Các trường Đại học danh tiếng nhất thế giới năm 2009

03:28 CH @ Thứ Ba - 18 Tháng Năm, 2010

Tạp chí giáo dục danh tiếng của Anh Times Higher Education ( THE ) và tổ chức xếp hạng các trường đại học trên thế giới công bố danh sách 100 trường đại học hàng đầu năm 2009.

So với năm 2008 thì bảng xếp hạng năm vừa qua đã có một số biến động nhỏ. Ngoài trường Đại học Havard, ngôi trường vẫn giữ vị trí quán quân, thì ngay trong top 5, vị trí các trường đã có sự hoán đổi cho nhau. Trường đại học Cambridge của Anh, năm 2008 giữ vị trí thứ 3, thì đến năm 2009 đã soán ngôi vị á quân của trường đại học Yale (Mỹ) và đẩy trường này về vị trí cũ của mình. Có những trường ở vị trí 6, 7 năm 2008 như trường Đại học UCL, trường Imperial, sau 1 năm đã được thăng hạng lên vị trí thứ 4, và thứ 5. Trong khi đó trường đại học lâu đời nhất nước Anh, Đại học Oxford lại bị rớt 1 bậc. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về từng vị trí xếp hạng cũng như một số thông tin về các trường này.

Đại học Harvard, ngôi trường đứng đầu bảng

Đại học Harvard là một trường đại học tư thục tọa lạc ở thành phố Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ bao gồm 10 trường trực thuộc và là một thành viên của Ivy League (Nhóm các trường đại học hàng đầu ở Mỹ). Đây là trường đại học lâu đời nhất tại Hoa Kỳ, cũng là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên ở châu Mỹ và là tập đoàn đầu tiên tại Bắc Mỹ. Harvard cũng là tổ chức có nguồn cung ứng tài chính lớn thứ hai ( sau Quỹ Bill & Melinda Gates ) với khoảng 28,8 tỉ USD vào năm 2008.

Harvard thường xuyên có mặt top đầu trong các bảng xếp hạng giáo dục đại học quốc tế. Đại học Harvard không chỉ là sự hãnh diện của sinh viên Mỹ mà còn là niềm mơ ước của tất cả các sinh viên trên thế giới. Những sinh viên đã được bước chân vào giảng đường đại học Harvard cũng đều là những thiên tài của thế giới.

Đã từng có đến 7 vị tổng thống Mỹ được đào tạo tại Harvard và đã có tới 40 giải Nobel. Nơi đây được đánh giá là cái nôi sản sinh ra các tỷ phú giàu bậc nhất thế giới. Vì vậy người Mỹ có một câu nói khá nổi tiếng là muốn cho con bạn trở thành một trong những người giàu nhất, hãy gửi chúng tới Harvard.

Đại học Cambridge vươn lên vị trí thứ 2

Sau 1 năm, ngôi trường đại học nổi tiếng của nước Anh này đã vươn lên được 1 bậc, từ vị trí thứ 3 lên vị trí á quân. Đây là viện đại học cổ xưa thứ hai tại các nước nói tiếng Anh, chỉ sau Đại học Oxford. Năm 1209, do xung đột giữa các sinh viên và dân thành thị, nhiều học giả của Đại học Oxford đã chạy đến thành phố Cambridge và lập nên Đại học Cambridge. Hệ thống đại học Cambridge có 31 trường cùng hàng nghìn chuyên ngành đào tạo khác nhau.

Trường Đại học Cambridge có truyền thống gần 1000 năm đào tạo những nhà lãnh đạo trên thế giới, những chuyên gia kinh doanh cũng như những nghệ sĩ. Mỗi năm, có hàng trăm tiến sĩ và thạc sĩ thành đạt từ nơi đây. Những buổi lễ trao bằng long trọng và xúc động được diễn ra định kỳ vào các tháng nhất định của mỗi quý và tuỳ vào thời gian lựa chọn của từng vị tiến sĩ. Họ là niềm tự hào và danh dự của người dân, nhưng họ cũng chính là những trí tuệ tuyệt vời mà nền giáo dục Cambridge đã khai sáng và nuôi dưỡng.

Đại học YALE giữ vị trí thứ 3

Đây chính là trường đại học đã để trường Cambridge soán ngôi và đành ngậm ngùi nắm giữ vị trí thứ 3 ( Năm 2008, trường đại học Yale xếp thứ 2 ).

Đây là một viện đại học tư thục ở New Haven, Connecticut, nước Mỹ được thành lập vào năm 1701 dưới tên Collegiate School. Yale là viện đại học lâu đời thứ ba của Mỹ và là một thành viên của Ivy League. Ngôi trường này cũng đã từng đào tạo nên 4 vị tổng thống Mỹ bao gồm Gerald Ford, George H. W. Bush, Bill Clinton và George W. Bush. Tờ báo Boston Globe đã viết rằng "nếu như có một trường có thể tuyên bố rằng đã giáo dục cho các lãnh đạo cao nhất của đất nước trong ba thập kỉ, thì đó là Yale.

Yale cũng là trường đầu tiên ở Mỹ cấp bằng tiến sĩ vào năm 1861. Đại học Yale không chỉ nổi tiếng vì nhiều nhân tài, chất lượng giáo dục đỉnh cao, mà còn là một trong những trường đại học to nhất nhì Hoa Kỳ, với hệ thống thư viện khoảng 13 triệu cuốn sách ( hệ thống thư viện đứng thứ 2 của Mỹ ).

Viện Đại học Yale thu được vốn hỗ trợ hàng năm khoảng 17 tỉ Đôla, đứng thứ hai chỉ sau Harvard. Trường có 3300 giảng viên, 5300 sinh viên đại học và 6000 sinh viên viên sau đại học. Yale được Cục Thuế Hoa Kỳ đưa vào trong danh sách các tổ chức phi lợi nhuận. Yale và Harvard là hai đối thủ của nhau trong tất cả các lĩnh vực giáo dục đại học.

Đại học UCL ( University College London ) giữ vị trí thứ 4

Từ vị trí thứ 7 năm 2008, Đại học UCL của nước Anh đã vươn lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng năm vừa qua.

Ngôi trường này được thành lập năm 1826, và là một trong những trường đại học có lịch sử lâu đời nhất ở Anh, chỉ sau trường Oxford và Cambridge. Hiện nay trường có khoảng 19.000 sinh viên, trong đó hơn 30% là sinh viên quốc tế đến từ gần 140 quốc gia trên thế giới.

Năm 2008, tổ chức Research Assessment Exercise (RAE) UCL đã xếp trường UCL là trường đại học có nhiều công trình nghiên cứu chất lượng tốt nhất ở London và xếp thứ 3 trong toàn vương quốc Anh. Tổ chức này khẳng định rằng trường UCL đã có những thành tựu nổi bật về các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, y học cũng như các ngành nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn. Ngôi trường này luôn có nhiều nguyên tắc trong việc đảm bảo cho chất lượng xuất sắc trong giảng dạy và nghiên cứu trong các ngành học kể trên. Đây cũng là trường đại học đầu tiên ở Anh chấp nhận sinh viên từ mọi tôn giáo, chủng tộc, tầng lớp xã hội và bình đẳng nam nữ.

Imperial College và Đại học Oxford đồng hạng ở vị trí thứ 5

Từ vị trí thứ 6 năm 2008, Imperial College đã lên hạng và nắm giữ vị trí thứ 5. Trường được thành lâp năm 1907 và là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu ở London. Nội dung đào tạo chính của trường là liên ngành nghiên cứu và cung cấp các cơ sở nghiên cứu. Các lĩnh vực đào tạo chủ yếu của trường là Khoa học kỹ thuật, Y học, và khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, Kinh doanh. Đây cũng là những khoa chủ chốt của Imperial College.

Mặc dù chỉ bị rớt 1 hạng từ vị trí thứ 4, xuống vị trí 5, đồng hạng với trường Imperial College, những đây cũng là điều đáng tiếc cho trường đại học nổi tiếng bậc nhất ở xứ sở sương mù. Đại học Oxford tọa lạc tại thành phố Oxford, Anh. Đây là trường đại học cổ nhất trong các nước nói tiếng Anh được thành lập vào thế kỉ 13. Đại học Oxford có 39 học viện (college), mỗi học viện có một cấu trúc và hoạt động riêng.

Việc dạy học của hệ đại học chủ yếu là học theo kiểu phụ đạo, trong đó mỗi giáo sư phụ trách từ 1 đến 4 học viên làm việc hàng tuần khoảng 1 giờ tùy thuộc vào ngành học mà nội dung buổi học là về một bài luận hoặc bài tập. Mỗi tuần sinh viên thường có khoảng 2 buổi học kiểu này, các giáo sư có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của môn học hoặc lĩnh vực chuyên môn, có thể đến từ các trường khác trong đại học Oxford. Ngoài ra, sinh viên còn học bổ sung bằng các buổi nghe giảng, lên lớp, hội thảo được tổ chức theo chuẩn của bộ môn.

Theo xếp hạng của The Times năm 2007, đây là viện đại học tốt nhất Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Ngoài ra, đáng chú ý trong top các trường đại học tốt nhất thế giới năm 2009, Nhật Bản là gương mặt đại diện sáng giá cho châu Á với 6 trường được lọt vào danh sách này.

Đó là các trường: Đại học Tokyo xếp thứ 22, Đại học Kyoto xếp thứ 25, Đại học Osaka sếp thứ 43, Học viện công nghệ Tokyo xếp thứ 55. Hai trường Đại học Nagoya và Tohoku lần lượt chiếm giữ vị trí áp chót là 93 và 97.

Một số trường đại học khác của châu Á cũng nằm trong bảng xếp hạng này là Đại học Hồng Kông xếp thứ 24, Đại học quốc gia Singapore xếp thứ 30, Đại học quốc gia Seoul xếp thứ 47.

Dưới đây là danh sách 50 trường nổi tiếng nhất thế giới:

  1. Đại học Harvard, Mỹ .
  2. Đại học Cambridge, Anh .
  3. Đại học YALE, Mỹ .
  4. Đại học UCL ( University College London ), Anh .
  5. Đại học IMPERIAL College London, Anh .
  6. Đại học OXFORD, Anh .
  7. Đại học Chicago, Mỹ .
  8. Đại học PRINCETON, Mỹ .
  9. Học viên công nghệ Massachusetts - Massachusetts Institute of Technology , Mỹ .
  10. Học viện công nghệ California - California Institute of Technology , Caltech , Mỹ .
  11. Đại học COLUMBIA, Mỹ .
  12. Đại học PENNSYLVANIA, Mỹ .
  13. Đại học JOHNS HOPKINS, Mỹ .
  14. Đại học DUKE, Mỹ .
  15. Đại học CORNELL, Mỹ .
  16. Đại học STANFORD, Mỹ .
  17. Đại học Quốc gia Australia - The Australian National University, ANU , Úc.
  18. Đại học Mcgill, Canada .
  19. Đại học MICHIGAN, Mỹ .
  20. Viện kỹ thuật liên bang Thụy Sỹ ( ETH Zurich ), Thụy Sỹ .
  21. Đại học EDINBURGH, Anh .
  22. Đại học TOKYO, Nhật Bản .
  23. Đại học LONDON ( King’s College London ), Anh .
  24. Đại học HONG KONG, Hong Kong .
  25. Đại học KYOTO, Nhật Bản .
  26. Đại học MANCHESTER, Anh .
  27. Đại học CARNEGIE MELLON, Mỹ .
  28. Đại học Sư Phạm PARIS - École normale supérieure , Pháp .
  29. Đại học TORONTO, Canada .
  30. Đại học Quốc gia Singapore - National University of Singapore, Singapore .
  31. Đại học BROWN, Mỹ .
  32. Đại học NORTHWESTERN, Mỹ .
  33. Đại học California, Los Angeles, Mỹ .
  34. Đại học BRISTOL, Anh .
  35. Đại học Khoa học và Kỹ thuật HONG KONG, Hong Kong .
  36. Trường Bách Khoa Paris - Ecole Polytechnique , Pháp .
  37. Đại học MELBOURNE, Úc .
  38. Đại học SYDNEY, Úc .
  39. Đại học California, BERKELEY, Mỹ .
  40. Đại học BRITISH COLUMBIA, Canada .
  41. Đại học QUEENSLAND, Úc .
  42. Trường Đại học Bách khoa Liên bang LAUSANNE, Thụy Sĩ .
  43. Đại học OSAKA, Nhật Bản .
  44. Đại học TRINITY, Dubline, Ai Nhĩ Lan .
  45. Đại học MONASH, Úc .
  46. Đại học Trung văn Hồng Kông, Hong Kong .
  47. Đại học Quốc gia SEOUL, Hàn Quốc .
  48. Đại học NEW SOUTH WALES, Úc .
  49. Đại học TSINGHUA, Trung Quốc .
  50. Đại học AMSTERDAM, Hòa Lan .

10 trường nổi tiếng nhất ở Châu Á:

  1. Đại học TOKYO, Nhật Bản .
  2. Đại học Hồng Kông, Hồng Kông .
  3. Đại học KYOTO, Nhật Bản .
  4. Đại học quốc gia Singapore, Singapore .
  5. Đại học khoa học và công nghệ Hồng Kông, Hồng Kông .
  6. Đại học OSAKA, Nhật Bản .
  7. Đại học Trung văn Hồng Kông, Hồng Kông .
  8. Đại học quốc gia SEOUL, Hàn Quốc .
  9. Đại học TSINGHUA, Trung Quốc .
  10. Đại học PEKING,Trung Quốc .

( Times Higher Education - THE )

Học Đại Học nào ở Mỹ ra Trường , lương cao nhất?

Có bao giờ bạn thắc mắc rằng liệu một sinh viên tốt nghiệp từ một trường nổi tiếng có tiêu chuẩn học tập cao như Stanford sẽ chắc chắn lãnh lương cao, hay là xuất thân từ một trường nổi tiếng về mục ăn chơi ( party school ) như University of Florida vẫn có thể kiếm được việc làm tốt, trả lương hậu?

Một công ty online chuyên về vấn đề lương bổng, PayScale.com, vừa đưa ra một bản báo cáo về lương của các sinh viên tốt nghiệp, mang tên “2009 College Salary Report” liệt kê các mức lương cao nhất và thấp nhất của sinh viên vừa ra trường và sự thay đổi trong mức lương 10 năm sau đó.

Trong khi bản báo cáo có những chi tiết mà hầu như chúng ta ai cũng biết là những ngành nghề như xã hội ( social work ) ở vào mức lương thấp nhất, nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng sinh viên tốt nghiệp trường đại học Darthmouth khấm khá về mặt tài chánh 10 năm sau khi ra trường, hơn là sinh viên từ trường Harvard.

Cho dù bạn xuất thân từ trường nhỏ, ít ai nghe nói đến hay trường lớn, ở trong số thành phần “Ivy League”, hãy xem danh sách dưới đây để biết là trường cũ của bạn có ở trong danh sách 10 trường có sinh viên lãnh lương cao nhất khi vừa ra trường và 10 năm sau đó hay không.

Có thể bạn không đi học ở những trường trong danh sách này, nhưng còn một yếu tố khác cũng đóng góp vào việc được lãnh lương cao: đó là ngành học của bạn.

Theo giám đốc phân tích của PayScale, ông Al Lee, thì điều còn quan trọng hơn cả trường theo học trong việc ảnh hưởng mức lương có được, là ngành học. Lấy thí dụ, một sinh viên tốt nghiệp ngành Anh văn từ đại học Harvard, có thể sẽ lãnh lương đến cả 100.000 USD nhưng người đó sẽ là ngoại lệ trong giới những người chọn ngành này.

Vậy thì ngành học nào giúp người ta kiếm tiền cao nhất ?

Ðó là những ngành có liên hệ đến con số, theo ông Al Lee. Bảy trong số 10 sinh viên tốt nghiệp cử nhân có mức lương cao nhất là những người trong ngành kỹ sư, kinh tế, vật lý và điện toán.

Bạn hãy xem bảng danh sách dưới đây :

Một số chi tiết lý thú khác trong bảng phân tích của PayScale :

- Người học ngành triết (philosophy major) lãnh lương cao hơn người học ngành quản trị xí nghiệp hay điều dưỡng (nursing), mười năm sau khi tốt nghiệp.

- Hai trong số 10 công việc mà các sinh viên tốt nghiệp Harvard thường làm nhất là giám đốc cơ quan thiện nguyện và giáo sư trung học.

- Sinh viên tốt nghiệp trường Loma Linda University có mức lương khởi sự trung bình vào khoảng 71.400 USD một năm. Hơn mức lương khởi sự trung bình của một sinh viên tốt nghiệp từ Princeton khoảng 6.000 USD.

- Người học ngành Anh văn lãnh lương cao nhất là những người làm việc viết lách về kỹ thuật (technical writers), như những người soạn các tập hướng dẫn sử dụng sản phẩm của các công ty.

- Những người học ngành Khoa Học Chính Trị (Political Science) có mức lương cao nhất là các chuyên gia phân tích tình báo (Intelligence Analysts).

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phải dám so mình với thế giới bên ngoài

    05/07/2018TS. Phạm Duy Nghĩa"Không muốn góp thêm lời phàn nàn, không mơ ước sự kỳ diệu của Gióng" PGS.TS Phạm Duy Nghĩa "góp vài thiển nghĩ tản mạn vì những trường đại học xứng đáng cho thế hệ con cháu chúng ta".
  • Thấy gì từ một số mô hình giáo dục tiên tiến?

    11/10/2015Itamar Rabinovic - Thanh Trà (lược dịch từ American Interest)Trong khi người Mỹ coi những tranh cãi trong giáo dục như một mớ bòng bong, người nước khác lại thấy đó là biểu hiện của sức sống và sự lành mạnh. Như vậy, quan điểm của bạn phụ thuộc vào địa điểm mà cái nhìn của bạn.
  • Hướng đi của đại học

    13/02/2013Cao Huy ThuầnTôi không biết rõ đại học Việt Nam đang đi thế nào và sẽ đến đâu, nhưng tôi biết đại học ở bên ngoài, trên thế giới, đang đi làm sao, đang biến chuyển thế nào, và tôi cũng biết: với thời đại của toàn cầu hóa, những biến chuyển đó sẽ lan rộng ra đến ta, đại học Việt Nam sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng. Vậy nói chuyện bên ngoài cũng là nói chuyện của ta, tranh luận bên ngoài sẽ giúp ta thấy rõ vấn đề hơn để tự mình tìm hướng đi cho chính mình.
  • Đại học: Tiền không mua được đẳng cấp

    11/11/2010Hồ Đắc TúcMột trong các giải pháp của “đề án đổi mới giáo dục đại học 2006-2020” của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo là cho phép thành lập nhiều trường đại học để “đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cao”. Nhưng đại học không phải là địa chỉ để “đào tạo nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ và dịch vụ chất lượng cao”. Đó là một lối suy nghĩ dễ tính. Thành lập một trường, và rồi hệ thống đại học, phải xuất phát từ sự suy tư thâm hậu và sâu sắc về hiện trạng và tương lai của đất nước.
  • Tranh luận sau báo cáo của Harvard về giáo dục Việt Nam

    29/10/2009Neal Koblitz (Khoa Toán, Đại học Washington, Seattle, USAKhi Intel thông báo các yêu cầu của mình, sinh viên và các trường đại học đã có những đáp ứng có tính xây dựng. Chúng tôi còn cả một chặng đường, nhưng những tiến bộ gần đây là đáng kể.
  • Harvard bàn về khủng hoảng giáo dục đại học VN

    21/09/2009Đại AnTuần Việt Nam xin giới thiệu nội dung cơ bản của bản báo cáo trong khuôn khổ Asia Programs của Trường lãnh đạo Kennedy thuộc ĐH Harvard, do hai tác giả Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson thực hiện với tựa đề: Giáo dục đại học - cao đẳng Việt Nam: Khủng hoảng và đối phó.
  • Lược sử giáo dục đại học và những vấn đề của trường đại học đương đại

    05/10/2006Ngô Tự LậpKhác biệt lớn nhất giữa trường ĐHHĐ với trường đại học thời trung cổ là ĐHHĐ có một tư tưởng chủ đạo, tạo thành nền tảng cho mọi hoạt động của nó, bao gồm mục đích, triết lý, phương pháp, cũng như quan hệ giữa các khoa và quan hệ của trường với nhà nước. Tư tưởng chủ đạo ấy, với Kant, là lý tính...
  • Vị cá nhân trong giáo dục Đại học

    28/09/2006Bùi Trọng LiễuMột xã hội muốn phát triển thì những tàn dư của cách tổ chức có "tính chất vị cá nhân" phải được huỷ bỏ và thay thế bằng cách tổ chức hợp lý hơn, công bằng hơn, lợi ích cho xã hội hơn. Trong nền giáo dục Đại học của nước ta "vị cá nhân ở điểm nào lợi ích cho cả xã hội" ở chỗ nào?
  • Đại học đẳng cấp quốc tế, nâng cấp hay xây mới

    11/08/2006Thương TùngXây dựng Trường Đại học Đẳng cấp quốc tế của Việt Nam đạt trình độ đào tạo, nghiên cứu hàng đầu, có khả năng cạnh tranh quốc tế là những nội dung chính trong quyết định số 145/2006/QĐ-Thủ tướng của Chính phủ ban hành ngày 20/6/2006. Việc này nhận được sự ủng hộ của nhiều người nhưng vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận là xây dựng hoàn toàn một trường hay nâng cấp các trường Đại học sẵn có?
  • Dân ta cần Đại học đạt chuẩn thế giới

    15/07/2006Hữu NguyênChất lượng giáo dục đại học hiện đang là một trong những nguy cơ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Nhiều phụ huynh lo xa và có điều kiện đã tìm mọi cách cho con mình đi du học nước ngoài...
  • 7 kiến nghị cấp bách về phát triển giáo dục Đại học

    21/06/2006GS Hoàng TụyTrước đây ta xây dựng Đại học theo mô hình Liên xô cũ, nay nềnĐại học đó không còn thích hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, song những biện pháp sửa đổi chắp vá thời gian qua đã phá vỡ tính hệ thống của nó, rốt cuộc tạo ra cảnh tượng lộn xộn, không còn chuẩn mực, không theo quy củ, tuỳ tiện, và kém hiệu quả. Muốn thoát ra khỏi tình trạng này, cần có thời gian và một lộ trình hiện đại hoá thích hợp.
  • Đại học là như thế nào?

    06/05/2006Phan BảoĐại học theo định nghĩa của các vị hay các đàm khoát luận ở quán bia là học đại đi (như kiểu nói Tượng đài bao giờ cũng ở tại đường) vậy. Đó là một tri thức phổ biến bởi vì quán bia là một diễn đàn rộng rãi nhất...
  • Giải pháp nào cho giáo dục đại học?

    01/04/2006Giáo sư Hoàng TụyCuộc cách mạng công nghệ và xu thế kinh tế tri thức từ vài thập kỷ lại đây càng nêu cao vai trò của giáo dục đại học, không chỉ đối với các nước tiền tiến mà cả đối với các nước khác(2). Cho nên tuy hiện nay dư luận xã hội đang quan tâm nhiều nhất về chất lượng giáo dục phổ thông, tôi vẫn nghĩ giáo dục đại học mới là cái đáng lo hơn cả.
  • Trường Đại học duy lý và ý tưởng tự trị Đại học

    19/02/2006Ngô Tự Lậpcha đẻ thực thụ của trường Đại học hiện đại chính là Immanuel Kant (1724 -1804), người đã kết hợp triết học duy lý (rationalism) của Descartes với triết học duy nghiệm (empiricism) của Bacon và mở đầu cho thời kỳ Khai Sáng...
  • Đừng lãng phí trong đào tạo

    02/07/2005PGS. TS Nguyễn Thiện TốngHệ thống giáo dục đại học nước ta hiện nay vẫn tiếp tục tổ chức theo những trường chuyên ngành với những phân ngành rất hẹp.
  • Tiến tới một nền giáo dục mở cửa, đa dạng

    11/02/2003Có lẽ trừ "dạy học trên mạng" mới bắt đầu xuất hiện năm nay là còn rất mới mẻ, còn thì cứ đãi cát lấy vàng, ta sẽ tìm ra cốt lõi của lời giải cho bài toán nói trên ngay trong lịch sử giáo dục cách mạng nước ta.
  • xem toàn bộ