới mới, biến thế giới từ rất to lớn thành trung bình.Toàn cầu hóa 2.0, kéo dài từ năm 1800 đến 2000, bị gián đoạn bởi cuộc đại khủng hoảng và hai cuộc thế chiến. Thời kỳ này làm thể giới co lại từ cỡ trung bình xuống cỡ nhỏ, đánh dấu bằng sự sụp đổ của bức tường
Có nghĩa là trong thế giới phẳng, mỗi cá nhân phải đặt vấn đề "Ta làai?”, "Ta từ đâutới"?
Đúng vậy. Khi bạn bắt đầu tư duy về “thế giới phẳng", hay ít nhất là đang trở nên phẳng, bạn sẽ phát hiện ra nhiều điều có ý nghĩa hoàn toàn khác trước. "Phẳng hóa" là quá trình tất yếu, mà không một cá nhân, quốc gia nào cản trở được. Từ kinh tế, chính trị đến văn chương nghệ thuật sẽ phải cởi mở hơn, tự do hơn... Cùng với sự phát triển của lnternet, của blog và blogger… mỗi cá nhân đều có cơ hội tốt để tự bộc lộ, để tự do sáng tạo và bày tỏ chính kiến.Và, quyền tự do đó cần phải được tôn trọng. Tất nhiên, trên "mạng toàn cầu”, không chỉ rặt những thứ lóng lánh, mà còn có rất nhiều rác rưởi…Thời gian và công chúng sẽ sàng lọc...
Thế nhưng không ít người lại lo ngại về nguy cơ của thế giới phẳng, với sự thống trị của những "bầy thú điện tử” (chữ dùng của Thomas Friedman)?
Tôi không bi quan thế. Thế giới phẳng một mặt tạo ra nguy cơ thống trị về văn hóa, nhưng mặt khác lại tạo cơ hội làm giàu tính đa dạng. Món ăn nổi tiếng nhất trên thế giới là gì? Là pizza.Đó chỉ là thứ bột mà tất cả các nềnvăn hóa đều làm thành bánh theo cách riêng với hương vị khác nhau.
Nhật có bánh susi pizza. Thái Lan có pizza
Làm kỹ thuật, làm kinh tế,dịch sách, viết báo... mỗi lĩnh vực đều thấy ông “hen"chân vào. Vậy rốt cuộc, ông là ai trongThế giới phẳng?
Tất nhiên chuyên làm được ở một lĩnh vực nhỏ cũng tốt. Nhưng tôi sợ nhất là cáichết (cười). Cái chết, theo nghĩa sinh học ấy, tức là sự ngừng hoạt động , tức là biến từ cái phức tạp thành cái đơn giản. Mà cuộc sống thì lại cần sự đa dạng... Tôi chạy sang nhiều lĩnh vực khác nhau chỉ để tận dụngchính mình thôi. Vì đời người hữu hạn mà...
Tôi không thích ngồi một chỗ mà than vãn. Người ưa than vãn hoặc là người không có tài hoặc là người tự thỏa mãn với sự kém cỏi của chính mình. Nhà tài phiệt Soros có một định nghĩa rất hay về hạnh phúc: “Hạnh phúc là cái mình nghĩ về mình và xã hội nghĩ về mình. Hai hình ảnh này càng gần nhau thì càng hạnh phúc, và ngược lại". Biết người, hiểu người đã khó. Biết mình, hiểu mình, còn khó gấp bội lần! Lấy ngay ví dụ từ chính tôi. Cuối năm 1988, tôi là một trong những người đầu tiên khởi xướng phong trào làm phần mềm bán ra nước ngoài. Tất nhiên là thất bại. Đơn giản, vì tôi đã quá...viển vông, bất chấp thời cuộc. Thời ấy, mình chưa có lntemet, điện thoại phập phù, giao thông thì 2 tuấn mới có một chuyến Airfrance... làm sao mà xúc tiến được...
Còn bây giờ, thương trường và toàn cầu hóa đã giúp ông “tỉnh ngộ”
Kinh doanh thực sự là một nghề đòi hỏi sự bao dung, cởi mở và chấp nhận những khác biệt. Chỉ khi thất bại anh mới biết thương người khác và mới biết chấp nhận những cái không toàn mỹ. Không ai được tất cả. Cũng không ai mất tất cả. Chỉ những anh biếng nhác, thích “ăn trên ngồi chốc", vẽ mây vẽ gió mới hay đó kỵ nhau. Chứ khi vào “đấu trường" kinh doanh, người ta mới thực sự biết coi khinh những thứ "hữu danh vô thực". Nhìn rộng ra, ở mọi lĩnh vực, những thứ "hữu danh vô thực" chỉ làm cản bước tiến...
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường