Con người không chỉ cần sống

10:02 SA @ Thứ Hai - 16 Tháng Mười Một, 2009

William Faulkner (1897—1962) là một tác gia nổi tiếng của nước Mỹ, là nhân vật tiêu biểu cho “Văn học miền Nam” của nước Mỹ. Ông đã từng tham gia thế chiến lần thứ nhất, học đại học được một năm đồng thời làm nhiều công việc lặt vặt khác. Ông có khá nhiều tác phẩm tiêu biểu. Năm 1949, Faulkner đã đạt được giải thưởng Nobel văn học nhờ những đóng góp lớn đối với sự lôi cuốn mạnh mẽ của loại hình tiểu thuyết tại Mỹ.

Đây là bài diễn thuyết của ông vào ngày 10 tháng 12 năm 1949 khi ông nhận giải thưởng Nobel tại Thụy Điển.

Tôi nghĩ rằng giải thưởng này không phải trao cho cá nhân tôi mà là trao cho tác phẩm của tôi – một sự kết tinh tâm huyết để sáng tạo của tôi, không phải vì danh lợi. Chính vì thế tôi chỉ là người được đại diện đến đây để nhận giải thưởng, đồng thời tôi muốn dành món tiền thưởng này vào việc mà lúc đầu chủ nhân của giải thưởng này muốn dùng. Thực ra làm việc đó không khó, đồng thời tôi cũng muốn làm như vậy. Tôi muốn tận dụng cơ hội này để nói với những quý ông, quý bà cũng đã cống hiến cả đời cho sự nghiệp sáng tác – trong số họ sẽ có những người được đứng đây nhận giải thưởng như tôi.

Bi kịch của đời tôi trước kia là: mọi người đều sợ sự đau khổ về thể xác, nhưng thời gian lâu dần thì sự sợ hãi đó cũng trở nên quen hơn, mà mọi người lại tập trung vào sự đau khổ về tinh thần, họ luôn nghĩ rằng: Liệu đến bao giờ mình sẽ bị nổ tung đây? Vì điều đó mà trong các tác phẩm hiện nay hầu hết mọi người đã quên một điều rằng chỉ có những tác phẩm miêu tả được sự xung đột nội tâm của nhân loại mới có thể trở thành những tác phẩm bất hủ, chỉ có chủ đề đó mới đáng để cho chúng ta tốn nhiều tâm huyết để viết.

Chính vì thế cho nên mỗi tác giả đều cần hiểu rằng, điều đáng sợ nhất trên thế giới này đó chính là sự sợ hãi; hãy quên đi cảm giác sợ hãi, hãy dành hết tình cảm của mình cho chân lý tình cảm của nhân nhân loại chẳng hạn như tình yêu, danh dự, sự đồng thuận, lòng tự trọng và tinh thần hy sinh. Nếu như trong các tác phẩm lại thiếu đi chân lý mang tính thế giới đó chắc chắn nó sẽ không thể lưu truyền được lâu, thậm chí sẽ còn bị người khác chửi mắng. Bởi vì cái mà tác giả viết không phải là tình yêu mà là sự ham muốn. Cái được gọi là thất bại không phải là chỉ một người nào đó mất đi một thứ gì đó có giá trị, thắng lợi lại không mang lại được chút hy vọng nào. Điều nguy hiểm hơn đó là không có tình thương, khóc cho những việc không đáng khóc, sự đau thương đó chỉ là một thứ tình cảm ngắn ngủi, giả vờ khóc, sự đau thương đó chỉ là một thứ tình cảm ngắn ngủi, giả vờ chính vì thế cảm xúc đó không gợi nên được cho người đọc điều gì.

Nếu như họ hiểu được chân lý đó họ mới có thể sáng tác với một tinh thần nghiêm túc được. Tôi không cho rằng nhân loại sẽ diệt vong, bởi vì bạn chỉ cần nghĩ tới một chuyện rằng loài người từ đời này sang đời khác cứ liên tục sinh sôi nảy nở, chỉ điều đó thôi cũng đủ để cho chúng ta nói rằng nhân loại là bất hủ. Nhưng tôi cảm thấy như vậy vẫn chưa đủ. Con người đâu chỉ cần có sống mà điều cần hơn đó là phải xuất chúng, sự bất hủ của nhân loại không chỉ là họ có tiếng nói trong vạn vật mà điều quan trọng hơn là họ có tâm linh, có sự đồng cảm, hy sinh và tinh thần nhẫn nại.Trong khi đó trách nhiệm một nhà thơ, một nhà văn là miêu tả điều đó, họ có quyền được giúp nhân loại làm thăng hoa thế giới tinh thần của mình, nhắc nhở nhân loại về những niềm vinh quang trong quá khứ. Chẳng hạn như sự dũng cảm, lòng danh dự, niềm hy vọng, tác phẩm của thi nhân không phải là một bản ghi chép về nhân loại mà nó là một chỗ dựa để nhân loại sinh tồn và vượt qua tất cả.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • J.P.Sartre và câu hỏi: Văn học là gì?

    01/08/2016Thanh ThảoLà một nhà văn tự do và dấn thân, Sartre đã gắn kết hai khái niệm tưởng chừng mâu thuẫn này vào mục đích sáng tạo của nhà văn, bởi người ta có thể hỏi vặn: tự do đôi khi là từ chối dấn thân, và ngược lại, dấn thân có khi là mất tự do?
  • Lý tưởng xã hội và người viết trẻ

    25/01/2015Hồ Sĩ VịnhTrong xã hội ta hôm nay, thường có một thiên kiến dai dẳng: Tuổi trẻ đồng nghĩa với sự non dại, non dại đến độ vấp ngã. Một bộ phận cha anh thường nhìn họ với cặp mắt hoài nghi và tâm trạng bất an. Đó là một sự thật, dù nghiệt ngã. Thế mà trong văn học, tình hình lại khác. Hầu hết các tác phẩm của các nhà văn bậc thầy đều được sáng tạo ở tuổi 25-35. Ma lực sáng tạo, điện năng văn chương của họ hình như được tích tụ và phát sáng ở thập niên đầu tiên của nghề cầm bút ở nước ta cũng có tình hình tương tự...
  • Viết là giải đáp

    03/07/2008Ninh HạTôi viết như một cách để thoả mãn đam mê của mình. Trong cuộc sống có rất nhiều sự việc xảy ra hàng ngày mà không có lời giải đáp. Tôi tìm thấy câu trả lời từ triết lý cuộc sống và muốn chia sẻ với mọi người, thế là tôi viết”. Đó là lời giải thích về chuyện viết lách của ông Tây Christophe Dallot, hiện đang sống tại Việt Nam
  • Con đường văn học

    01/05/2008Nhà văn Nguyễn Huy ThiệpKhi tôi nhận ra rằng văn học là một thế giới hoang tưởng của người viết thì không có nghĩa là tôi hạ thấp giá trị văn học. Tôi chỉ vạch ra khía cạnh vô bổ, vô nghĩa của văn học mà thôi. Tôi cũng đã cảnh tỉnh để người viết dè chừng khả năng bị tha hóa về mặt tinh thần, đạo đức khi cầm bút viết...
  • Háo danh & viết ẩu sẽ làm hỏng nhân cách

    12/01/2007Hà ThưNăm 30 tuổi, nhà văn Tạ Duy Anh cho ra đời truyện ngắn "Bước qua lời nguyền" làm xôn xao văn giới. Cho đến nay, sau 15 nămbước qua lời nguyền ấy, Tạ Duy Anh vẫn miệt mài viết, không ngừng sáng tạo, vắt hết mình vào những con chữ, những cuộc đời của nhân vật, những trang viết đang đồng hành cùng anh...
  • Văn chương mạng và những ảo tưởng của người viết

    18/08/2006Nhược điểm của văn học mạng là sự chia sẻ không đến cùng với người đọc và mầm mống căn bệnh ảo tưởng của người viết...
  • Về tác phẩm văn học đỉnh cao

    30/06/2006Phạm Tiến DuậtTrong những năm vừa qua, mặc dầu Hội Nhà văn Việt Nam và nhiều tổchức văn học và nghệ thuật khác đã trao giải thưởng văn học thường kỳ, một năm hoặc 5 năm một lần, nhưng hầu như các tác phẩm và tác giả được giải rất mau chìm vào quên lãng. Chúng ta đang thiếu vắng các tác phẩm văn học lớn, có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, những tác phẩm có khả năng rung động hàng triệu người, những tác phẩm có tác động xã hội to lớn, vừa trực tiếp lại vừa lâu bền...
  • Văn chương và Ngòi bút

    13/05/2006Phan Việt, GS. TS. Lê Ngọc TràVăn học luôn luôn cần có cái mới, nhất là văn học hôm nay, khi mà bản thân đời sống đã thay đổi rồi mà văn học hình như vẫn chưa thay đổi mấy. Cái quyết định sự đổi mới ấy vẫn là nhà văn. Mà nhà văn muốn làm được thì trước hết không phải là đòi tự do để được viết mà là phải tự do vớingòi bút của mình...
  • Văn học không thể từ chối vun đắp cho con người và kiến tạo cuộc sống

    13/05/2006Hoàng HoaThực tế đời sống văn học trẻ trong 5 năm qua đã được đánh giá một cách xác đáng, phải nhẽ từ lời những người có trách nhiệm trong lễ khai mạc Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ VII. Trong 5 năm qua, cuộc sống đã có nhiều thay đổi, đời sống văn học ngày càng cởi mở hơn, dân chủ hơn. Bên cạnh những lớp nhà văn đi trước, nhiều nhà văn trẻ đã vượt lên, đồng thời nhiều cây bút mới lại xuất hiện...
  • Viết về "Sex" để nhanh nổi tiếng?

    01/04/2006Nhà phê bình Vương Trí NhànNhưng nếu mọi người đua nhau nói tới sex, người nào nẩy nổi lên cũng đều là qua con đường sex, và chỉ có vài cây bút bất tài mới dở giọng chính chuyên chê bai sex, thì điều đó chẳng có gì là đáng tự hào ...
  • Hãy làm ra sản phẩm văn chương tốt

    20/01/2006Phan ViệtThường các nhà văn có hai cách cơ bản để thể hiện trách nhiệm của mình với thời cuộc. Cách thứ nhất là cách trực tiếp, không chỉ viết mà còn tích cực tham gia các phong trào chính trị, xã hội đến mức có người bị trục xuất khỏi tổ quốc. Cách thứ hai là gián tiếp dùng văn chương của mình để nói về những bất công trong xã hội, về những người bị thiệt thòi, vẽ ra cơ chế đàn áp thể xác và tinh thần con người, thách thức những điều kiện và niềm tin chung...
  • Chân - thiện - mỹ: Mãi là đích hướng tới của văn chương

    17/11/2005Đinh Quang TốnTừ xưa đến nay, hướng tới chân - thiện - mỹ luôn là mục đích của văn chương. Bởi văn chương là một sản phẩm do con người tạo ra, mà con người thì khác muôn loài ở bản chất muốn vươn tới những điều tốt đẹp, nên văn chương luôn là một hoạt động vì con người, với khát vọng làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn...
  • Sự dễ dàng đã bóp chết nhà văn

    13/11/2005Nhà văn ThuậnTiểu thuyết Việt Nam ì ạch trên cái mặt bằng không chuyên ấy của văn học Việt Nam. Đến bây giờ vẫn loay hoay tìm cách kể chuyện làm sao để vừa ê a, vừa hấp dẫn; làm sao cho thơm mùi trí thức, mùi đương đại...
  • Viết để làm gì ?

    17/08/2005Sartre, Jean-Paul (Nguyên Ngọc dịch)Mỗi người có lý do riêng của mình: với người này, nghệ thuật là một cuộc chạy trốn; với người kia, một phương cách chinh phục. Nhưng người ta có thể trốn vào một nơi cô tịch, vào đam mê, vào cái chết; người ta có thể chinh phục bằng vũ khí. Tại sao phải đích thị là viết, làm những cuộc trốn chạy của mình bằng cái viết?
  • xem toàn bộ