Đàn ông hiếu chữ
Có thể nói, một phần lớn nền văn minh của nhân loại đã được xây dựng nhờ công sức từ vô số những đàn ông chăm học. Họ thường là những nhà đạo đức lớn, những khoa học gia vĩ đại hoặc những chính trị gia lỗi lạc hàng đầu. Ở bọn họ, luôn phập phồng một nỗi khát khao rừng rực hướng tới Chân, Thiện, Mỹ. Vì thế, đối với họ, sự hiếu học chính là tinh thần dám cao cả hy sinh cho đồng loại, nó luôn thấm đẫm một sự vị tha nhân văn nhân bản. Sự hiếu học ở đây tuyệt đối không có chỗ cho sự hiếu danh.
Khi đám đàn ông bắt đầu chập chững của sự học, để cho dễ dàng hợp tình hợp lý thông thường người ta hay dạy chữ. Tất nhiên, chữ để dạy thì có nhiều loại. Có chữ của tây có chữ của ta. Có chữ từ thời sâu sắc minh triết ngày xưa lại có chữ nhẹ hều hều của nông nổi ngày nay. Có chữ học mà để thành kẻ sĩ có chữ học mà thành Tiến sĩ. Không tính đến chuyện đúng và sai, chỉ tính đến chuyện họa và phúc thì đương nhiên chữ đã trở thành một thế lực phảng phất nha là cần. Và thế là cùng với sự loay hoay của thời gian, rất nhiều đàn ông khôn ngoan đã tự tin cho rằng sự hiếu học chính là việc hiếu chữ. Bởi đơn giản, nếu đàn ông có chữ thì hiển nhiên tới một ngày đẹp trời sẽ thành một đàn ông có bằng. Mà có bằng có cấp thì rất dễ sẽ có chức có quan. Và một đàn ông làm quan thì không biết bao nhiêu phụ nữ được nhờ. Cho nên đa phần các bà, các chị, các cô luôn sâu xa say mê thích những đàn ông có lủng lẳng nhiều chữ.
Khi chữ bị tha hóa thì nó có màu của tiền. Nhiều đàn ông thông minh sáng mắt nhìn thấy màu đầy bèn vội vàng lập tức hốt hoảng ra sức lèn chữ, tích chữ cho thật đầy óc, cho thật đầy bụng.
Thật ra đã là người biết học thì đầu cần có nhiều chữ. Lúc tổ của Thiền tông là đại sự
Tuy nhiên nếu xét toàn diện vấn đề thì đàn ông hiếu chữ nôi
Trên đời, sự hiếu học là việc vô cùng lớn, chẳng thế mà sách giáo khoa dạy cho lớp đồng ấu có câu đầy lo lắng “Hôm nay trời nắng chang chang. Mèo con đi học thì mang cái gì”? Nhiều người dân lam lũ nghèo ở cái tỉnh có đông dân ông hiếu chữ ấy đã rụt rè đoán rằng đấy là cái ôtô tiền tỉ mang biển 6868 mà một số quan chức hay đánh vần thành chữ “lộc phát, lộc phát”.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên Cẩn