“Chỉ hội nhập kinh tế thuần túy là không đủ”

02:16 CH @ Thứ Năm - 13 Tháng Ba, 2014

“Rất mong Đại hội kỳ này tìm ra được điểm hợp lý để cân đối giữa cải cách thể chế và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam”, ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Invest Consult Group, bày tỏ nhân cuộc trò chuyện với VnEconomy, trong dịp Đại hội Đảng XI diễn ra tại Hà Nội.

- Xin hỏi quan điểm của ông về một số vấn đề kinh tế - xã hội then chốt tại Việt Nam. Trước hết, ông đánh giá như thế nào về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong 5 năm tới?

Tôi cho rằng, 5 năm tới sẽ có nhiều bước ngoặt, nhiều thay đổi, do đó để đánh giá cả 5 năm là một việc khó. Tuy nhiên, có thể chia 5 năm ấy làm hai giai đoạn: giai đoạn đầu tiên là giai đoạn trước phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ và phương Tây, có lẽ nó ở vào khoảng 2-3 năm đầu tiên của 5 năm tới. Sau đó mới nói đến giai đoạn thứ hai.

Nói gì thì nói, tương lai của nền kinh tế Việt Nam sẽ phải phụ thuộc nhiều vào sự hồi phục của kinh tế quốc tế, trong đó chủ yếu là các nền kinh tế phương Tây và Hoa Kỳ, khi đây đang là thị trường chủ yếu của các sản phẩm của nền kinh tế Việt Nam. Do đó, trong 2-3 năm tới, nền kinh tế Việt Nam chưa nhìn thấy sự phát triển thoả mãn kỳ vọng của chúng ta về phát triển kinh tế. Như vậy, lý do thứ nhất là lý do thị trường.

Lý do thứ hai là Đại hội Đảng lần thứ XI. Rất mong Đại hội kỳ này tìm ra được điểm hợp lý để cân đối giữa cải cách thể chế và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam. Chúng ta cơ cấu nền kinh tế Việt Nam trong những điều kiện không thuận lợi lắm về thế chế, và cái đó làm cho chúng ta không đạt được ý mình muốn, làm cho chúng ta phải trả giá cho một số sự cố về kinh tế, ví dụ như vụ Vinashin.

Tuy nhiên, tái cấu trúc kinh tế lần này không thể chỉ bằng nhiệt tình cách mạng được. Có thể nói, Thủ tướng và Chính phủ đã khai thác hết tính năng động của mình trong việc cấu trúc và phát triển nền kinh tế đến 2010. Bây giờ đã đến một pha khác, pha ấy đòi hỏi tính năng động của toàn bộ hệ thống chính trị chứ không phải tính năng động của riêng Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ nữa.

Vì thế, việc cải cách thể chế và tái cấu trúc nền kinh tế nên được tiến hành đồng bộ. Trong những phát biểu đầu tiên của các quan chức của Chính phủ cũng đã xuất hiện những ngôn từ như thế này rồi, và trong dự thảo các cương lĩnh hoặc các bình luận về dự thảo đó cũng xuất hiện những yếu tố như thế. Ví dụ, chúng ta thay từ “hội nhập kinh tế” bằng từ “hội nhập”. Trong dự thảo cương lĩnh cũng nói hội nhập quốc tế, chứ không nói hội nhập kinh tế quốc tế nữa.

Điều ấy phản ánh rằng, Bộ Chính trị, ban lãnh đạo cao cấp của Đảng, Thủ tướng Chính phủ và ban lãnh đạo cao cấp của Chính phủ nhận thấy, nếu chỉ hội nhập kinh tế thuần túy thì chúng ta sẽ không gặt hái được những kết quả có chất lượng tích cực đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Cho nên, tôi cho rằng, lý do thứ hai để dự báo về tương lai kinh tế Việt Nam trong thời gian tới phụ thuộc vào việc chúng ta xác nhận một quy mô cải cách thể chế tích cực hơn, nhưng phải phù hợp với năng lực xã hội, cũng như năng lực phát triển kinh tế xã hội.

Thứ nhất, chúng ta muốn phát triển kinh tế thì chúng ta phải phát triển nguồn nhân lực. Giai đoạn 5 năm vừa rồi là giai đoạn chúng ta sử dụng tiền vốn một cách rất ào ạt. Chúng ta có thể phê phán việc phát triển kinh tế theo chiều rộng mà không chú ý theo chiều sâu, nhưng chúng ta quên mất rằng có muốn phát triển theo chiều sâu thì xã hội của chúng ta cũng không đủ năng lực để thực hiện. Bởi vì toàn bộ hệ thống giáo dục, đào tạo của chúng ta còn lạc hậu so với đòi hỏi tự nhiên của sự phát triển kinh tế.

Thứ hai, hệ thống pháp luật của chúng ta chưa đủ chất lượng để điều chỉnh một nền kinh tế có chiều sâu. Bất kỳ nền kinh tế có chiều sâu nào cũng phải được bảo trợ bởi một hệ thống pháp luật, mà hệ thống pháp luật ấy ngoài việc thoả mãn độ an toàn cho việc quản lý xã hội, nó còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng là bảo vệ một cách nghiêm cẩn toàn bộ sở hữu của các lực lượng xã hội và sở hữu kết quả sản xuất, kinh doanh của các lực lượng xã hội. Hệ thống pháp luật của chúng ta hiện nay chưa có được chất lượng như vậy.

Cho nên, song song với việc cải cách giáo dục và đào tạo để tăng cường nguồn nhân lực, chúng ta phải cải cách thể chế, phải xây dựng hệ thống pháp luật và tính có hiệu lực của hệ thống pháp luật, để bảo vệ cảm hứng của xã hội đối với việc đầu tư và phát triển kinh tế. Còn nhiều yếu tố khác nữa mà tôi không thể nói hết được. Nhưng hai yếu tố như thế là cần thiết.

- Trong các nút thắt về cơ sở hạ tầng hiện nay, theo ông, nút thắt nào là quan trọng nhất và cần được tháo gỡ ngay?

Người ta thấy một quốc gia hấp dẫn hay không hấp dẫn trước hết là cơ sở hạ tầng giao thông và phát triển đô thị. Đây là một quá trình nhân tạo hoàn toàn. Vì là quá trình nhân tạo cho nên nó rất dễ chủ quan, muốn nó cân bằng thì phải tìm ra được sự đồng thuận có tính chất xã hội rộng lớn đối với hệ thống cơ sở hạ tầng là giao thông và đô thị. Không nên cưỡng bức các đô thị và không nên cưỡng bức giao thông. Giao thông và đô thị là hai yếu tố chủ quan tác động mạnh mẽ nhất trên quy mô lớn nhất vào sự ổn định của môi trường tự nhiên.

Thứ hai là chúng ta phải xây dựng một nền công nghiệp Việt Nam, nền công nghiệp hoàn toàn Việt Nam, chứ không nên tự biến mình thành công xưởng của thế giới. Đấy là việc vô cùng khó, nó là đối tượng của triết học chứ không phải chỉ là đối tượng của kinh tế học vĩ mô. Bởi cơ sở hạ tầng có giá trị kinh tế, cơ sở hạ tầng có giá trị xã hội, cơ sở hạ tầng có giá trị triết học là ba loại cơ sở hạ tầng khác nhau. Nếu chúng ta chỉ chú ý đến cơ sở hạ tầng như một yếu tố kinh tế thuần túy thì sẽ thất bại.

Chúng ta có thể lóa mắt trước sự sang trọng của một số quốc gia hay trước sự hoàn chỉnh đến mức đẹp đẽ của một quốc gia. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng mọi yếu tố cơ sở hạ tầng không chỉ xuất hiện do đòi hỏi của sự phát triển kinh tế, mà còn do đòi hỏi của nguyện vọng sống của con người. Cơ sở hạ tầng tốt nhất là cơ sở hạ tầng phù hợp với khát vọng sống của cư dân.

Phải đưa yếu tố xã hội học, phải đưa yếu tố triết học vào trong quá trình tạo ra chính sách vĩ mô liên quan đến việc tạo ra cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng là cái rất khó thay đổi, nó tạo ra thói quen văn hóa mới của con người, và nó có thể làm hỏng nền văn hóa của chúng ta, nếu yếu tố văn hóa, yếu tố xã hội học, yếu tố triết học không được xem xét đến trong quá trình xây dựng các quy hoạch.

- Ông có thể phân tích rõ hơn về việc phải có một nền công nghiệp hoàn toàn Việt Nam?

Tức là nó phải phù hợp với đòi hỏi và khả năng của mình, đó là nền công nghiệp tối thiểu để làm cho con người Việt Nam có thể sống trong điều kiện bên ngoài có đảo lộn, có mưa bão... Nếu chúng ta không xây dựng được một nền công nghiệp tối thiểu để làm nền tảng cho người Việt Nam sống với nhau thì chúng ta sẽ không ổn định được.

- Nhưng có vẻ như điều đó khá mâu thuẫn với các chủ thuyết hiện nay, đặc biệt trong môi trường toàn cầu hóa?

Toàn cầu hóa là sự hội nhập của các nền kinh tế chứ không phải là sự biến mất của các nền kinh tế. Cho nên nền kinh tế có những đặc trưng của mình, có những yếu tố của mình, có những yếu tố tối thiểu của mình là tiền đề để hội nhập.

- Nghĩa là trước tiên là chúng ta phải tồn tại, còn để phát triển mạnh thì chúng ta sẽ hội nhập?

Đúng. Tôi đã có bài viết gọi là “Lý thuyết về hai nền kinh tế”. Nhiều người không đồng ý với tôi thuật ngữ này, nhưng tôi buộc phải dùng, đó là nền kinh tế bản thể, tức là nền kinh tế của mình. Chúng ta phải có nền kinh tế của mình, để trong điều kiện không ổn định của toàn bộ hệ thống thế giới thì chúng ta vẫn sống được ở mức tối thiểu, đó là điều cực kỳ quan trọng.

Sự tác động vào nền kinh tế nông nghiệp, nền kinh tế lúa nước, canh tác bằng việc lấy đất để công nghiệp hóa, có thể làm cho chúng ta mất đi tính bản thể. Một chiếc cần cẩu muốn quay được trên cao và cẩu vật nặng lên thì nó phải có một đối trọng ở đâu đó. Chúng ta không dỡ đối trọng của nền kinh tế của mình để hội nhập. Nhưng chúng ta thiếu, chúng ta ít, chúng ta nghèo, cho nên toàn bộ nghệ thuật của hoạt động quản lý vĩ mô chính là nhấc các đối trọng từ khu vực này sang khu vực kia như thế nào để tạo ra sự cân bằng tại chỗ của các trạng thái của nền kinh tế.

Xem bài đầy đủ: Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam 5 năm tới...

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa và hội nhập

    08/04/2020Vương Trí NhànLúc bình tĩnh ngồi nghĩ, lại cảm thấy nhờ thế được nâng mình lên. Và quan trọng nhất, qua cái sự kiếm cơm của thiên hạ, tự nhận ra con người thực của mình. Với từng cá nhân cũng vậy mà với cả xã hội cũng vậy...
  • Những thực tế phổ biến

    16/11/2019Nguyễn Trần BạtCó một thực tế rất phổ biến trên thế giới hiện nay, đó là trạng thái thiếu tự do ở một bộ phận lớn của thế giới - các nước chậm phát triển. Đại bộ phận của thế giới đang ở trong trạng thái các năng lực của con người không đáp ứng được các đòi hỏi của thời đại mà nó tồn tại, tức là con người ở trạng thái thiếu tự do. Con người ở trạng thái thiếu tự do bởi vì nó không có tự do hoặc là nó bị kìm hãm không được quyền tiếp cận với tự do, cũng như nó được giáo dục để không hiểu hết các giới hạn mới của tự do...
  • Hội nhập thành công phải là theo kịp bước đi của thời đại

    23/08/2016Minh ĐứcNăm 1907, phong trào Duy tân được phát động với mục đích mở ra một cuộc hội nhập cho dân tộc nhưng cuối cùng thất bại. Cuối năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO, đánh dấu việc Việt Nam chính thức hội nhập với thế giới. Với góc nhìn “hồi cố”, ĐBQH, Nhà sử học Dương Trung Quốc đã có những đánh giá sắc sảo về tiến trình hội nhập của Việt Nam qua đối thoại cuối năm với người đai biểu nhân dân…
  • Hội nhập giữa đời thường

    12/03/2014Vương Trí NhànNhững chuyển biến hôm nay - những biến chuyển mà trong cuộc hội nhập đã diễn ra hai chục năm và được đánh dấu bằng việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Theo tôi phải xem đây như một nét mới của người Việt hiện đại...
  • Vinashin là vấn đề thế kỷ

    23/12/2010Nguyễn Trần BạtHai vấn đề nhân dân cả nước đang rất quan tâm và cũng vừa được phản ánh nóng bỏng ở Quốc hội là Vinashin và Bauxite Tây Nguyên, với tư cách là một nhà kinh tế, ông Nguyễn Trần Bạt đã có những nhận xét đáng quan tâm xung quanh vụ đổ vỡ Vinashin...
  • Những yêu cầu đặt ra đối với thế giới thứ ba

    04/12/2010Nguyễn Trần BạtNhiều nước thế giới thứ ba đã thực hiện một số chương trình đổi mới và cải cách và đã đạt được một số thành công, nhưng rõ ràng vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa giải quyết được. Theo tôi, nguyên nhân căn bản và mang tính quyết định là hầu hết các nước này vẫn chưa có một nhận thức đúng, một thái độ quyết liệt đủ để tạo ra những cuộc cải cách hiệu quả. Những thành công mới chỉ dừng lại ở những đợt tăng trưởng ngắn hạn, trong khi gốc rễ của vấn đề chưa được giải quyết....
  • Phát triển khu vực kinh tế nhà nước

    27/10/2010Nguyễn Trần BạtCác doanh nghiệp nhà nước từ lâu nay vẫn được coi là thành phần chủ đạo trong các nền kinh tế đang chuyển đổi. Ở Việt Nam và cả Trung Quốc, thực ra cái gọi là "vai trò chủ đạo" này chưa bao giờ có thực...
  • Vấn đề xây dựng mô hình kinh tế

    13/10/2010Nguyễn Trần BạtTrong một thời gian dài, vấn đề lựa chọn các mô hình kinh tế được đặt ra một cách sôi nổi, không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước đang phát triển và các quốc gia chuyển đổi. Không những thế, việc lựa chọn các mô hình kinh tế sao cho phù hợp với những đặc điểm riêng của từng quốc gia được xem như là biểu tượng của sức sáng tạo và quyền tự quyết của quốc gia...
  • Xây dựng nhà nước pháp quyền

    02/10/2010Nguyễn Trần BạtBàn về vấn đề nhà nước pháp quyền của Việt Nam, tôi cho rằng, chúng ta
    mới chỉ có một nhà nước được phân công nội bộ chứ không phải một nhà
    nước mà quyền lực của nó được phân công một cách hiệu quả và việc sử
    dụng các quyền lực ấy được kiểm soát bằng các quy tắc xã hội. Vì thế,
    chúng ta mới chỉ đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền...
  • Thể chế lạc hậu và căn bệnh thành tích

    24/09/2010Nguyễn Trần BạtChúng ta đều biết rằng, theo logic thông thường, một thể chế tốt sẽ tạo ra thành tích và một thể chế bất hợp lý sẽ không tạo ra thành tích. Tuy nhiên, trên thực tế, một số thể chế bất hợp lý vẫn tạo ra thành tích. Tại sao lại có hiện tượng như vậy?
  • Minh bạch để hội nhập

    13/12/2008Đỗ Quang ĐánCả nước dốc sức chăm lo xây dựng cho thương hiệu dân tộc, kéo bạn bè về với mình. Đất nước luôn nhìn thẳng, dám nhìn thẳng, quyết không để "con sâu làm rầu nồi canh". Vẫn hay việc xem xét một con người là hệ trọng, là không thể nóng vội nhưng cũng không thể chậm trễ hơn. Bởi càng chậm thì càng ảnh hưởng đến lợi ích và hình ảnh quốc gia...
  • Hội nhập không chấp nhận quản lý tồi

    05/07/2008Hoàng DzựDù muốn hay không, để phát triển kinh tế xã hội vững mạnh thì cần thiết phải hội nhập với kinh tế thế giới, việc đó giống như một dòng sông cần kết nối với nhiều dòng khác để tránh tình trạng khi thì bị lũ dâng cao, khi thì bị cạn dòng trơ đáy...
  • Văn hóa thời hội nhập: Sắp xếp trong hỗn độn

    25/03/2008Phạm NguyễnTrong lịch sử văn hóa Việt Nam, ít nhất chúng ta đã trải qua hai lần biến đổi lớn về văn hóa xã hội và phải nói rằng hệ quả của nó đã đưa tới những biến đổi tích cực, theo hướng đi lên của dân tộc. Lần một, sự biến đổi ấy đã kéo dài và phát triển trong ngót nghét hai thiên niên kỷ mà ảnh hưởng của nó là văn hóa phương Đông , rõ nét và mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn trong một bối cảnh toàn cầu hóa...
  • Việt Nam hội nhập quốc tế

    19/04/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTrả lời phỏng vấn của các phóng viên Hãng Strategic Media (SM) do bà Toni De Chang và ông Nikitas Papadopoulos thực hiện tại Hà Nội ngày 15/6/2005 cho chuyên đề “ Vietnam Going Global" của tạp chí Foreign Affairs (Hoa Kỳ)...
  • Triết lý nước và hội nhập

    27/03/2007Nguyễn Thị Minh NgọcĐặc điểm tự nhiên của việt Nam mang tính chất bán đảo nổi trội. Trung bình cứ 1km2 đất đai có 1km đường sông. Bởi vậy, nếu hiểu văn hóa là môi trường được con người thích nghi và biến đổi, thì tính sông nước được xem là một đặc trưng của văn hóa Việt Nam.
  • Làm gì để hội nhập?

    12/03/2007TS Lý Quý TrungToàn cầu hóa đã phát sinh nhiều vấn đề mà chúngta cần nhận diện và giải quyết.
    “Chúng ta có dám suy nghĩ và làm như các doanh nhân thành công trên thế giới từng nghĩ”
    Trước khi bàn về chuyện doanh nhân Việt Nam là ai, cần làm gì để tồntại và phát triển trong môi trường toàn cầu hóa, chúng ta hãy nhận diện một số vấn đề mới phát sinh do toàn cầu hóa mang lại.
  • Kỹ năng hội nhập

    10/10/2006Khả năng sáng tạo là một yêu cầu dành cho các ứng viên mong muốn có việc làm trong các ngành nghề của kinh tế tri thức bởi đây cũng chính là yêu cầu công việc hàng ngày của những nhân viên...
  • Nhà quản lý Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu

    20/08/2006Phạm Anh Tuấn (Trung tâm Hỗ trợ cộng đồng phát triển bền vững)Tác giả đề cập đến một vài nét khác biệt giữa văn hóa quản lý của thế giới và của Việt Nam mà các nhà quản lý của chúng ta đã, đang và sẽ phải đối mặt trong xu thế hội nhập toàn cầu...
  • Bài toán hội nhập

    16/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKhoảng thời gian từ nay đến lúc nước ta chính thức gia nhập WTO và hội nhập thật sự vào nền kinh tế thế giới còn lại không nhiều. Những cơ hội và thách thức to lớn đang chờ ở phía trước. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng được những cơ hội và hóa giải được những thách thức nói trên. Và đây là bài toán không ai có thể giải thay được cho chính chúng ta...
  • xem toàn bộ