Vang vọng muôn đời
"Hỡi đồng bào,Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Đó là lời mở đầu của Bản tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2-9 sáu mươi năm về trước. Sáu mươi năm đã trôi qua, những tư tưởng vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám về độc lập, tự do và bình đẳng vẫn còn sống mãi.
Sống mãi là ước vọng và sự phấn đấu của dân tộc ta cho những tư tưởng nói trên. Biết bao nhiêu Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc đã ngã xuống, biết bao nhiêu thế hệ người VN đã cống hiến tuổi xuân và hạnh phúc của mình cho độc lập, cho tự do và cho bình đẳng!
Và biết bao nhiêu người VN sẽ còn làm như thế nữa để những giá trị nói trên được đơm hoa kết trái trên đất nước của chúng ta!
Độc lập, tự do, bình đẳng là động lực của Cách mạng Tháng Tám và mãi mãi là động lực của dân tộc chúng ta.
Bản Tuyên ngôn độc lập 60 năm về trước được bắt đầu bằng việc khẳng định quyền bình đẳng và tự do của con người là vì độc lập gắn liền với tự do và bình đẳng. Có ai có thể độc lập mà lại không được tự do?! Có ai tự do mà lại không được bình đẳng?!
Độc lập, tự do, bình đẳng là các giá trị tự thân, đồng thời cũng chính là những điều kiện không thể thiếu để dân tộc ta phát triển.
Không có độc lập thì không thể làm chủ vận mệnh của mình. Tuy nhiên, độc lập cần được hiểu rộng hơn thế nữa. Độc lập cần cho tư duy, cho việc quyết đáp và chịu trách nhiệm, cho việc tổ chức và vận hành nhiều thiết chế của nhà nước và xã hội.
Tự do là động lực to lớn của sáng tạo và phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
Tự do chính là điều kiện quan trọng nhất để 82 triệu người dân VN chủ động tìm kiếm và hiện thực hóa các tiềm năng, cũng như các cơ hội của mình. Tự do về mặt pháp lý được thể hiện thành các quyền. Bảo đảm các quyền của những người dân chính là bản chất sâu xa của nhà nước pháp quyền. Mà nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là mục tiêu phấn đấu của chúng ta.
Nếu tự do thúc đẩy sự phát triển thì bình đẳng làm cho sự phát triển đó trở nên bền vững. Bình đẳng không có nghĩa là chia đều của cải, mà có nghĩa là chia đều cơ hội. Muốn mỗi người dân đều có thể tận dụng cơ hội của mình, thì năng lực của họ cần phải được nâng cao.
60 năm đã trôi qua, nhưng độc lập, tự do và bình đẳng vẫn còn là những giá trị mà dân tộc ta phải không ngừng vươn tới. Vang vọng mãi là lời tuyên ngôn về độc lập, về tự do và bình đẳng.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu