Việc cần làm và không nên làm

09:39 SA @ Thứ Sáu - 07 Tháng Giêng, 2011
Bất kỳ quốc gia nào muốn trở thành một nước phát triển cần phải đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian dài. Tuy nhiên, chính phủ nhiều nước thường mắc sai lầm là tập trung quá nhiều vào mục tiêu tăng trưởng bằng cách tham gia trực tiếp và tích cực vào hầu hết các hoạt động kinh doanh.

Thực tiễn cho thấy trong các hoạt động kinh doanh (trừ những thất bại thị trường), chính phủ thường là người kinh doanh kém hiệu quả nhất do mâu thuẫn lợi ích giữa người sở hữu là chính phủ hay toàn dân và những người được giao điều hành doanh nghiệp nhà nước. Trong điều kiện quyền lớn nhưng trách nhiệm không rõ ràng, những người quản lý doanh nghiệp thường sử dụng tài sản của nhà nước không hiệu quả.

Vì thế, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao và ổn định thì chính phủ nên làm điều ngược, tức là hạn chế tối đa việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh. Nhà nước chỉ nên tập trung ổn định vĩ mô và cải thiện môi trường kinh doanh để người dân yên tâm bỏ vốn (tiền bạc, công sức, tài năng...) làm ăn nhằm đem lại sự giàu có cho mình và tạo ra nhiều của cải cho xã hội.

Khi mục tiêu ổn định vĩ mô và cải thiện môi trường kinh doanh được coi trọng thì các nguồn lực trong xã hội được sử dụng hiệu quả, kéo theo tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Lúc đó, cái bánh kinh tế ngày một nở ra, nhà nước sẽ điều tiết cho người nghèo bằng các chính sách thuế và phúc lợi của mình. Nhà nước chỉ nên can thiệp vào các hoạt động mà ở đó có thất bại thị trường làm cho nguồn lực không được sử dụng tối ưu như y tế công cộng hay giáo dục chẳng hạn.

Bên cạnh đó cũng cần xây dựng lòng tin nơi người dân, nhà đầu tư. Kỳ vọng và niềm tin của công chúng là yếu tố then chốt quyết định các dòng chảy thị trường. Do chính phủ không có đủ nguồn lực và khả năng can thiệp trực tiếp để bắt thị trường theo ý của mình, nên cách thức tốt nhất là tác động và định hướng kỳ vọng của công chúng thông qua việc xây dựng niềm tin. Nếu công chúng tin vào nhà nước thì việc điều hành các chính sách sẽ dễ dàng hơn và sự đúng đắn của các chính sách sẽ tạo ra một niềm tin lớn hơn. Sự nhất quán trong các chính sách là yếu tố then chốt của niềm tin.

Các chính sách rõ ràng được thực hiện nhất quán sẽ giúp người dân có thể lường đoán được những xu hướng chính trong tương lai để chủ động trong công việc và kế hoạch của mình. Ngược lại, chính sách thất thường sẽ làm niềm tin bị mai một. Mọi người sẽ rơi vào vị trí phòng thủ và sẽ tối thiểu hóa rủi ro bằng cách chuyển hóa tiền vốn của mình vào những tài sản ít rủi ro, thay vì đưa chúng vào hoạt động kinh doanh để tối đa hóa giá trị như khi chính sách ổn định.

Tác động tiêu cực của sự bất nhất trong các chính sách như thế nào là có thể quan sát được. Do vậy, sự nhất quán trong các chính sách là điều vô cùng quan trọng. Hơn thế, chúng ta cần phải nhớ rằng chỉ có các chính sách đúng đắn và hợp lý mới có thể thực hiện một cách nhất quán.

Trên đây là những kinh nghiệm mà chúng ta có thể thực hiện để ổn định kinh tế vĩ mô nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Nguồn:Tuổi trẻ
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Căn nguyên của phát triển

    28/08/2016Trần Hữu DũngKhoảng 10-15 năm trở lại đây, một cuộc tranh luận đã diễn ra trong giới kinh tế về thành tố sâu xa nhất của phát triển, cụ thể là: có yếu tố nào căn bản hơn, đàng sau những yếu tố nói trên?
  • Nguy cơ tụt hậu vĩnh viễn?

    14/08/2016Nguyễn Tất ThịnhGần đây một số chuyên gia và tổ chức nước ngoài có đưa ra vài nhận xét so sánh về mức độ, trình độ phát triển của Việt Nam với các quốc gia có tăng trưởng nhưng có nguy cơ tụt hậu vĩnh viễn...
  • Doanh nghiệp nhà nước không đủ năng lực đóng vai trò chủ đạo

    03/03/2014Vũ Thành Tự AnhDự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành TƯ Đảng khẳng định mọi thành phần kinh tế đều được coi trọng, đồng thời thừa nhận rằng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu vực nhà nước thấp hơn so với khu vực tư nhân, nhưng vẫn tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Câu hỏi đặt ra là liệu kinh tế nhà nước có đủ năng lực để đóng vài trò chủ đạo này hay không?
  • Đôi điều về quy luật phát triển của xã hội

    13/01/2014Nguyễn Văn ChiểnAi cũng biết trên thế giới ngày nay giàu mạnh nhất là 7 nước tư bản phát triển nhất mà người ta quen gọi là G.7. Vậy các nước ấy đã qua con đường phát triển như thế nào mà họ đạt được trình độ cao như vậy? Liệu các nước khác có hy vọng đuổi kịp trình độ phát triển của họ không?
  • Để đến được tương lai?

    13/01/2011Nguyễn Quốc Phong“Chỉ tưởng tượng ra tương lai không đủ, bạn phải xây dựng nó”. Càng ngày người ta càng nhìn rõ một điều: Rất nhiều vấn đề trước đây tưởng như bất biến thì cũng có thể thay đổi; nhiều nguyên lý không còn mang giá trị thực tiễn. Từ đó, xuất hiện thái độ hoài nghi. Nhưng, con người không thể cứ quay lại quá khứ mà phải bước tới tương lai...
  • Sự nghiệt ngã của thời gian (*)

    04/01/2011GS. Trần Văn ThọNhững thách thức nào đang chờ VN biến thành cơ hội cho mình trong thập niên mới? Đối với những nước còn ở giai đoạn thấp trong quá trình phát triển, cần bao nhiêu năm để mức sống trung bình của người dân tăng gấp đôi bây giờ?
  • Muốn vươn lên, chúng ta phải vượt qua đại dương trí tuệ

    29/12/2010Lê HùngĐã từng cố vấn kinh tế cho nhiều lãnh đạo cao cấp (như cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) nên không ngoa khi ví ông như “cuốn từ điển sống” về kinh tế Việt Nam trong 20 năm đổi mới...
  • Ðổi mới, một quá trình cách mạng

    02/12/2010Mở đầu cho chuyên mục “Nhìn lại 20 năm đổi mới”, khởi đăng trên báo Nhân Dân từ ngày hôm nay, 30-9, bài viết của ông Hà Đăng tập trung vào trả lời các câu hỏi Ðổi mới là gì, nhằm mục tiêu gì, do ai làm, và bao giờ thì xong...
  • Cần cơ chế điều hành hữu hiệu

    11/11/2010TS Lê Đăng DoanhGiá vàng thăng thiên, độn thổ, liên tục gây sốt, thậm chí dẫn tới tình trạng hỗn loạn giá trong nhiều ngày. Thiệt hại với doanh nghiệp và nền kinh tế không thể xem thường...
  • Để chống lạm quyền và tham nhũng tài sản công

    06/11/2010Vũ Quang ViệtViệt Nam là một nước có nền kinh tế thị trường giống như các nước kinh tế thị trường khác trên thế giới, nhưng cơ chế quản lý tài sản công thì lại không giống tuyệt đại đa số các nước này...
  • Thời cơ vàng của Đảng ta

    04/11/2010Nguyễn Trung"Thời cơ vàng đang đến của dân tộc, vì vậy cũng chính là thời cơ vàng của Đảng ta! Hoặc là… Hay sẽ là…".
  • Hàng loạt các “vị trí quan trọng trong nền kinh tế” đầu tư dàn trải, thua lỗ nặng nề

    04/11/2010Hương ThủyVấn đề Doanh nghiệp Nhà nước đầu tư ngoài ngành với tổng số tiền lên tới 7 ngàn tỷ đồng; Hàng loạt những tập đoàn, TCTy 90-91 khổng lồ đang kinh doanh thua lỗ nặng nề hoặc có lãi không bằng một hợp tác xã tư nhân và việc cắt giảm các dự án đầu tư theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đang là những vấn đề dư luận hết sức quan tâm...
  • Đất nước đang trông chờ những người cầm lái...

    03/11/2010Trường KiênĐiều gì là nguyên nhân chủ yếu làm cản trở sự phát triển của một quốc gia? Câu hỏi được đặt ra trong thời điểm mà mọi người dân Việt đang bức xúc với chuyện “tụt hậu” quá xa, quá lâu của đất nước mình. Đứng lại có nghĩa là thụt lùi - điều đó không chỉ đúng với từng cá nhân, mà còn là điều tất yếu đối với một tập thể, một cộng đồng, một đất nước...
  • Vẫn theo kiểu của nền kinh tế quản lý tập trung

    28/10/2010TS. Nguyễn Sỹ Phương, CHLB ĐứcNếu coi thực tiễn là thước đo của chân lý, thì vụ Vinashin chính là một căn cứ không thể bác bỏ, để không chỉ đoạn tuyệt với vai trò chủ đạo, chi phối của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) bằng ý chí quyền lực nhà nước, mà quan trọng hơn, trả nó về đúng chức năng kinh doanh độc lập của nó...
  • Việc nước: từ bôxit tới Vinashin

    25/10/2010Tân DânThật mới mẻ với truyền thống sinh hoạt chính trị dựa trên sự nhất trí, bản kiến nghị dừng triển khai dự án khai thác bôxít ở Tây Nguyên của nhiều nhân sĩ trong nước không những đã không bị ngăn chặn mà còn được người đại diện Chính phủ tuyên bố “còn có ý kiến thì còn tiếp tục nghe”...
  • Chính khách và lòng dân

    23/10/2010GS. Tương LaiQuý Khang Tử hỏi Khổng Tử về chính trị. Khổng Tử đáp: “ Chính dã, chính dã. Tử suất dĩ chính, thực cảm bất chính?”. Chính trị là chính đính. Ông lãnh đạo dân một cách chính đính thì ai dám không chính đính. Nhưng, thế nào là chính đính? Nói kỹ e dài dòng, xin lại dẫn Khổng Tử cho gọn và súc tích, lại khá cập nhật.
  • xem toàn bộ