Khoa học công nghệ và sự đổi mới giữa các nền văn hóa

Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam
08:34 SA @ Chủ Nhật - 04 Tháng Tám, 2019

Bài viết đề cập đến một vấn đề phức tạp, mang tính toàn cầu - vấn đề quan hệ của khoa học công nghệ với sự đối thoại giữa các nền văn hoá. Theo tác giả, văn minh phương Tây bao gồm hai nền văn hoá: một bên là nền văn hoá mang đậm tính truyền thông, tôn giáo hay tính biểu tượng và bên kia là nền "văn hoá" mang tính khoa học công nghệ. Giữa chúng luôn có sự tương tác, đồng thời cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, không phải khoa học công nghệ đối lập, mà trái lại, nó tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho sự đối thoại, giao tiếp giữa các nền văn hoá, hơn thế, bản chất phi văn hoá và xuyên văn hoá của khoa học công nghệ là một loại mẫu số chung cho sự đa dạng văn hóa.

Một người có thể đánh giá sự đối thoại giữa các nền văn hóa từ một vài quan điểm khác nhau. Chẳng hạn, sự đối thoại giữa các nền văn hóa truyền thống khác nhau. Trong trường hợp này, nó vẫn là vấn đề mang tính địa phương. Đó cũng chính là vấn đề của nhiều nước Châu Á, châu Phi, nơi các nhóm sắc tộc khác nhau có ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy vậy, ngay cả sự đối thoại mang tính địa phương này giữa các nền văn hóa truyền thống cũng không thể tránh khỏi những vấn đề mang tính toàn cầu động chạm đến văn minh khoa học công nghệ bắt nguồn từ phương Tây. Đây là một vấn đề cơ bản và mang tính toàn cầu, liên quan đến sự đụng độ về đa dạng văn hóa, truyền thống, biểu tượng giữa một bên là các sắc tộc và bên kia là khoa học. Ngày nay, vấn đề không đơn giản chỉ là sự đụng độ theo kiểu cổ xưa, đối lập nhau hay không đối lập nhau giữa văn hóa và văn minh. Thậm chí, nó không phải là vấn đề đụng độ giữa văn minh phương Tây và các nền văn hóa truyền thống ngoài phương Tây. Bởi vì, bản thân vấn đề nảy sinh cũng chỉ nằm trong phạm vi văn minh phương Tây và được đại chúng hóa trong tác phẩm nôi tiếng của P.Snow - Hai nền văn hóa văn minh phương Tây được chia làm hai nền văn hóa: một bên là nền văn hóa mang đậm tính truyền thống, tôn giáo hay biểu tượng hơn và một bên là "văn hóa" mang tính khoa học, công nghệ. Cái sau được sản sinh ra bởi cái trước, hay chí ít nó cũng thuộc phạm vi cái trước trong suốt những thế kỷ đã qua. Tuy nhiên, những cấu trúc khoa học và công nghệ này không thể nào quy giản được thành các cấu trúc biểu tượng và truyền thống.- Chúng đã phát triển .và chiếm một vị trí quan trọng với tư cách vừa là một cơ thể xa lạ (tha hóa), vừa là một cơ thể tự nó. Đây chính là lý do tại sao vấn đề này lại mang tính toàn cầu. Điều quan trọng là ở quan hệ giữa lĩnh vực khoa học công nghệ và lĩnh vực biểu tượng. Trên thực tế, luôn tồn tại sự khác biệt làm nên nét đặc trưng của vấn đề này trong phạm vi văn minh phương Tây. Đây là sự mơ hồ (ambiguity)' của văn minh phương Tây và đặc biệt của triết học phương Tây. Nó chiếm một vị trí lớn trong triết học (Arixtốt, Đềcáctơ, Bê cơn, Huân, thời kỳ ánh sáng, Kinh, O.Com te, v.v.) mà trước tiên là sự phát triển của khoa học hiện đại.

Từ giai đoạn đầu của triết học Hy Lại 'triết học đã đi tìm một cái gì đó giống như một ý niệm (tư tưởng) mang tính mệnh lệnh, lôgíc, hình thức, toán học và công nghệ. Hiện trạng triết học phương Tây ngày nay, về cơ bản, dường như mơ hồ giữa tính biểu tượng và tính khoa học công nghệ.

Để hiểu được cái gì đang bị đe dọa (lâm nguy), thì chúng ta phải làm nổi bật cái gọi là sự khác biệt giữa ký hiệu (biểu tượng) và kỹ thuật, khoa học công nghệ là gì (ví dụ: toán học công nghệ, vật lý công nghệ)? Ký hiệu hay biểu tượng là gì? Ký hiệu mang tính bản thể luận, giá trị luận và mang tính biểu cảm. Nó mang lại ý thức về tồn tại và thời gian, biến những gì được coi là sự vật thành thế giới và biến những sự kiện thành lịch sử. Thế giới và lịch sử là những cái toàn thể: những toàn thể có ý nghĩa. Nhưng một biểu tượng đưa lại cảm giác chỉ trong chừng mực chủ thể hướng (project) bản thân nó vào trong thế giới, chẳng hạn, nó làm cho thế giới và các sự vật xúc cảm, vì thế nó trao giá trị cho sự vật và các sự kiện. Những giá trị và mục đích được biểu tượng hóa, được trao cho ý nghĩa, được trao xúc cảm luôn đi kèm với nhau. Chúng đều bắt nguồn từ sự khác biệt nhân loại học - sự khác biệt chỉ ra rằng con người, với tư cách zoon lo gon e khon, là loại động vật mang tính biểu tượng và biết nói. Con người tồn tại - trong - thế giới - thông qua - ngôn ngữ. Ngôn ngữ là sự trung gian giữa chủ thể và khách thể. Theo nghĩa đó, biểu tượng ấy mang tính bản thể luận, giá trị luận, biểu cảm và đạo đức. Sự đa dạng văn hóa bắt nguồn ở việc khai thác từ nhiều phía cái khác biệt mang tính nhân loại học. Chúng đều là những biểu hiện khác biệt (modulations) của tồn tại - trong thế giới - thông qua - ngôn ngữ. Sự khác biệt nhân loại học là có tính phân biệt. Sự khác biệt nhân loại học, thứ tạo nên con người, đồng thời cấu thành nên cái đồng nhất nhân học và cái khác biệt mang tính tộc loại của con người Lĩnh vực mang tính khoa học công nghệ và toán học công nghệ này hẳn là đối lập với cái thực tại nhân học tộc loại Ai đó đã gọi khoa học là "disenchants" (entzaubert, Weber), có nghĩa là một thế giới "không có biểu tượng", hay "không có cảm giác". Điều này có nghĩa khoa học công nghệ phi bản thể luận - tức chỉ mang tính mệnh lệnh, rằng, nó là phi đạo đức, phi giá trị và chỉ là một mệnh lệnh: "nhấn mạnh đến nghĩa với "những gì có thể làm được thì phải được thực hiện". Khoa học công nghệ là phi ngữ nghĩa, không có cảm giác, bởi nó chỉ đảm bảo cho quyền lực, quyền lực mang tính mệnh lệnh. Khoa học công nghệ là sự phủ định bất kỳ chủ thể xúc cảm nào. Điều này hầu như đã được phát biểu bằng những công thức khác nhau. Chẳng hạn, xét về mặt phương pháp luận, ta hãy suy ngẫm về "nguyên lý trung lập mang tính giá trị luận" của khoa học. Vì thế, vẫn tồn tại một sự đối lập nói chung giữa khoa học công nghệ và các biểu tượng văn hóa. Trong chừng mực mà một ai đó định nghĩa về con người và lĩnh vực biểu tượng văn hóa, thì dường như tồn tại sự đối lập giữa một bên là những cái được gọi là nhân học và bên kia là thực tại và tiến trình khoa học công nghệ. Đây là những gì mà người ta muốn nhấn mạnh khi một người cho rằng khoa học là hư vô, phi nhân tính. Nó cũng được một người khác nói như vậy theo cách kém thiện cảm hơn. Tính phổ biến của ký hiệu hay biểu tượng thì mang tính nhân học. Ngôn ngữ vượt lên trên sự đa dạng tộc loại và tính tương đối của các nền văn hóa, vì thế mỗi nền văn hóa đều bắt rễ từ sự đồng nhất mang tính hình thức của cái khác biệt nhân loại học. Nhưng tính phổ quát này luôn mang tính nhân loại học duy nhất và nó chỉ có thể nhận ra chính bản thân mình trong tính đặc thù văn hóa, tính đặc thù của tồn tại khác biệt - trong - thế giới - bởi - ngôn ngữ. Còn tính phổ quát thuộc về khoa học công nghệ lại có một bản chất khác. Quyền năng hoạt động và các quy luật của khoa học công nghệ mang tính phổ quát theo cách thức toán lý. Hiệu lực của chúng vượt lên trên sự tương đối mang tính sắc tộc và sự đồng nhất nhân loại học. Từ quan điểm trên đây, có thể nói, chúng là phi nhân loại học.

Như chúng tôi đã trình bày, từ giai đoạn khởi đầu của triết học, tính phổ quát công nghệ - toán lý học này đã và vẫn đang tìm kiếm sự khẳng định bản thân nó trong phạm vi của nền văn hóa phương Tây, chẳng hạn, trong phạm vi dân tộc học đặc trưng của phương Tây. Cùng với tiến trình phát triển của khoa học hiện đại, sự tăng trưởng này ngày càng trở nên mạnh mẽ. Thế giới, nói như Galile, là "cuốn sách về Tự nhiên được viết bằng ngôn ngữ toán học", chính là cách diễn đạt về sự tiến hóa này. Nhưng sẽ nhầm lẫn nếu ai đó hàm ý rằng đấy chỉ là một sự biến đổi ngôn ngữ, hay sự thay đổi loại sách. Trên thực tế, toán học không phải chỉ là loại ngôn ngữ tự nhiên và cuốn sách về Tự nhiên" một lần nữa được toán học hóa thì không còn là một cuốn sách, chẳng hạn, nó không còn là một tổng thể có ý nghĩa, mà đã tách khỏi lịch sử Tương tự như vậy, con người không phải là tồn tại mang tính toán học trong thế giới, cũng không phải là mang tính toán học đối với người khác hay chính bản thân anh ta. Điều đó giải thích tại sao sự phát triển tuyệt diệu của những cái được gọi là lý trí mang tính công nghệ toán lý và năng động này lại không khỏi có vấn đề ngay trong phạm vi của văn minh phương Tây. Trên thực tế, cái lý trí năng động này tồn tại độc lập với bất kỳ một ngành dân tộc học cụ thể nào (như văn hóa, truyền thống hay hệ tư tưởng), nó không lệ thuộc vào sự khác biệt nhân học. Vấn đề này được diễn tả một cách đơn giản khi ai đó cho rằng, quy luật toán lý, quy luật mà công nghệ mang ra ứng dụng, vẫn không bị thay đổi dù ở trong bất kỳ môi trường văn hóa hay dân tộc nào. Những ai lãng quên hay chối bỏ điều này thì sớm muộn gì cũng ít nhiều bị thực tại trừng phạt. Lịch sử gần đây cho thấy, nhiều ảo tưởng đã dẫn đến những hậu quả tệ hại, thậm chí kinh hoàng là do sự lẫn lộn giữa khoa học công nghệ với thần học hay hệ tư tưởng, sự lẫn lộn mà ở đó có khuynh hướng chối bỏ sự khác biệt giữa ký hiệu (biểu tượng) và khoa học công nghệ. Dĩ nhiên, thừa nhận sự khác biệt đó vẫn chưa đủ để giải quyết toàn bộ vấn đề. Sự thừa nhận đó chỉ cho phép diễn đạt những vấn đề này một cách rõ ràng hơn mà thôi.

Vấn đề đối thoại giữa các nền văn hóa và mối quan hệ giữa văn minh hiện đại của phương Tây với những nền văn hóa khác dễ dàng dẫn đến sự lẫn lộn giữa ký hiệu với kỹ thuật, đến việc hiểu lầm đối với sự khác biệt, cái đang tồn tại giữa tính phổ quát công nghệ - toán - lý (tính phổ quát mang ý nghĩa) và tính phổ quát nhân học - dân tộc học (tính phổ quát biểu tượng).

Sự thiếu rõ ràng trong quan niệm về "đối thoại giữa các nền văn hóa" được đem ra áp dụng cho mối quan hệ giữa các nền văn minh phương Tây và những nền văn minh ngoài phương Tây xuất phát từ chỗ hiểu sai tính hai mặt, dường như là bản chất của cái hiện đại. Văn minh phương Tây có bộ mặt Janus. Một mặt, văn minh phương Tây không trùng khít với một nền văn hóa nào mà nó có truyền thống riêng, lịch sử riêng, tôn giáo riêng, tồn tại - mang tính biểu tượng - trong thế giới, cũng giống như những nền văn hóa khác vậy. Mặt khác, văn minh phương Tây cũng có vị trí và lịch sử phát triển lý trí năng động và phổ quát, cái khiến nó khác biệt với bất kỳ một lĩnh vực dân tộc học cụ thể nào (như văn hóa hay hệ tư tưởng). Điều đó không có nghĩa là cái lý trí này có khả năng phát triển bản thân nó ngang bằng với môi trường, lịch sử, xã hội hay văn hóa. Về cơ bản, những nét độc đáo của văn hóa phương Tây hiện đang tồn tại trong mối quan hệ với những nền văn hóa khác bắt nguồn từ trong lòng nó là không thể chối bỏ được Đó chính là khoa học và công nghệ - cái mà sự phát triển thuận lợi của nó được nảy nở từ những bộ phận của văn hóa và tinh thần phương Tây. Chúng ta chưa bao giờ phủ nhận rằng, đã tồn tại rất nhiều sự tương tác giữa ký hiệu và kỹ thuật. Nhưng chỉ thừa nhận những tương tác này, dù thiện ý hay không, cũng đều không thể dẫn đến sự phủ định những khác biệt căn bản và không thể quy giản của chúng. Một sự phủ định như thế thường được nhấn mạnh khi nói về "đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh" mà không có sự nhận thức rõ ràng. Điều này dẫn đến việc đặt những mối quan hệ có thể có giữa hai nền văn hóa và những mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống với văn hóa phương Tây hiện đại ở cùng một cấp độ. Sự khác biệt là ở chỗ, trong trường hợp sau, đơn giản là. một nền văn hóa sẽ không cố gắng bắt đầu sự đối thoại với một nền văn hóa khác (văn hóa phương Tây), nhưng sẽ cố gắng kết nối mối quan hệ với cái đã trở nên xa lạ và không khác biệt với bất kỳ nền văn hóa nào (trong chừng mực các nền văn hóa mang lại cho nó giá trị và ý nghĩa). Một lần nữa, đó chính là khoa học công nghệ và tất cả những gì mang tính khoa học công ngệ. Thậm chí, một sự đối thoại giữa hai truyền thống mang tính biểu tượng là rất khó khăn. Vậy, một sự đối thoại với khoa học công nghệ - cái đã trở nên xa lạ với ý thức, truyền thống và biểu tượng thì sao! Sự phức tạp và mập mờ này tác động đến các mối quan hệ với phương Tây hiện đại Chúng đang bị xóa bỏ dần bởi quan niệm "đối thoại giữa các nền văn hóa" hay "chuyển giao công nghệ". Một sự chuyển giao như thế liên quan đến thực tại - công nghệ, là cái không có tính biểu tượng hay văn hóa (ngay cả khi nó chiếm một vị trí cao trong tinh thần và văn hóa Tây âu). Nó trên quan đến một thực tại có bản sắc và động lực mang tính hệ thống riêng của nó. Chúng tôi không khẳng định rằng, khoa học công nghệ nhất thiết phải đối lập với cái mà người ta gọi là "sự đối lập giữa các nền văn hóa" hay sự tích hợp đa dạng trên hành tinh của chúng ta. Ngược lại, vấn đề mà chúng ta phải đối mặt là quá khó khăn và quan trọng. Bởi vì công nghệ sẽ tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho sự giao tiếp hiệu quả giữa các nền văn hóa. Hơn thế, bản chất phi văn hóa và xuyên văn hóa của khoa học công nghệ có chức năng là một mẫu số chung cho sự đa dạng văn hóa. Vì thế, nó phụ thuộc nhiều vào loại quan hệ mà một nền văn hóa có được nhờ công nghệ. Chỉ có mối quan hệ tự do - mối quan hệ không làm cho người này phải phụ thuộc vào người kia mới có thể phù hợp với sự tích hợp mang tính thế giới.

Tính phổ quát của khoa học công nghệ mang tính xuyên văn hóa chứ không phải mang tính nhân học. Điều đó có nghĩa là nó quan tâm đến con người - chẳng hạn, quan tâm đến cảm giác, giá trị, đạo đức, v v chứ không phải là cố định nó. Thật đáng ghi nhận rằng, trong thế kỷ XX, đặc biệt từ những năm 50 trở đi, một hình thức phổ biến xuyên văn hóa khác đã phát triển, đó là một hình thức hoàn toàn mang tính nhân học. Chúng tôi muốn đề cập đến triết học về quyền con người, về nguyên tắc diễn giải nó được bắt đầu ngay từ Tuyên bô chung năm 1948 và trong những tuyên bố sau này liên quan đến các tập thể và quốc gia, đặt mục tiêu vào quyền và nghĩa vụ văn hóa xã hội.

Một thứ triết học toàn thể đã được soạn thảo công phu dưới sự quan tâm của Liên hợp quốc và UNESCO. Triết học này là sự kết hợp hài hòa với sự khác biệt nhân học, sự kết hợp mà ở đó, nó cố gắng hòa giải chiều cạnh khác biệt về mặt dân tộc học với chiều cạnh mang tính hình thức về mặt nhân học. Nó thể hiện tính phổ quát nhân học ở mức độ cao nhất. Nhưng đó cũng chính là sự mơ hồ đối với khái niệm Người - con người văn hóa tự nhiên - và đối với khoa học. Vậy, điều đó là như thế nào? Đối với khoa học công nghệ thì đó phải là triết học về quyền con người, bởi triết học này thể hiện tính phổ quát nhân học ở mức độ cao nhất, nó dẫn đến chỗ thủ tiêu những khác biệt dân tộc học và do đó, khích lệ việc nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ - cái làm nên đặc trưng xuyên văn hóa hay phi văn hóa. Những cấu trúc dân tộc học quá cứng nhắc sẽ không phù hợp với việc nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ. Ngược lại, những giá trị, như khoan dung, tự do biểu hiện những quan điểm khác biệt và mang tính phê phán, sự linh hoạt, linh động, đa dạng, thực dụng lại rất có ý nghĩa với việc nghiên cứu và triển khai. Từ quan điểm này và ở mức độ rộng hơn, sự phổ quát nhân học và hình thức về quyền con người - một thứ triết học không phải dựa trên căn cứ mà dựa trên sự điều chỉnh, có thể được coi là một sự phản ánh nhân văn - nhân học - về cái phổ quát mang tính khoa học công nghệ. Nói cách khác, điều đó có nghĩa là, trong một chừng mực nào đó, tư tưởng phổ quát về quyền con người có thể bị nghi ngờ bởi một sự chủ động đồng lõa với việc mở rộng quyền lực khoa học công nghệ. Theo nghĩa này thì đó cũng là sự diễn đạt dân tộc học (hay hệ tư tưởng) phương Tây, những thứ chịu ảnh ' hưởng sâu sắc bởi động lực khoa học công nghệ. Thuyết phổ biến mang tính nhân văn và thực chứng có thể chế ngự được sự bành trướng nhanh chóng của văn minh hóa khoa học công nghệ phương Tây một cách hiệu quả nhất và ít tệ hại nhất. Trên thực tế, nó dẫn đến việc loại ra bên lề, thậm chí là "dân gian hóa" những khác biệt dân tộc (hay văn hóa) - cái vốn được khoan dung chỉ trong chừng mực nó không đe dọa đến sự vận hành của toàn bộ hệ thống. Đó là ý nghĩa của sự chế ngự mang tính đa dạng, thế tục, dân chủ với những khác biệt văn hóa. Nhưng - và đây cũng chính là mặt đối lập trong sự mơ hồ của chúng ta - triết học nhân quyền gắn bó sâu sắc với con người tự nhiên - văn hóa và với những sự khác biệt dân tộc học không thể quy giản được của nó. Đây cũng là lý do tại sao những tuyên bố lớn đã được đưa ra sau năm 1948 lại ngày càng nhấn mạnh đến sự đa dạng và phẩm giá bình đẳng giữa các nền văn hóa. Những tuyên bố này buộc chúng ta phải nhận dạng khoa học công nghệ như một dạng thức của văn minh, một cách thức tồn tại trong thế giới mà không ban tặng cho nó bất cứ một đặc quyền nào, đấy là nền khoa học phương Tây. Dĩ nhiên, nói chung, theo nghĩa này, người ta phải hiểu rõ quan niệm "đối thoại giữa 'các nền văn hóa" và trước hết, phải hiểu tư tưởng "đối thoại giữa nền văn hóa phương Tây và văn hóa truyền thống”.

Chúng tôi đã cố gắng chỉ ra rằng, quan niệm này vừa không đơn giản, vừa không rõ ràng đến chừng nào, đồng thời cũng cho thấy nó bị nhầm lẫn và mơ hồ một cách vờ vĩnh đến chừng nào.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa và hội nhập

    08/04/2020Vương Trí NhànLúc bình tĩnh ngồi nghĩ, lại cảm thấy nhờ thế được nâng mình lên. Và quan trọng nhất, qua cái sự kiếm cơm của thiên hạ, tự nhận ra con người thực của mình. Với từng cá nhân cũng vậy mà với cả xã hội cũng vậy...
  • Phương Đông và phương Tây

    07/11/2015Phạm Quỳnh (sinh (17/12/1892 - mất 6/9/1945)Chúng ta sống trong một thời kỳ khủng hoảng của lịch sử thế giới. Đấy không phải là một lời sáo rỗng tầm thường, một công thức mơ hồ và có phần cường điệu. Đấy là một nhận xét cần thiết nếu ta nghĩ đến những hậu quả kinh khủng của bi kịch do cuộc va chạm giữa Phương Đông và Phương Tây gây ra trên thế giới...
  • Sống chủ động trong thông tin toàn cầu

    22/10/2015Xuân Anh…“Đừng cho rằng người Việt do hội nhập chậm mà chúng ta hạn chế, chúng ta tiếp nhận thông tin ồ ạt, không chọn lọc. Chúng ta bắt mỗi một người phải chọn lọc là chúng ta trao cho con người một gánh nặng không cần thiết. Chính thực tế cuộc sống chọn lọc chứ không phải mỗi một người chọn lọc”…
  • Muốn hội nhập, phải thoát khỏi văn hoá làng xã

    29/09/2015M. T. ghiViệt Nam là một dân tộc ngàn đời nay sống bằng nghề nông trồng lúa nước, cho nên toàn bộ văn hoá VN, xã hội VN, cái hay cái dở của VN đều từ văn hoá làng xã mà ra...
  • Toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa

    21/01/2015Đinh Quang TổnToàn cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho tùng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất...
  • Thế động của văn hóa

    03/11/2014Trần Kiêm ĐoànKhi nói đến văn hóa Việt Nam, phần lớn những nhà nghiên cứu thuộc thế hệ đàn anh thường nói lên một khái niệm ước lệ như “Nước Việt ta có bốn nghìn năm văn hiến”. Đó là cách nói ở “thế tĩnh”. Coi văn hóa là một gia tài quá khứ, mang một giá trị tượng trưng và mơ hồ cần được chưng trong tủ kiếng hay cất kỹ trong cái tráp sơn son thép vàng của lòng tự hào dân tộc...
  • Toàn cầu hóa về văn hóa

    22/04/2014Nguyễn Trần BạtCàng ngày con người càng nhận ra một trào lưu toàn cầu hóa khác, thậm chí còn quyết liệt hơn, sâu sắc hơn, đó là toàn cầu hóa về văn hóa. Cũng giống như toàn cầu hóa nói chung, toàn cầu hóa về văn hóa có từ rất lâu và là kết quả của sự tương tác giữa các cộng đồng...
  • Mọi nền văn hóa đều đẹp

    12/04/2014GS, TS Phạm Đức DươngTrong sự vươn lên của các Quốc gia Châu Á cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ 21, nhiều người đã đi tìm câu hỏi: Phải chăng nền văn hóa Châu Á đang trở lại thời kỳ phát triển rực rỡ, thậm chí có xu hướng vượt trội so với các nền văn hóa khác...
  • Văn hóa trong phát triển

    11/09/2013Nguyễn Lân DũngVăn hóa đâu phải là sự thăng hoa, sự phản ánh của kinh tế. Đâu phải kinh tế cần đi trước, có tiền thì mới có điều kiện phát triển văn hóa. Ngược lại muốn làm kinh tế, muốn quản lý kinh tế phải có văn hóa...
  • Đợt sóng thứ ba

    18/12/2010Trịnh Thị Kim NgọcĐợt sóng văn minh thứ ba với nền kinh tế tri thức cũng kéo theo những biến động không nhỏ đối với cuộc sống con người và tạo nên một kiểu văn hoá tổ chức và hoạt động xã hội hoàn toàn khác, không giống như các design được lặp đi lặp lại, trước đây. Biểu hiện rõ nét nhất là ảnh hưởng của "ngôi nhà điện tử" đến hoạt động cộng đồng, tâm lý cá thể, phương thức quản lý lao động, đến môi trường và nhiều vấn đề kinh tế khác.
  • Xã hội nào, tính cách ấy

    03/04/2008Thục Linh - Quốc KhánhNói đến tính cách, phải nói đến phương thức sống của xã hội vào thời kỳ đó. Phương thức sống ở đây hiểu theo nghĩa là sự thể hiện trên quy mô xã hội và mang tính chất tổng hợp của các phương thức tồn tại vật chất, sản xuất tinh thần, giao tiếp xã hội và quản lý xã hội...
  • Văn hóa thời hội nhập: Sắp xếp trong hỗn độn

    25/03/2008Phạm NguyễnTrong lịch sử văn hóa Việt Nam, ít nhất chúng ta đã trải qua hai lần biến đổi lớn về văn hóa xã hội và phải nói rằng hệ quả của nó đã đưa tới những biến đổi tích cực, theo hướng đi lên của dân tộc. Lần một, sự biến đổi ấy đã kéo dài và phát triển trong ngót nghét hai thiên niên kỷ mà ảnh hưởng của nó là văn hóa phương Đông , rõ nét và mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn trong một bối cảnh toàn cầu hóa...
  • Văn hóa chưa tác động tốt tới sự phát triển

    29/12/2007Lê Vọng (thực hiện)Năm 2007 sắp khép lại. Trong cuộc trò chuyện cuối năm với TT&VH Cuối tuần, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn - người thường từ phương diện văn học nhìn rộng ra các lĩnh vực văn hóa - thử trình bày một cách nhìn lại đời sống văn hóa – văn nghệ (VHVN) nước nhà trong một năm qua, với tiêu chí “phê bình để xây dựng”. Và từ đó gợi mở đôi điều suy ngẫm về tương lai.
  • Tự do văn hóa và phát triển

    28/09/2007TS. Phan Công KhanhBài viết đề cập đến mối quan hệ giữa 3 phạm trù: tự do, văn hoá và phát triển. Sự gặp gỡ giữa ba phạm trù này là ở chỗ, chúng phát triển những năng lực của con người. Chúng như là sự hiện thực hoá khát vọng hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ của con người...
  • Giao lưu văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa

    22/08/2007GS. Hồ Sĩ VịnhGiao lưu văn hóa là một quy luật của thời đại, là hiện tượng phổ biến của xã hội loài người. Nhờ GLVH đúng hướng mà các nước chậm phát triển có cơ hội trở thành nước phát triển. Trong mọi hoạt động văn hóa Ðảng và Nhà nước ta bao giờ cũng nêu cao định đề biện chứng : kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
  • Khoa học xã hội và nhân văn với sự nghiệp đổi mới

    08/06/2007Nguyễn Duy QuýKhoa học xã hội và nhân văn có nhiệm vụ nghiên cứu các quy luật hình thành và phát triển của xã hội và con người, của mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Vì vậy, khoa học xã hội và nhân văn ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia.
  • Một số vấn đề về văn hóa và phát triển

    25/05/2007Ngô Thế Phúc
  • Phát triển kinh tế và văn hóa

    10/05/2007Nguyễn Thế ĐăngTất cả chúng ta đều đồng ý là sự phát triển kinh tế càng ngày càng tăng sau đổi mới đã làm cho cuộc sống dân chúng khá lên, và đến năm 2010 chúng ta sẽ thoát khỏi nhóm các nước đói nghèo. Nhưng không nhiều người chú trọng vào văn hóa, như là động lực của kinh tế, như ý kiến của UNESCO...
  • Hội nhập với thế giới và bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam

    07/03/2007Nguyễn Võ Lệ Hà“Vì ta sùng bái hâm mộ cái phong lục xã hội Âu, Mỹ - cái chế độ hôn nhân của họ mà ta muốn mang hết thảy về thay đổi cho ta, đó chẳng những không hấp thụ được cái tinh hoa văn hóa họ mà lại dẫm lên cái cặn bã văn hóa của họ...Vậy thì chị em ai là người chủ trương sự giải phóng cho nữ giới, phải nên lựa chọn cái tính chất văn hóa cũ cùng cái tính chất của văn hóa mới dung hòa thế nào cho phù hợp nhau, để tạo nên những người phụ nữ rất trung thành với nghĩa vụ của mình...
  • Gia nhập WTO, nhìn từ chiều cạnh văn hóa

    04/02/2007Giáo sư Tương LaiKhái niệm "văn hóa" được nói ở đây với ý nghĩa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc ta, là cốt lõi của bản lĩnh và bản sắc dân tộc đã hun đúc nên sức sống mãnh liệt của dân tộc ta...
  • Văn hóa và hội nhập

    24/11/2006Vương Trí NhànVới hội nhập, chúng ta đã tự khác đi bao nhiêu để rồi trong thâm tâm lại biết rằng ngày mai còn khác nữa, tuy rằng cái cốt cách lớn của dân tộc thì chẳng bao giờ suy suyển...
  • Một cách nghĩ về văn hóa

    06/11/2006Vũ Duy ThôngĐã có một thời gian khá dài tồn tại cách nghĩ văn hóa như một thành quả của quá trình lao động sản xuất. Với quan niệm đó, hưởng thụ văn hóa là sự đãi ngộ cho những nỗ lực của con người trong lao động.
  • xem toàn bộ