Mâu thuẫn lợi ích

05:54 CH @ Thứ Ba - 24 Tháng Mười, 2006

Mâu thuẫn lợi ích không phải là sự xung đột của những lợi ích khác nhau củanhững nguôi hay tổ chức khác nhau. Mâu thuẫn hay xung đột lợi ích là bất cứ tình huống nào trong đó một cá nhân hay một tổ chức được ủy thác trách nhiệm (như quan chức Nhà nước, Giám đốc Công ty, chuyên gia, nhân viên, các tổ chức tư nhân hay Nhà nước) có những lợi ích chuyên môn hay riêng tư của mình đủ lớn để ảnh hưởng (hay tỏ ra có thể ảnh hưởng) đến việc điều hành các trách nhiệm được ủy thác một cách khách quan. Có ba yếu tố cần lưu ý ở đây: tư lợi, trách nhiệm được ủy thác, việc thi hành trách nhiệm. Thứ nhất, cá nhân hay tổ chức có lợi ích riêng hay tư lợi. Tư lợi thường là lợi ích tài chính, nhưng có thể là lợi ích khác. Nóichungtheo đuổi tư lợi, bản thân nó, chẳng có gì đáng chê, vấn đề chỉ nảy sinh khi tư liệu xung đột với yếu tố thứ hai, với trách nhiệm được ủy thác. Khi sự xung đột này ảnh hường đến (hay có vẻ ảnh hưởng đến) việc thi hành khách quan nhiệm vụ được ủy thác thì thực sự có vấn đề.

Thí dụ điển hình nhất vê mâu thuẫn lợi ích được báo chí nêu nhiều vừa qua là hiện tượng "Công ty gia đình", khi bố (hay mẹ) có quyền quyết định ở một tổ chức hay Công ty (Cổ phần Nhà nước) và người nhà có Công ty hay tổ chức khác cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho tổ chức hay Công ty trước. Nổi cộm nhất là vụ “điện kế” của Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh, nhưng chúng ta có thể kể ra hàng ngàn thí dụ như vậy, và rất nhiều biểu hiện khác của mâu thuẫn lợi ích của mâu thuẫn lợi ích. Lưu ý rằng mâu thuẫn lợi ích không chỉ nảy sinh với các cá nhân ở cơ quan và doanh nghiệp Nhà nước mà ở bất cứ tổ chức nào, kể cả các tổ chức tư nhân, thậm chí ngay với một chuyên gia như bác sĩ hay luật sư, nó còn nảy sinh cả với bản thân một tổ chức nào, kể cả các tổ chức tư nhân, thậm chí ngay với một chuyên gia như bác sĩ hay luật sư, nó còn nảy sinh cả với bản thân của một tổ chức, thí dụ vì mâu thuẫn lợi ích nene một văn phòng luật không thể bảo vệ cho cả hai bên trong một vụ tranh chấp.

Mâu thuẫn lợi ích xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày và nếu xử lý không khéo có thể gây ra những vấn đề đạo đức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động lành mạnh của các tổ chức và của toàn bộ xã hội.

Tại nhiều nước, tất cả các tổ chức đều có quy định của mình để giải quyết mâu thuẫn lợi ích. CácCông ty, các Trường Đại học, bệnh viện, các tổ chức chuyên môn... đều có chính sách riêng của mình về mâu thuẫn lợi ích. Nhà nước có luật về mâu thuẫn lợi ích. Một số điềm chính của các chính sách và luật này nhằm tránh mâu thuẫn lợi ích gồm: Từ cấm việc giữ chức vụ nếu có (hay có vẻ có) mâu thuẫn lợi ích, cấm dùng ảnh hưởng địa vị cấm nhận các lợi ích thêm như quà hay tặng phẩm, cấm lợi dụng thông tin, cấm làm một số công việc trong một thời hạn sau khi đã thôi chức, đến kê khai tài sản, đến không tham gia vào quyết định có thề phát sinh mâu thuẫn lợi ích...Vi phạm luật mâu thuẫn lợi ích là phạm tội hình sự, vi phạm quy định mâu thuẫn lợi ích của tổ chức thì bị kỷ luật từ khiển trách, cách chức đến đuổi việc. Có quy chế rõ ràng cũng không thể ngăn hoàn toàn được mâu thuẫn lợi ích, nó chỉ giúp giảm và giải quyết nhanh gọn vấn đề mà thôi. Thí dụ điển hình mà dư luận vừa qua rộlên là vụ tai tiếng của Hạ nghị sĩ Mỹ Mark Foley, lợi ích tư của ông là quan hệ tình dục và trách nhiệm ủy thác của ông (giữa nhiều thứ khác) gồm cả việc chống khiêu dâm trên mạng. ửng đã viết các điện thư có biểu hiện mâu thuẫn lợi ích. Ông buộc phải từ chức và đang bị điều tra.

Có những chính sách tòi khuyến khích mâu thuẫn lợi ích phát triền. Thí dụ điển hình được nêu trong các tài liệu nước ngoài là chính sách chia một phần tiền phạt cho người hay tổ chức đi phạt (cảnh sát, thuế vụ, hay bất cứ tổ chức có quyền phạt nào). Nhiệm vụ được ủy thác của họ là giữ nghiêm việc thực thi quy định (giao thông, thuế, môi rường...) thế nhưng phần tiền phạt mà họ (hay tổ chức họ) được hưởng lại có thể khuyến khích họ thực thi nhiệm vụ của mình một cách không khách quan. Thí dụ trong giao thông có thể dẫn đến các "bẫy tốc độ", "bẫy biển báo hiệu” hay cảnh sát núp để bất lỗi thay cho sự hiện diện đàng hoàng răn đe những kẻ có ý định vi phạm quy định.

Xem xét tình hình ở nước ta thì thấy nhiều người đưa ra chính sách chưa học được các bài học trên. Việc biến nhà công thành nhà tư là một thí dụ điển hình. Bất luận do thiếu hiểu biết, vô tình hay hữu ý nếu tổ chức có quyền càng lớn lại đưa ra các quy định khuyến khích mâu thuẫn lợi ích thì tai họa càng lớn. Phải rà soát lại tất cả các chính sách như vậy và sửa đổi bãi bỏ.Chúng ta chưa có các quy định rõ ràng, các thủ tục minh bạch về tránh mâu thuẫn lợi ích. Các tổ chức cũng chưa chú ý đến vấn đề này nên cũng không có các quy định rõ ràng. Thậm chí việc lợi dụng chức, quyền, thông tin để mưu lợi riêng là rất phổ biến đốt với các quan chức mọi cấp ở nước ta nhuận nhiều vụ việc đã được báo chí nêu ra và vô vàn vụ không được nhắc tới, gây bất bình trong nhân dân, ảnh hường xấu đến sự phát triển của đất nước. Để mọi người, mọi tổ chức hiểu kỹ hơn về mâu thuẫn lợi ích, để các tổ chức có quy chế tránh mâu thuẫn lợi ích của mình, để Nhà nước có luật, chính sách, các quy chế, thủ tục rõ ràng nhằm tránh mâu thuẫn lợi ích là những việc làm thiết thực trong công cuộc chống tham nhũng, tăng niềm tin, phát triển kinh tế và xã hội.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: nhiều mâu thuẫn, phá hoại, thiếu khiêm nhường

    13/04/2018Vương Trí NhànChẳng có mặt nào của tính cách người Việt lại không có mặt bù lại và không gợi ra ngay tức khắc một bằng chứng ngược lại. Chúng ta đã nói vế tính biếng nhác và sự uể oải của người Việt, nhưng người ta chẳng thấy nơi nào trên thế giới một dân tộc cần cù như vậy...
  • Sống chung với… mâu thuẫn

    05/09/2006Dịch từ The INCKhi nói về một doanh nhân thành đạt, mọi người thường chỉ đến các kỹ năng kinh doanh và tư duy quản lý của người đó...
  • Để lợi ích không triệt tiêu nhau

    30/07/2006Nguyễn Đức Lam...nhiều khi những nguồn lực to lớntrong xãhội như tiền,sự nhanh nhạy trongkinh doanh lại vận hành như một sứcmạnh tànphá, triệttiêu những nguồn lực khác.Và lợiích là một trongnhững nguyên nhân dẫn đến tình trạngtrên: độnglực lợi ích của những ngườiđầu cơ đấtmãnh liệt và thườngtrực hơnrất nhiều động lựctrách nhiệm của cácquan chức liên quan đến đất công...
  • Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta

    17/06/2006Nguyễn Tấn HùngVấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi không chỉ cần nắm vững mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, mà còn cần phải nhận thức và giải quyết tốt những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa chúng...
  • Về mối quan hệ giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần trong sự phát triển của xã hội ta hiện nay

    17/04/2006Nguyễn Linh KhiếuThực tế cuộc sống cho thấy, các lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất đang chi phối hết sức mạnh mẽ cả nhận thức và hành động của các cá nhân và cộng đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với hoạt động căn bản của xã hội ta trong giai đoạn hiện nay là lao động sản xuất và kinh doanh...
  • Phi mâu thuẫn có phải bao giờ cũng là quy luật của tư duy đúng đắn?

    24/03/2006Nguyễn Ngọc HàĐể phản ánh chính xác hiện thực khách quan trong tư duy (dưới dạng các khái niệm, phán đoán... ), con người cần phải tuân thủ một số nguyên tắc hay quy luật nhất định. Một trong những quy luật đó, theo Aritstốt, là "phi mâu thuẫn”: hai mệnh đề phủ định nhau thì không thể đều đúng...
  • Công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ giác độ mâu thuẫn của quá trình phát triển

    01/01/2006GS. TS. Phạm Ngọc QuangQua gần 20 năm đổi mới, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Song, để đưa công cuộc đổi mới tiếp tục tiến lên, chúng ta phải giải quyết rất nhiều mâu thuẫn phức tạp mà trong bài viết này mới điểm danh đại thể 8 mâu thuẫn...
  • Kém thông tin không phải là nguồn gốc của mọi sự mâu thuẫn

    26/11/2005Ý tưởng cho rằng “chúng ta có thể giải quyết mọi khác biệt nếu chúng ta thông tin cho nhau nhiều hơn” không nhất thiết đúng...
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • xem toàn bộ