Thế giới liệu có Phát triển Bền vững trên chiếc cầu bập bênh?
Phát triển và Bền vững là hai khái niệm đối lập : Một bên là động còn bên kia là tĩnh. Nếu hiểu “Phát triển bền vững” như một tính từ (ví dụ : Một nền kinh tế phát-triển-bền-vững), thi chúng chỉ mang giá trị diễn đạt của ngữ nghĩa thuần túy, còn nếu lý giải cụ thể hành vi mà chúng mô tả, thì tinh đối lập của chúng tựa như cặp “đối xứng quay”, giống như hai đầu của chiếc cầu bập bênh trong vườn trẻ vậy: đầu này hạ xuống thì đầu kia dâng lên.
Trong Tự nhiên và trong đời sống xã hội, những hiện tượng đối xứng như vậy là rất phổ biến, và được khái quát rất bình dân là: “Cái gì cũng có hai mặt. Được mặt này thì mất mặt kia”. Điều ứng nghiệm này, phải chăng, là hệ quả của Nguyên lý bất định? Hoặc, nếu hiểu ngược lại: Những tương quan nghịch biến kiểu như vậy trong Tự nhiên và trong xã hội, được cô đặc dưới dạng cụ thể nhất trong Thế giới của các hạt vật chất, đó là Hệ thức bất định, thì cả hai cách hiểu đều chứng tỏ một điều là, hiện tượng “đối xứng" hoàn toàn có cơ sở Khoa học và có thể coi là một nguyên lý của Tự nhiên.
Vậy thì, liệu phát triển có dẫn đến xã hội bền vững không? Để trả lời câu hỏi này, cần phải đặt ra một câu hỏi khác: Phát triển không thể được tạo ra chỉ bằng ý tưởng. Vậy thì nguyên-nhiên liệu để phát triển lấy từ đâu? Không ở đâu khác ngoài tài nguyên thiên nhiên, Vấn đề là tài nguyên thiên nhiên cũng chính là môi sinh của muôn loài. Khai thác tài nguyên mà không phá hủy môi sinh là bài toán khó. Có một kinh nghiệm cho cách giải loại bài toán này rất thông minh, mà ai cũng biết, là : “Trong những cái thiệt hại không thể tránh, thì phải chọn cái thiệt hại ít nhất”. Cách giải này đòi hỏi sự tính toán hết sức công phu. Bỡi vì người thực thi việc tính toán phải suy tư trước hai tiếng gọi : “Tiếng gọi của lợi ích vật chất và tiếng gọi của đạo lý tình yêu”.
Vẫn biết khi sinh ra muôn loài, Tạo hóa cũng lo liệu một kho tàng tài nguyên để nuôi sống chúng sinh, Đạo lý chính là sự thể hiện thái độ của chúng ta: Đón nhận hay cướp đoạt. Sự ưu tiên thái quá cho tốc độ tăng trưởng đã nâng đầu này của chiếc cầu bập bênh lên cao và, tất yếu, đầu kia của “môi sinh” phải hạ xuống. Và đã hạ đến mức tiếng kêu “Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta !” bắt đầu cất lên khi nhân loại bước vào thế kỷ 21. Một thế kỷ mới, trộn lẫn niềm tự hào của đời sống văn minh vật chất được nâng cao cùng với nước mắt của sự mất mát do tai ương ngày càng dồn dập và khốc liệt của thiên nhiên, như đòn trừng phạt giáng xuống đời sống con người trên khắp Trái đất. Thiên nhiên đã nổi giận thì con người biết trốn tránh đi đâu để tim một không gian sống bền vững? Bởi vì, ngay cả số lợi nhuận khổng lồ tước đoạt từ Thiên nhiên, liệu còn sở hữu được bao nhiêu cho tái phát triển mở rộng, khi buộc phải bỏ ra một khoảng rất lớn để khắc phục thiên tai, được xem như một khoảng nộp phạt ?
Vậy, con đường phải đi để hướng tới Phát triển bền vững là tôn trọng sự cân bằng của Tự nhiên. Chiếc cầu bập bênh không phải là không có vị trí thăng bằng. Hai khái niệm đối lập : phát triển và bền vững, ta đã nghe quá quen thuộc, có lẽ vì thế mà không cần phải lý giải thêm nữa. Đó là điều tệ hại đối với một cặp phạm trù cốt lõi của tư duy phát triển, vì nó có cả sứ mệnh dẫn đường cho tác động phát triển.
Bền vững! Nhưng cái gì bền vững?Thiên nhiên bền vững, Xã hội bền vững, hay Cuộc sống bền vững? Vì vậy, để hướng đến hành động làm cho chiếc cầu bập bênh kia luôn ở vị trí thăng bằng thì chắc chắn là phải chọn khái niệm An sinh. Vì nó hòa hợp với mục đích phát triển. Và cũng chính vì thế mà khi đặt trọng tâm phát triển và trọng tâm an sinh vào hai đầu cầu bập bênh, thi ắt là cân bằng sẽ được lập lại.
Đối xứng là hiện tượng phổ biến của Tự nhiên. Đối xứng tạo ra sự hình thành, còn phá vỡ đối xứng tạo ra sự phát triển. Chỉ có sự lượng định cực kỳ chính xác của Tự nhiên, ở qui mô Vũ trụ, mới có “quyền năng” phá vỡ đối xứng để đưa Tự nhiên vào con đường tiến hóa, từng bước phát triển trong một tổng thể cân bằng . Chẳng hạn, Với đối xứng Vật chất-phản Vật chất, Tự nhiên ưu ái Vật chất hơn, nâng cao vai trò Vật chất hơn, thì tất yếu phản Vật chất, trên đầu kia của chiếc cầu bập bênh, phải bị hạ thấp xuống tận đáy Zero. Và, vì thế, phản Vật chất đã vĩnh viễn biên mất khỏi Thế giới của chúng ta vậy.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiNếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn Quân