Cuộc khủng hoảng tư tưởng của chủ nghĩa tư bản phương Tây

03:13 CH @ Thứ Bảy - 16 Tháng Bảy, 2011
Chỉ mới vài năm trước đây, hệ tư tưởng đầy sức mạnh dựa trên niềm tin cho rằng thị trường tự do và không bị bất kì trói buộc nào đã đưa thế giới đến bờ vực của sự phá sản. Ngay cả trong thời kì phát triển nhất, tức là từ đầu những năm 1980 đến năm 2007, chủ nghĩa tư bản không bị nhà nước điều tiết kiểu Mĩ cũng chỉ mang đến sự thịnh vượng cho những người giàu có nhất trong những nước giàu có nhất trên thế giới mà thôi. Trên thực tế, trong giai đoạn này phần lớn người dân Mĩ đều thấy rằng thu nhập của họ đã giảm đi từng năm hay là dẫm chân tại chỗ.

Hơn thế nữa, sự phát triển sản xuất của Mĩ về mặt kinh tế là không bền vững. Khi phần lớn thu nhập quốc gia của Mĩ rơi vào túi một số ít người thì sự phát triển chỉ có thể tiếp tục bằng cách bơm tiền cho người ta chi tiêu và tạo ra một núi nợ nần.

Tôi là một trong số những người từng hi vọng rằng cuộc khủng hoảng tài chính sẽ dạy cho người Mĩ (và cả một số người khác nữa) bài học về sự kiện là cần phải có nhiều công bằng hơn, nhà nước phải can thiệp nhiều hơn, và phải có sự cân bằng hơn giữa nhà nước và thị trường. Nhưng hóa ra là ngược lại, sự trỗi dậy của môn kinh tế học theo trường phái hữu khuynh - do hệ tư tưởng và những nhóm lợi ích đặc thù dắt mũi - lại một lần nữa đe dọa nền kinh tế toàn cầu – hay ít nhất là đang đe doạn nền các kinh tế châu Âu và Mĩ, nơi những tư tưởng này đang tiếp tục đơm hoa kết trái.

Ở Mĩ, sự hồi sinh của cánh hữu – các đồ đệ của nó rõ ràng là đang tìm cách bỏ qua những định luật căn bản của toán học và kinh tế học – có nguy cơ làm cho nhà nước không thể trả được nợ. Nếu quốc hội cho phép những khoản chi nhiều hơn thu ngân sách thì sẽ có thâm hụt, và phải cấp tiền cho khoản thâm hụt này. Đáng lẽ là phải cân nhắc một cách thận trọng lợi ích của mỗi chương trình chi tiêu của chính phủ với giá phải trả cho việc tăng thuế thì những người cánh hữu lại sử dụng biện pháp “trên đe dưới búa”: không cho phép tăng các khoản nợ quốc gia đã buộc chính phủ phải giới hạn chi tiêu cho phù hợp với các khoản thuế thu được.

Như vậy là câu hỏi sau đây vẫn còn bỏ ngỏ: những khoản chi nào đáng dược ưu tiên? Nếu các khoản chi để trả lãi cho những món nợ của chính phủ không phải là những khoản ưu tiên thì vỡ nợ là không thể tránh được. Hơn nữa, việc cắt các khoản chi trong giai đoạn hiện nay – tức là giữa giai đoạn khủng hoảng do hệ tư tưởng ủng hộ thị trường tự do tạo ra – thì chắc chắn đơn giản là sẽ làm cho quá trình suy thoái kinh tế càng kéo dài thêm.

Mười năm trước, tức là giữa lúc nền kinh tế đang trong giai đoạn bùng nổ, Mĩ đã có những khoản thặng dư lớn đến nỗi có thể xóa bỏ được những khoản nợ của chính phủ. Nhưng việc cắt giảm thuế một cách quá mạo hiểm, chiến tranh, những đợt suy thoái và các khoản chi tiêu cho lĩnh vực y tế gia tăng đột ngột – một phần là do cam kết của chính quyền của tổng thống George W. Bush (Bush con – ND) cho phép các công ty dược tự định đoạt giá cả, ngay cả khi đã được nhà nước tài trợ - đã nhanh chóng biến những khoản thặng dư to lớn thành thâm hụt kỉ lục trong thời bình.

Toa thuốc chữa căn bệnh thâm hụt của Mĩ được đưa ra ngay sau khi có chẩn đoán: buộc Mĩ phải quay lại làm việc bằng cách kích thích nền kinh tế; chấm dứt những cuộc chiến tranh vô nghĩa; hạn chế chi tiêu trong lĩnh vực quân sự và y tế; tăng thuế, ít nhất là đối với những người rất giàu. Nhưng phái hữu không làm bất kì việc gì như thế cả, không những thế, họ còn kiên quyết đòi cắt giảm thuế đánh vào các tập đoàn và những người giàu có, đồng thời cắt giảm các khoản chi tiêu trong lĩnh vực đầu tư và bảo trợ xã hội, làm cho tương lai kinh tế Mĩ bị đe dọa và phá nát những gì còn sót lại của “khế ước xã hội. Trong khi đó, lĩnh vực tài chính Mĩ lại tích cực vận động nhằm tìm cách thoát ra khỏi những qui định, để có thể quay lại với những cách làm thiếu thận trọng đầy tai họa trước đây của họ.

Tình hình ở châu Âu cũng không khá hơn bao nhiêu. Trong khi Hi Lạp và những nước khác đối mặt với khủng hoảng thì “toa thuốc” hôm nay vẫn chỉ đơn giản là những biện pháp khắc khổ nhàm chán và tư nhân hóa, những nước áp dụng các biện pháp đó chỉ càng nghèo thêm và dễ bị tổn thương hơn mà thôi. Toa thuốc này đã không chữa được bệnh ở Đông Á, ở châu Mĩ Latin và một số khu vực khác, và lần này cũng sẽ thất bại ở châu Âu. Thực ra, nó đã thất bại ở Ireland, ở Latvia và Hi Lạp rồi.

Có một sự lựa chọn khác: chiến lược phát triển kinh tế được Cộng đồng châu Âu (EU) và Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) ủng hộ. Phát triển kinh tế sẽ khôi phục được niềm tin rằng Hi Lạp có thể trả được nợ, làm cho lãi suất giảm và tạo ra nhiều không gian hơn cho những khoản đầu tư có khả năng thúc đẩy cho sự phát triển tiếp theo. Phát triển, tự nó đã làm tăng những khoản thu về thuế và giảm nhu cầu chi tiêu cho lĩnh vực xã hội, thí dụ như trợ cấp thất nghiệp. Và niềm tin rằng điều đó sẽ xảy ra lại càng thúc đẩy phát triển gia tăng hơn nữa.

Đáng tiếc là thị trường tài chính và các nhà kinh tế học cánh hữu lại hiểu vấn đế hoàn toàn ngược lại: họ tin rằng những biện pháp khắc khổ tạo ra sự tự tin và sự tự tin sẽ tạo ra phát triển. Nhưng những biện pháp khắc khổ kìm hãm phát triển, làm cho vị thế tài chính của chính phủ xấu đi hay ít nhất là cũng không cải thiện được nhiều như những người ủng hộ các biện pháp khắc khổ từng hứa. Xét cả hai phương diện, sự tự tin giảm đi và vòng xoáy trôn ốc suy thoái kinh tế sẽ xảy ra.

Chúng ta có cần làm một cuộc thí nghiệm nữa với những ý tưởng đã từng thất bại nhiều lần rồi hay không? Chúng ta không được làm nữa, nhưng dường như càng ngày càng chứng tỏ rằng chúng ta phải sẽ chịu đựng thêm một lần nữa. Nếu châu Âu hoặc Mĩ không trở lại với giai đoạn phát triển mạnh mẽ thì kinh tế thế giới sẽ gặp khó khăn. Nếu cả hai đều thất bại thì sẽ là thảm họa – ngay cả khi những nước có nền kinh tế thị trường mới nổi chủ chốt có đạt được sự phát triển kinh tế mà không cần trợ giúp thì cũng thế. Đáng tiếc là, nếu những đầu óc thông thái hơn không thắng thế thì thế giới sẽ lao theo con đường đó.

Joseph E. Stiglitzlà giáo sư tại đại học Columbia (Columbia University), giải thưởng Nobel về kinh tế, tác giả cuốn:Freefall: Free Markets and the Sinking of the Global Economy (Bản dịch của Nguyễn Phúc Hoàng Rơi tự do: nước Mỹ, các thị trường tự do và sự chìm đắm của nền kinh tế thế giới)
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Từ chuyện "tính" người đến việc trị nước

    24/10/2019Công ThắngNgày xuân thư thả, xin góp đôi lời lạm bàn về cái lẽ thiện - ác của thầy Mạnh, thầy Tuân. Nhân chi sơ tính bản...? Hồi còn chưa có chút khái niệm gì về triết học, tôi đã nhiều lần nghe người lớn nói câu: “Nhân chi sơ tính bản thiện”.
  • Suy nghĩ về Khủng hoảng & Quản trị Xã hội tốt

    09/09/2014Nguyễn Tất ThịnhNền tảng, môi trường xã hội ở các nước đang có khủng hoảng chính trị - xã hội gay gay có vấn đề từ gốc gác kém phát triển và là nguyên nhân khởi nguồn sinh ra những sai hỏng ngay từ thuở ban đầu trong việc kiến lập nên một Chính phủ có tư cách, khả năng quản trị xã hội tốt theo các chuẩn mực văn minh chính trị...
  • Hình tượng anh hùng trong thời đại phát triển

    22/08/2014GS Trần Văn ThọMong rằng hai ba mươi năm nữa, những quan chức, những vị lãnh đạo đầu đã bạc sẽ ngồi ở quán cà phê bên Hồ Hoàn Kiếm trò chuyện mãi về những ngày mà thời trung niên của họ đã hết lòng vì nước vì dân, nên Việt Nam đã vượt qua cái bẫy của nước thu nhập trung bình, chen chân được vào hàng ngũ những nước giàu mạnh trên thế giới .
  • Vén màn hội kín và các nguyên thủ thế giới

    16/03/2014Hoài LinhNhiều nhân vật lừng danh, có ảnh hưởng lớn trên thế giới như Goethe, Plato, gia đình Bush và thậm chí là đương kim Tổng thống Mỹ Obama là thành viên các hội kín này...
  • “Chỉ hội nhập kinh tế thuần túy là không đủ”

    13/03/2014Kim Thái“Rất mong Đại hội kỳ này tìm ra được điểm hợp lý để cân đối giữa cải cách thể chế và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam”, ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Invest Consult Group, bày tỏ nhân cuộc trò chuyện với VnEconomy, trong dịp Đại hội Đảng XI diễn ra tại Hà Nội...
  • Thế giới liệu có Phát triển Bền vững trên chiếc cầu bập bênh?

    27/02/2014Hà YênPhát triển và Bền vững là hai khái niệm đối lập: Một bên là động còn bên kia là tĩnh. Nếu hiểu “Phát triển bền vững” như một tính từ (ví dụ : Một nền kinh tế phát-triển-bền-vững), thi chúng chỉ mang giá trị diễn đạt của ngữ nghĩa thuần túy, còn nếu lý giải cụ thể hành vi mà chúng mô tả, thì tinh đối lập của chúng tựa như cặp “đối xứng quay”, giống như hai đầu của chiếc cầu bập bênh trong vườn trẻ vậy: đầu này hạ xuống thì đầu kia dâng lên.
  • Kiến thức cần can đảm

    06/09/2013Trần Đình HoànhKhi nói đến thu thập và phát triển kiến thức, chúng ta nói nhiều đến trải nghiệm, đọc sách, suy tư, trao đổi, thảo luận… Chẳng bao giờ nghe ai nói đến cái thứ nghe ra chẳng ăn nhập gì đến kiến thức như là … can đảm cả. Cái gì? Can đảm? Can đảm mà ăn nhập gì đến kiến thức? Chẳng lẽ cao bồi đấu súng không sợ chết thì có kiến thức cùng mình hay sao?
  • Quan điểm mới trong hợp tác phát triển của Thụy Điển

    10/07/2011Phạm Hồng SơnThụy Điển quyết định đóng cửa Đại sứ quán sau hơn 40 năm hiện diện liên tục tại Hà Nội. Lý do nào đã khiến Thụy Điển có quyết định này? Liệu đó có phải chỉ là “chuyện nội bộ” của Thụy Điển? Đó chắc vẫn là câu hỏi còn ngậm ngùi trong lòng nhiều người dân Việt nam. Hy vọng, bài phát biểu mới đây (07/03/2011) của bà Bộ trưởng Bộ Hợp tác Phát triển Quốc tế của Thụy Điển tại Trường Kinh tế London, sẽ đem lại cho người Việt chúng ta hiểu thêm về quyết định đóng cửa Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội...
  • Việt Nam cần nhanh chóng thoát ra khỏi Trung Quốc

    09/07/2011Bùi Công TựTrong bài viết này, tôi muốn cùng bạn đọc tìm hiểu xem Việt Nam đã và đang bị Trung Quốc đe dọa ra sao, ở mức độ nào và có cần thoát ra không?
  • Tinh thần võ sĩ đạo qua một số nhân vật lịch sử Nhật Bản

    28/06/2011Trần Văn Thọ (Tokyo)Nếu sống ở Nhật một thời gian tương đối dài ta sẽ nhận thấy tính cách độc đáo của người Nhật về lối giao tiếp, về nghi lễ, về cách xử thế, v.v… Nhiều người nước ngoài có thể thấy phiền toái hoặc thấy khó hiểu về lễ nghi, về cách thể hiện trách nhiệm cá nhân, về quan niệm đạo đức của người Nhật. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ ta sẽ thấy bề sâu của tính cách độc đáo ấy là sự tuyệt hảo của các quy phạm đạo đức Đông phương như nhân, nghĩa, lễ, dũng, tín.
  • Kết luận về các bài học phát triển đất nước (phần 1)

    28/05/2011GS. Đặng PhongLenin nói: Tổ chức quyết định tất cả. Tổ chức được hiểu theo nghĩa: Là những thiết chế của toàn bộ xã hội từ trên xuống dưới, từ lĩnh vực này tới lĩnh vực kia, theo một mô hình như thế nào để toàn bộ các mối quan hệ có thể vận hành tốt nhất. Trong đó phải có cả những khích lệ thích đáng lẫn những răn đe và trừng phạt thích đáng. Một hệ thống mà khích lệ thói cơ hội, giả dối, kiêu ngạo… sẽ chỉ có thể là một xã hội trì trệ. Một hệ thống không đủ khả năng ngăn chặn những quyết sách sai lầm thì khó tránh khỏi hiểm họa...
  • Sự cáo chung của nền chuyên chính tâm thần phân liệt

    02/05/2011Dmitry ButrinCó người cho rằng sự kiện ở Libya là sự can thiệp vào công việc nội bộ của một nước có chủ quyền. Đây đúng là sự can thiệp vào công việc nội bộ của một nước có chủ quyền rồi. Nhưng nói cho ngay, tình hình nội bộ của nước có chủ quyền này là nhân dân Libya đứng lên chống lại một con người đã lập nên một cơ cấu nhà nước đặc thù hiếm có trên thế giới: “nền chuyên chính tâm thần phân liệt”...
  • Bình minh và hoàng hôn của các chính thể

    15/02/2011Hiệu MinhMấy ngày nay, dân Ai Cập dán mắt vào tivi hay ghé tai vào radio để nghe tin từ Tổng thống Mubarak. Nghe đồn ông sẽ từ chức, kết thúc 30 năm ôm ghế quyền lực trong quốc gia kim tự tháp, tượng nhân sư, từng là một trong những nền văn minh rực rỡ nhất trong lịch sử loài người...
  • Mùa xuân và Vận nước

    03/02/2011Thế VănNiềm tự tôn dân tộc thúc giục chúng ta tăng tốc, nếu không muốn tụt hậu xa hơn. Những viễn cảnh đã được dự báo phía trước kia, vẫy gọi. Hơn 80 triệu dân Việt cùng chung vận mệnh. Tài trí Việt Nam có ở mỗi người. Đó chính là sức mạnh nội lực cho một cộng đồng dẫu biết sẽ lắm thử thách gian truân, nhưng tự tin, hướng đích...
  • Để rồng không ngủ quên

    02/02/2011Lê Ngọc SơnNăm 2011 là tròn 10 năm cuốn sách Đánh thức con rồng ngủ quên viết về các vấn đề kinh tế của Việt Nam được xuât bản. Mười năm qua “Con rồng” Việt Nam đă “thức dậy” như thế nào? Sinh viên Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với nhà kinh tế, đồng chủ biên của cuốn sách - PGS , TS Trần Nam Bình , giảng viên trường Thuế vụ , khoa luật , Đại học New South Wales (Australia)...
  • Không thể làm kinh tế theo chiều gió…

    02/02/2011Huy NamChuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại dịch vụ là định hướng chiến lược mà vị chủ tịch xã đã giới thiệu với tôi trong một lần gặp gỡ hồi đầu năm 2010. Sau khi “phân tích” nhiều nội dung phức tạp về lợi thế so sánh, giá trị tăng, thu nhập đầu người, giữa lĩnh vực thương mại so với nông nghiệp, ông kết luận tỉ trọng đóng góp của ngành kinh tế này vào cơ cấu ngân sách đã vượt xa nông nghiệp...
  • Hành trang vươn tới một quốc gia công nghiệp

    01/02/2011TS. Phạm Duy NghĩaBước vào năm 2011, nước ta còn đúng một thập kỷ để thực hiện mơ ước trở thành quốc gia công nghiệp. Bên cạnh những văn minh vật chất như cảng biển, khu công nghiệp, tàu cao tốc... có thể dành dụm hoặc dựa vào tiền vay mà dựng lên thì một quốc gia công nghiệp còn cần tới phong cách ứng xử công nghiệp. Năm mới cũng nên là dịp nhìn lại hành trang của nước ta trên lộ trình đó.
  • Ai thấy trước và chuẩn bị tốt cho tương lai sẽ thắng

    15/01/2011TS. Nguyễn Minh PhongNhững cơ hội và thách thức mới đang và sẽ đặt ra cho mỗi quốc gia nguyên tắc tối cao của thành công trong bối cảnh đó là “ai thấy trước được và chuẩn bị tốt cho tương lai, người đó sẽ thắng” như lời của Bill Gates, tỷ phú trẻ và giàu nhanh nhất nước Mỹ.
  • Việc cần làm và không nên làm

    07/01/2011Huỳnh Thế DuBất kỳ quốc gia nào muốn trở thành một nước phát triển cần phải đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian dài. Tuy nhiên, chính phủ nhiều nước thường mắc sai lầm là tập trung quá nhiều vào mục tiêu tăng trưởng bằng cách tham gia trực tiếp và tích cực vào hầu hết các hoạt động kinh doanh...
  • xem toàn bộ