Có ba loại chuyện thường chiếm phần áp đảo trên các báo hiện nay,đó là chuyện tham nhũng, chuyện đâm chém cướp giết và chuyện các nghệ sĩ "đạo”. Từ "đạo" ở đây không phải là "đạo đức”, (Có đức thì hơn có tài - NguyễnTrãi), không phải là "đạo lý” (Thà đui mà giữ đạo nhà - Nguyễn Đình Chiểu) mà là "đạo chích”. Chẳng lẽ lại nói nhau là "ăn cắp", nên dùng từ "đạo" là một cách tế nhị mà thôi.
Gác lại hai chuyện trên, chỉ nói chuyện các văn nghệ sĩ bị phát hiện "đạo" thì cũng đã dài dòng và đau xót lắm. Mấy chục năm trước không may khi thấy hoặc không may khi biết chuyện đó. Có thể chuyện đó không có. Có thể chuyện đó không ai để ý. Có thể chuyện đó không ai nói ra nhưng rõ ràng là chuyện nghệ sĩ đi "chôm chỉa" của người khác để biến thành của mình là ít thấy. Nhưng từ khi sự nổi tiếng không chỉ là sự tôn vinh của xã hội, là mềm tự hào nghe nghiệp mà còn là "thương hiệu” (nhãn hiệu hàng hóa thì hiện tượng làm tác phẩm giả tức là làm hàng giả cũng xuất hiện theo. Lúc đầu còn lác đác nhưng dần dà, không còn ngành nghệ thuật nào không có chuyện ì xèo.Trước hết là văn học, gần đây nhất là chuyện ầm ĩ quanh việc có hay không việc "đạo văn" trong truyện ngắn của hai tác giả trẻ, chuyện một ca sĩ "đạo thơ" người khác làm ca từ của mình. Trong mỹ thuật, từ lâu chuyện chép tranh nước ngoài mang dự triển lãm, chép bố cục ảnh của thiên hạ làm tranh cổ động, chép tranh dân gian, chạm khắc đình chùa giả vờ kế thừa truyền thống dân tộc, “mượn ý tưởng” của bạn làm của mình… đã thành chuyện "biết rồi, khổ lắm nói mãi!". Trong múa, chục màn múa thì có đến bốn năm màn na ná nhau. Trong kiến trúc, cứ đến một khu phố mới xây dựng ở bất kỳ đâu sẽ thấy la liệt sự sao chép đang ngất ngưởng giữa thanh thiên bạch nhật. Trong điện ảnh, nếu không có sự sao chép vựng về và lười biếng thì lấy đâu ra vô số những ông bà Việt kiều yêu nước, những ông chủ doanh nghiệp suốt ngày bồ bịch, uống rượu tây, gọi điện thoại di động, nhũng bà nỡm thoắt cái là đi tắm và đòi nhảy lên giường, "chuyện thường ngày ở… chợ” trong rất nhiều phim của ta làm hiện nay. Trong nhiếp ảnh, có lần sau khi trao giải A cho một tấm ảnh, Ban giám khảo mới đắng người vì tấm ảnh được giải là từ hai ảnh ghép lại. Trong sân khấu, có một "luật bất thành văn” là nếu vở chưa công diễn thì cấm được kể cốt kịch của mình cho bất kể ai, cấm mang kịch bán cho người khác đọc nếu chưa có một cam kết hoặc đấy chưa phải là một người bạn tin cậy. Trong âm nhạc còn ồn ào hơn. Biết bao giấy mực đổ ra, biết bao tai tiếng trút xuống sau những vụ "đạo nhạc" được phát hiện. Người ta đã in sang để kinh doanh 10 đĩa CD gồm hàng chục bản nhạc do nhạc sĩ nước ta “đạo” của các tác giả trong nước cũng như ngoài nước, Tây, Tàu đủ cả người ta phẫn nộ vì tình trạng vi phạm bản quyền âm nhạc, sau đó hình như trên mặt báo có sự phẫn nộ với người bảo vệ bản quyền âm nhạc. Vào những ngày này là chuyện có ông nhạc sĩ bị một số bạn đồng nghiệp chê trách vào"đạo nhạc" của hai nhạc sĩ nổi tiếng nước ngoài trong một bán khởi nhạc mang tên ông mà người viết bài này cũng chưa được nghe hoặc được nghe nhưng quên rồi. Thật rối tinh rối mù, không biết đâu mà lần.
Những chuyện như vậy còn nhiều nữa và qủa thật là không dễ lần đến tận cùng. Vả lại, lần đến tận cùng đi nữa thì liệu có ích gì? Điều dáng nghĩ là nên nghĩ thế nào đây trước nhũng chuyện trên. Cách thứ nhất là cách nghĩ của không ít người, cần phải công khai những chuyện chôm chỉa bất lương này ra trước công chúng để ngăn chặn một thói xấu đang lây nhiễm ngày càng nặng nề trong giới sáng tác văn học - nghệ thuật, đề bảo đảm quyền lợi và sự công bằng cho những người làm những nghề này. Phải công khai vạch mặt những người kiếm chác được cả địa vị, tiền bạc, danh tiếng trong nghề bằng những mánh lới ngoài nghề để tiếng thơm là tiếng thơm đích thực, như lâu nay vốn có với những tài năng thật. Sự công khai, minh bạch cũng rất cần thiết trong thời buổi đồng tiền đang len lỏi, đang khuynh đảo văn chương, nghệ thuật nếu quả thật còn mong muốn có một nền văn chương, nghê thuật. Việt Nam đáng tự hào. Cách thứ hai là buồn, rất buồn, chỉ vậy. Không ai bắt một người cứ phải làm nghệ sĩ nếu người ấy không muốn và không có tài. Niềm hạnh phúc duy nhất mà người nghệ sĩ có được là tác phẩm của mình làm ra đúng là của mình, dù nó hay hay dở, dù được công chúng đón nhận như thế nào. Thế nhưng trong giới nghệ sĩ lại có những người không coi trọng niềm hạnh phúc thiêng liêng ấy. Họ sáng tác, làm nghề vì tiền, vì danh hão, vì những thứ ngoài nghệ thuật và tiếc thay, nhiều người trong số này lại thành đạt hơn những người thực sự có tài năng. Tuy thế, họ là kẻ đáng thương, đáng khinh hơn đáng ghét. Đáng thương nào hơn khi chính những nghệ sĩ ấy khi tỉnh rượu, lúc tàn canh tự thấy nhục nhã, khinh bỉ sự nghiệp của mình. Buồn còn bởi một lẽ, những chuyện cứ cho là rất xấu đó sao đến bây giờ (thường vào các kỳ bầu bán, thưởng Huân chương, phong danh hiệu, trợ cấp tiền) mới được nói ra? Sao lúc thường đối xử với nhau tử tế, êm đẹp thế mà khi có biến, hoặc khi người ta đã chết rồi, không cãi lại được nữa thì mới nói.
Giữa hai luồng suy nghĩ ấy, chọn cách nào đây? Mình ít chính kiến, mình chọn cả hai, cả hai cách nghĩ đều đáng để nghĩ…