Cuộc chiến của các cỗ máy

10:47 SA @ Thứ Tư - 28 Tháng Bảy, 2010

Người anh hùng Ulysses, trong sử thi của Homer, ra trận, trải lưu lạc 10 năm mới trở về quê hương. Câu chuyện về người lính chiến đấu cho tới những năm gần đây không khác gì so với 5000 năm trước: rời xa quê hương, lao vào hiểm nguy mà không hẹn ngày trở lại. Tuy nhiên, với những thành tựu trong chế tạo robot chiến đấu, khái niệm của loài người về chiến tranh sẽ thay đổi sâu sắc. Những người “lính máy” sẽ thay thế những người lính bằng xương bằng thịt trong các trận chiến. Chỉ còn là vấn đề thời gian…

Vào thời điểm những năm 1970, một nhóm các nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ quốc phòng và lực lượng không quân Mỹ cùng nhau tạo thành một nhóm nghiên cứu. Họ cùng nỗ lực giải quyết vấn đề: làm thế nào để chế tạo nên những cỗ máy có thể tác chiến độc lập, hạn chế tối đa sự tham gia của con người và có thể tìm ra cách để thuyết phục công chúng và Bộ Quốc phòng. Trong vòng vài thập kỷ, họ gặp nhau một hoặc hai lần một năm bàn luận về các vấn đề kỹ thuật. Hiện nay, hiệp hội các thiết bị tự động (unmanned machines) lên tới 1500 công ty thành viên, tổ chức từ 55 quốc gia. Sự phát triển diễn ra nhanh chóng tới mức tại cuộc gặp mặt tại San Diego, một vài người tham dự đã đặt câu hỏi “Chúng ta tới từ đâu? Chúng ta đang ở đâu? Đâu là nơi chúng ta muốn đến và sẽ đến”.

Việc sự dụng robot trong các trận chiến đấu tạo nên thay đổi sâu sắc nhất từ sau khi phát minh ra súng và máy bay. Trong cuộc tấn công Baghdad không có một con robot nào được mang đi cùng quân đội Mỹ. Sau đó, khoảng 7000 máy bay không người lái, 12000 phương tiện di chuyển trên mặt đất đã “đầu quân” cho quân đội Mỹ đảm nhiệm các nhiệm vụ từ tìm người bắn tỉa, tới ném bom các nơi ẩn náu của al-Qaeda tại Pakistan. Đưa lính ra khỏi hiểm nguy có thể cứu cuộc đời họ, nhưng việc sử dụng robot tăng lên cũng làm dấy lên những quan ngại về mặt chính trị, pháp lý và đạo đức về bản chất của chiến tranh rằng liệu các công nghệ có làm chiến tranh nổ ra nhanh chóng hay không.

Hệ thống định vị toàn cầu, video và các công nghệ khác làm cho robot trở nên hữu dụng trong các cuộc chiến trong thập kỷ này. Đặc biệt từ sau vụ tấn công 11/9, việc tăng khả năng quan sát, đánh dấu và tấn công mục tiêu mà không cần đưa con người vào hiểm nguy trở thành sự lựa chọn được ưu tiên và việc sử dụng các hệ thống này trên mặt đất sẽ tạo nên thành công có tác động rộng lớn. Ví dụ, trong vài tháng đầu của chiến dịch Afghan năm 2001, mẫu robot Packbot được sử dụng để dò bom, đã được gửi tới trận địa thử nghiệm. Những người lính đã thích con robot này tới mức họ không muốn gửi trả nó trở về xưởng chế tạo iRobot, loại robot này hiện nay được bán tới hàng nghìn con. Một lãnh đạo của công ty robot nói, trước 11/9 ông ta không thể nào có được phản hồi từ nhà Trắng, còn hiện nay thì họ bảo ông: Chế tạo nhanh nhất có thể.

Robot dò mìn được “tuyển quân” sang Afghan

Sự có mặt của robot quân sự trở nên rõ ràng khi cuộc chiến Iraq nổ ra. Khi lực lượng Mỹ tiến vào Iraq năm 2003, họ không có hệ thống tự động điều khiển. Vào cuối năm 2004, số lượng tăng lên 150 và năm ngoái đã lên tới 2400. Hiện nay theo thống kê của quân đội Mỹ có khoảng 1200 thiết bị tự động. Xu hướng tương tự xảy ra trên không: hiện nay không quân Mỹ có tới 7000 máy bay không người lái trợ giúp. Sự tăng trưởng này mới chỉ bắt đầu. Một tướng không quân 3 sao của Mỹ phỏng đoán: trong cuộc chiến lớn sắp tới của Mỹ có thể sẽ không phải hàng ngàn robot tham chiến mà là hàng chục ngàn robot.

“Lính máy” của ngày mai

Những công nghệ trên đã trở một phần của quân đội hiện đại tuy vẫn được xem giống như khoa học viễn tưởng. Hơn nữa, chúng chỉ là thế hệ đầu, những điều mới mẻ vẫn còn ở phía trước. Ngày nay, Packbot dò bom trên đường và Predator bay trên bầu trời Afghanistan chỉ giống như Model T Ford và máy bay của anh em nhà Wright.Các mẫu của thế hệ mới sẽ có 3 điểm thay đổi.

Robot BigDog

Thứ nhất, hình dáng, kích thước sẽ rất phong phú. Con robot BigDog của Boston Dynamics bằng kim loại, vác khối thiết bị hình vuông trên 4 chân. Nhiều con robot khác thì lai ghép như con robot theo dõi có cả chân và tay. Nhưng những hệ thống khác thì không có hình dạng gì cả. Chembot, sản phẩm của công ty iRobot và trường đại học Chicago là một khối nhỏ tròn có thể thay đổi hình dạng để có thể chui qua cái lỗ trên tường.

Thứ hai, vai trò của các con robot cũng thay đổi nhiều. Cũng giống như máy bay thời đầu trong chiến tranh thế giới thứ nhất, robot ban đầu chỉ có nhiệm vụ quan sát và ghi nhận, giờ đây nhiệm vụ của chúng đã phong phú hơn nhiều. Công ty QinetiQ North America, người tạo ra Talon, đã trình làng robot MAARS vào năm 2007, được trang bị súng và lừu đạn và có thể đảm nhận nhiệm vụ của lính gác và lính bắn tỉa.

Thứ ba, độ thông minh và khả năng hoạt động tự động tăng lên. Sự phát triển đáng kinh ngạc của máy tính có nghĩa là những người đăng lính có thể sẽ phải kết thúc binh nghiệp của mình ngồi chứng chiến các con robot được trợ giúp của máy tính với khả năng tăng lên gấp hàng tỉ lần so với các robot hiện nay.

Nắm công nghệ nắm chiến thắng?

Nhưng những bước tiến trên không nói lên được ngành công nghiệp robot sẽ đi về đâu và đâu là những tác động tới thế giới của chúng ta và chiến trận trong tương lai. Cũng như để hiểu ý nghĩa của khẩu súng không thể chỉ miêu tả về phản ứng hóa học bên trong cho phép đường đạn đi xa hơn.

Robot là một trong số ít những phát minh có thể làm thay đổi cuộc chơi. Cuộc cách mạng về công nghệ này không đưa cho bên sở hữu lợi thế vĩnh viễn vì theo các nhà phân tích công nghệ dễ dàng bị phía bên kia sao chép, học theo. Tuy nhiên, tiến bộ này sẽ là cú híc tạo ra những thay đổi không chỉ trong các trận chiến mà còn trong xã hội. Ví dụ, phát minh ra cung dài (longbow) không chỉ giúp người Anh chiến thằng người Pháp trong trận chiến Agincourt giai đoạn chiến tranh 100 năm mà nó còn giúp những người nông dân chiến thắng các hiệp sĩ và kết thúc luôn thời kỳ phong kiến.

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Những công nghệ mới vài năm trước vốn bị xem là kỳ cục thì sau đó được sử dụng phổ biến trong các trận chiến. Ví dụ, truyện ngắn “Land Ironclads” (1903) của H. G. Wells đã gợi cảm hứng cho Winston Churchill thành công trong phát triển xe tăng. Tương tự, truyện của A. A. Milne là một trong những tác phẩm đầu tiên làm lan truyền ý tưởng về việc sử dụng máy bay trong chiến đấu. Còn Jules Verne thì tiên phong đưa ra khái niệm về tàu ngầm chiến đấu.

Những người sử dụng đầu tiên sẽ có lợi thế, tuy nhiên lợi thế này nhanh chóng bị bỏ qua. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, việc phát minh ra xe tăng và khai thác nó trong trận chiến của Anh chỉ 20 năm đã không còn là lợi thế của quốc gia này khi Đức tuyên bố họ đã sử dụng vũ khí mới hiệu quả ra sao với các chiến thuật Blitzkrieg (chiến tranh chớp nhoáng).

Sự xuất hiện của xe tăng, máy bay và tầu ngầm quan trọng vì nó đã đặt ra những vấn đề về chính trị, đạo đức và pháp lý. Ví dụ, máy bay không chỉ giúp tấn công quân đội ở khoảng cách xa mà còn làm tăng lượng bom thả trên không không chỉ vào các vị trí quân sự mà còn vào thường dân.

Chúng ta đang chứng kiến những điều tương tự với robot chiến đấu. Khoảng cách giữa người lính và nơi xảy ra chiến trận có thể làm cho cuộc diễn dễ dàng nổ ra và có thể thay đổi cách chúng ta nhìn nhận cuộc chiến. Những người điều khiển dụng cụ điều khiển từ xa có vẻ như đang chơi games, tuy nhiên họ phải trải qua gánh nặng tâm lý: cuộc sống của nhiều con người phụ thuộc vào việc điều khiển chính xác của họ.

Máy bay không người lái được quân đội Mỹ sử dụng nhiều trong các cuộc chiến tại Trung Đông những năm gần đây.

Cùng với sự thông minh của robot, vai trò của con người trong trận chiến trở nên mờ nhạt. Nhiều người quan sát cho rằng xu hướng này sẽ làm giảm những nhầm lẫn trong chiến đấu cũng đảm bảo rằng các luật lệ chiến đấu sẽ được tuân theo vì chúng đều được máy tính lập trình. Tuy nhiên, họ đã quên đi sự phức tạp của môi trường chiến đấu. Một cố máy không người điều khiển có thể lôi cổ một người cầm khẩu AK-47 từ khoảng cách 1km nhưng để kết luận đó là người lính, một du kích hay chỉ đơn giản là một người bán hàng thì không hề đơn giản vì nó khó khăn ngay cả với người lính “truyền thống”. Những nhầm lẫn trên không cũng không được giảm đi. Ví dụ, công nghệ C-RAM đã nhầm lẫn xem một chiếc trực thăng của không quân Mỹ là máy bay của kẻ thù do một lỗi về lập trình.

Thời kỳ mới

Các định nghĩa và sự hiểu biết của chúng ta về chiến tranh đang có sự thay đổi. Loài người đã từng ở trong hoàn cảnh tương tự. Chúng ta thường phải nỗ lực để hiểu và sử dụng những công nghệ mới, xem những cái đã từng bị coi là kỳ lạ, không chấp nhận được là bình thường. Ví dụ rõ nhất là vào năm 1400, một quý ông Pháp đã cho rằng súng là công cụ của kẻ giết người mà người lính trọng danh dự không thèm sử dụng. Chỉ có những kẻ hèn nhát mới không dám nhìn vào mặt đối thủ mà họ hạ sát từ xa với những viên đạn đáng thương.

Chúng ta đã tiến bộ lên rất nhiều, song câu chuyện ngày nay với robot về bản chất cũng không khác gì. Làm chủ công nghệ trở nên dễ dàng hơn sơ với việc giải quyết các vấn đề về chính sách nảy sinh từ khả năng phi thường của những cỗ máy sẽ làm thay đổi thế giới xung quanh chúng. Chúng ta tạo ra những công nghệ tiên tiến đẩy lùi biên giới của khoa học nhưng đồng thời cũng làm dấy lên những quan ngại rằng chúng ta có thể sẽ phải hối tiếc như những người chế tạo ta bom nguyên tử trước đây. Tuy nhiên cũng như những người phát minh những năm 1940, những người thiết kế robot vẫn tiếp tục công việc của họ vì điều này hữu dụng cho quân đội và mang lại lợi ích cũng chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học. Như Eisteins đã từng nói, “nếu chúng ta có thể biết điều chúng ta đang làm thì đó không gọi là nghiên cứu, chẳng phải thế sao”?

Vấn đề là những quy ước của khoa học giả tưởng phải được bàn luận nghiêm túc không chỉ tại Bộ Quốc phòng. Vì điều này không chỉ quan trọng với những nhóm nghiên cứu robot trong phòng thí nghiệm, công ty robot, mà còn liên quan tới tất cả mọi người.

Loài người có 5000 năm độc chiếm trong các trận chiến. Giờ đây, vị trí độc tôn này đã chấm dứt.

Nội dung liên quan

  • Khoa học công nghệ và sự đổi mới giữa các nền văn hóa

    04/08/2019Ths. Nguyễn Thị Lan Hương dịchBài viết đề cập đến một vấn đề phức tạp, mang tính toàn cầu - vấn đề quan hệ của khoa học công nghệ với sự đối thoại giữa các nền văn hoá. Theo tác giả, văn minh phương Tây bao gồm hai nền văn hoá: một bên là nền văn hoá mang đậm tính truyền thông, tôn giáo hay tính biểu tượng và bên kia là nền "văn hoá" mang tính khoa học công nghệ...
  • Tư duy khoa học

    27/10/2015Tư duy khoa học là giai đoạn cao, trình độ cao của quá trình nhận thức, được thực hiện thông qua một hệ thống các thao tác tư duy nhất định trong đầu óc của các nhà khoa học (hoặc những người đang sử dụng các tri thức khoa học và vận dụng đúng đắn những yêu cầu của tư duy khoa học) với sự giúp đỡ của một hệ thống “công cụ" tư duy khoa học nhằm "nhào nặn các tri thức tiền đề, xây dựng thành những tri thức khoa học mới...
  • Khoa học như một động lực thúc đẩy văn minh

    07/04/2014Đỗ Kiên CườngSự đóng góp của khoa học hiện đại đối với nền văn minh đương đại thể hiện rất đa dạng trên nhiều khía cạnh. Bài viết này đề cập tới ba vấn đề: vai trò của toán học và vật lý trong nhận thức luận, vai trò của cơ học lượng tử trong nền kinh tế và vai trò của di truyền học trong bài toán nguồn gốc loài người. Ngoài ra nó cũng đề cập tới một số tranh luận về mối tương quan giữa phương Đông và phương Tây, cũng như nguồn gốc người Hán và người Việt....
  • Người Việt Nam cần có tư duy sáng tạo

    19/08/2009TS. Hồ Bá ThâmTrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước thực hiện kinh tế tri thức thì vẫn cần văn hóa thông minh nhưng chủ yếu là cần có văn hóa sáng tạo cả trong quản lý lãnh đạo, trong sản xuất kinh doanh, trong khoa học, công nghệ và trong văn hóa nghệ thuật mà trong đó cốt lõi là phát triển mạnh năng lực tư duy sáng tạo cả về lý luận và thực hành. Không có văn hóa và năng lực sáng tạo như vậy không thể có nhiều nhân tài, không thể có tiến bộ cho dân tộc, không thể tiến lên văn minh và xã hội chủ nghĩa. Coi nhẹ tư duy sáng tạo, coi nhẹ nhân tài thì tất yếu sẽ bị tụt hậu.
  • Những suy tư về vấn đề công nghệ, lý trí và các giá trị nhân văn của Phật Giáo

    16/09/2008Suwanna Sahta – A nand, Người dịch: TS. Hoàng Thị ThơBài tham luận này cố gắng tìm hiểu chiều sâu của thể chế khoa học - công nghệ với sự khẳng định một chân lý rằng, sự giàu có và hiệu quả của nó không chỉ định hình cuộc sống thường nhật của chúng ta trong thời đại toàn cầu hoá này, mà còn ảnh hưởng tới cả lý trí và các giá trị nhân văn. Bài tham luận này trở lại với kinh điển Phật giáo để tái dựng quan điểm của Phật giáo về lý trí và công nghệ....
  • Về tính quy luật của sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới

    27/06/2007Nguyễn Văn PhúcTrên bìnhđiện lý luận, cần phân tíchtoàn diện và đầyđủ những nhân tố tácđộng đến quá trình hình thành hệ giá trị và chuẩn mựcđạo đức mới, trongđó, kinh tế thị trường, tiếnbộ công nghệ, giaolưu văn hoá là những nhântố cơ bản nhất...
  • Khoa học, công nghệ và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường

    14/05/2007Nguyễn Đình HòaCuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên thế giới và tác động sâu sắc đến quá trình phát triển của các nước, nhất là các nước đang và chậm phát triển.
  • Công bằng cho người sáng tạo

    31/10/2006Vũ Duy Thông...chỉ nói chuyện các văn nghệ sĩ bị phát hiện "đạo" thì cũng đã dài dòng và đau xót lắm. Mấy chục năm trước không may khi thấy hoặc không may khi biết chuyện đó. Có thể chuyện đó không có. Có thể chuyện đó không ai để ý. Có thể chuyện đó không ai nói ra nhưng rõ ràng là chuyện nghệ sĩ đi "chôm chỉa" của người khác để biến thành của mình là ít thấy...
  • Cách mạng khoa học - công nghệ và nền kinh tế tri thức

    03/08/2006TS. Nguyễn Cảnh Hồ... nếu cơ sở kỹ thuật của nền kinh tế công nghiệp là công cụ cơ khí, thì của nền kinh tế tri thức là máy điều khiển tự động, với hai công nghệ cơ bản là công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin cho phép tự động hoá cả các quá trình sản xuất vật chất và phi vật chất.
  • Công nghệ sẽ biến đổi giáo dục

    14/09/2006Nguyễn Tuyết MaiCông nghệ sẽ biến đổi giáo dục” là nội dung một nghiên cứu mới nhất do các chuyên gia về kinh tế và giáo dục Bộ Thương mại Mỹ thực hiện nhằm giúp các nhà tuyển dụng hình dung được những tác động của các công nghệ mới tới công tác giáo dục và đào tạo, trên cơ sở đó xây dựng các kế hoạch cần thiết...
  • Cách mạng khoa học – công nghệ và nền kinh tế tri thức

    15/03/2006TS. Lê Thị Kim ChiMọi nền kinh tế đều có các lĩnh vực sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Các lĩnh vực đó hợp thành một hệ thống thống nhất, có sự tác động qua lại, trong đó lĩnh vực sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó, đánh giá trình độ phát triển của một nền kinh tế, trước hết phải căn cứ vào trình độ phát triển của lĩnh vực sản xuất, trong đó yếu tố có tính cách mạng nhất là công cụ sản xuất...
  • Cách mạng thông tin – công nghệ và nền văn minh

    12/12/2005PGS, TS. Phạm Thị Ngọc TrầmKết quả của quá trình biến đổi vật chất, năng lượng, thông tin do trí tuệ và lao động được định hướng bởi trí tuệ đó của con người đã tạo nên các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ và cùng với chúng là sự thay đổi của nền văn minh nhân loại...
  • Công nghệ thông tin: thực trạng và giải pháp

    19/11/2005Nguyễn Tuyết MaiBan chỉ đạo công nghệ thông tin quốc gia đã làm một cuộc khảo sát việc ứng dụng công nghệ thông tin tại 217 doanh nghiệp và những con số có được đã khiến mọi người không khỏi bất ngờ.
  • Web2.0 - Kỷ nguyên tiến hoá của trí tuệ cộng đồng

    28/10/2005Hạnh LêChúng ta đang sống trong thời kì bùng nổ công nghệ, bùng nổ thương mại điện tử, bùng nổ ứng dụng trên Internet. Một cuộc cách mạng thực sự đang diễn ra, cuộc cách mạng đó mang tên Web2.0
  • xem toàn bộ