Cơ chế nào sửa sai lỗi hệ thống?

12:43 CH @ Thứ Tư - 06 Tháng Mười Một, 2019

Nhiều ý kiến cho rằng tham nhũng ở nước ta đã trở thành quốc nạn. Không phải chỉ một, hai cá nhân hay một vài đơn vị tha hóa mà căn bệnh đang lan rộng khắp guồng máy. Thừa nhận hay đến lúc bắt buộc phải thừa nhận: tham nhũng xuất phát từ cơ chế mà trong đó mỗi sai phạm của cá nhân chỉ đóng vai trò hệ quả. Cái nhân của nó nằm tận bên trong, vì bộ máy đang tồn tại những khuyết điểm mang tính hệ thống.

Nếu lấy cách lập luận ở chế kỷ XXI đánh giá một bộ máy hoạt động không hiệu quả, người ta thường quy về hai điểm chính: lỗi tại phần cứng hay tại phần mềm. Phần cứng ở đây được hiểu như các thiết chế, cơ cấu hình thành nên cơ chế. Phần mềm tương đồng với hệ thống tư tưởng, giá trị, văn hóa, tâm lý xã hội kèm theo các bản tính của dân tộc. Hai bộ phận này tuy tách rời, nhưng nhìn chung luôn tồn tại một mối tương quan khăng khít. Bộ máy chỉ chạy tốt khi cả phần cứng và phần mềm đều cùng hoạt động.

Lâu nay, tư duy chúng ta chỉ nằm ở phần mềm của bộ máy. Khi báo chí phanh phui nghi án, người dân tố giác tham nhũng thì giải thích đưa ra phần lớn chỉ tập trung vào đạo đức và tính cách của đối tượng, chẳng hạn do kinh tế thị trường làm cán bộ tha hóa, hoặc đó là số ít người bị mất phẩm chất, đạo đức... Nhưng lý giải này phần nào làm che mắt phần chìm của tảng băng. Nếu chỉ dừng ở đó thì hàng loạt câu hỏi sẽ mãi không có câu trả lời thỏa đáng: Tại sao ngày càng nhiều cán bộ bị tha hóa, mất phẩm chất. Tại sao nhiều người trước đây là dân tốt, Đảng viên gương mẫu, nhưng khi lên chức vụ càng cao thì cao thì tính xấu càng tăng, tính tốt giảm đi?

Đưa lỗi phần cứng ra mổ xẻ sẽ giúp vấn đề được nhìn rõ ràng hơn. Đó là cơ chế ở nước ta chưa có bộ máy giám sát có hiệu quả, tính minh bạch còn hạn chế do công việc còn bị chia nhỏ qua nhiều cửa, bộ máy hành chính quan liêu cồng kềnh, dẫn đến khoảng cách vô hình giữa người dân với chính quyền càng xa, hệ chống tiền lương nhiều bất cập “buộc" công chức phải tham nhũng để đủ sống...

Sửa chữa phần cứng của một máy tính, người thợ nhiều khi phải dũng cảm thay thế những gì không còn tác dụng nữa và lắp vào một cụm mới. Tuy vậy, phần cứng của một hệ thống chính trị là bài toán phức tạp hơn gấp trăm ngàn lần, giống như trong một cơ thể có khối u. Người ta không dám mạnh tay cắt đi khối u mà bắt buộc phải sống chung với nó. Giả sử thực tế đòi hỏi phải như vây, để tiếp tục phát triển, chúng ta cần một phương thuốc đặc trị làm sao cho khối u từ từ nhỏ đi hoặc ít nhất cũng kiềm chế, không cho nó phát tán.

Nếu đã xác định đây là lỗi hệ thống thì tầm nhìn và phương thức giải quyết cũng phải nâng lên thành hệ thống. Cơ chế mà chúng ta đang hoàn thiện sống chung và dần dần đè bẹp khối u tham nhũng phải có khả năng thực hiện bốn biện pháp sau đây:

1. Công khai về quyền lợi và nghĩa vụ của người nắm quyền. Như lời của triết gia người Pháp Montesquieu hồi thế kỷ XVII:

Bất cứ ai có quyền đều có xu hướng lạm quyền, họ cứ sử dụng quyền đến khi nào gặp phải giới hạn. Nền pháp trị ra đời và trưởng thành dưới ánh sáng của sự nhận thức ấy. Mục đích của nhà cầm quền là thu phục được niềm tin và tìm sự đồng thuận của nhân dân. Trong xã hội hiện đại, niềm tin được đánh giá như một loại tài sản cộng đồng. Ta chỉ có thể đặt niềm tin tương đối vào ai đó khi hai bên có thể kiểm tra và trừng phạt lẫn nhau.Vì thế, niềm tin vào chính quyền được đo bằng bộ khung luật pháp. Luật càng công khai, rõ ràng niềm tin người dân vào chỉnh thế lãnh đạo càng vũng chắc, càng cao.

2. Luật hóa cách sử dụng ngân sách và chỉ tiêu minh bạch.

Phát biểu với giới báo chí, nhiều cán bộ cao cấp trong bộ máy đã thừa nhận tính phân tầng dày đặc của bộ máy hành chính làm cho các quyết định của bộ máy hành chính làm cho các quyết định về tài chính không minh bạch. Vụ PMU 18 là một trong nhiều thí dụ điển hình về cách quản lý thu chi phần lớn còn mang nhiều thuộc tính thời bao cấp. Luật hóa cách sử dụng ngân sách đồng nghĩa với việc làm rõ trách nhiệm cá nhân. Ai duyệt hay chi tiêu tiên từ ngân sách Nhà nước phải tự chịu trách nhiệm và thực hiện minh bạch ở các cấp, mà nơi để tiện việc kiểm tra, quản lý.

3.Tạo đối trọng bằng cách đảm bảo tính độc lập của các cơ quan làm công tác phản biện và kiểm tra.

Tinh hoa của Hiến pháp nước Mỹ thể hiện trong cơ chế check and balances (kiểm soát và cân bằng) đã cho thấy: guồng máy Nhà nước muốn hoạt động tốt phải luôn tồn tại trong tư thế đối trọng giữa các quyền lực. Động thái giám sát và điều chỉnh giúp cho các chính sách đưa ra không nghiêng hẳn về lợi ích một bên nào. Cơ chế chính trị của chúng ta dù là chế độ Đảng cầm quyền cũng rất can có sự cân bằng quền lực về một phương diện nào đó, có thê kể ra: Tăng cường khả năng lập pháp và giám sát của Quốc hội, Tạo thêm nhiều điều kiện thực hiện phản biện xã hội mà Mặt trận Tổ quốc là cơ quan nòng cốt, Cơ quan kiểm tra xử lý phải độc lập với bộ máy thi hành (thí dụ: UỦ ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Thanh tra Chính phủ và tới đây là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng).

4. Cải cách chế độ tiền lương.

Mục tiêu của chính sách tâng lương là làm sao cho công chức đạt mức lương trung bình tương đương với các ngành khác trong xã hội. Một câu hỏi được đặt ra là liệu ngân sách Nhà nước có vị thế mà lâm vào tình cảnh thâm hụt? Một vấn đề khác cũng đang được dư luận quan tâm là phải chăng bộ máy quản lý chính quyền đã phình quá to so với mức độ phát triển kinh tế. Có ý kiến cho rằng nên giảm lượng công chức đang có để cải cách chế độ tiền lương và chống tham nhũng. Đây cũng là một đề xuất hay, nên được đưa ra bàn luận một cách kỹ càng.

Sức mạnh của một đất nước dựa phần nhiều vào thể chế điều hành. Chúng ta không thể tiến lên phía trước với một hành trang cồng kềnh và không còn hữu dụng. Phải dám dũng cảm bỏ lại cái thô, sửa chữa sai lầm khuyết điểm, xây dựng một cơ chế tinh, gọn, nhẹ, nhưng chuyên nghiệp và hiệu quả. Phải chăng đó là một động lực mới thúc đẩy đất nước tiếp bước trên con đường thiên lý, sớm hội nhập thành công vào thế giới trong thập niên này?

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Suy đoán vô tội và suy đoán có tội

    03/05/2014Đoàn Tiểu LongChống tham nhũng dễ hay khó? Nhiều người nói rằng khó vì rất khó có được bằng chứng nhận hối lộ hay lợi dụng chức vụ để trục lợi một cách tinh vi. Đó là nguyên nhân vì sao dư luận kêu ca nhiều, nhưng số vụ đưa ra xét xử lại vô cùng ít...
  • Tham nhũng và tham nhũng tinh thần

    29/11/2011Nguyễn Trần BạtNếu như chống tham những vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũnng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.”
  • Muốn chống tham nhũng phải “tiêm vắc-xin” vào cơ thể Nhà nước

    21/09/2006Nguyễn Đăng DungTrong thập kỷ qua, xã hội đã nhận thấy mức độ mà tham nhũng và hối lộ đã làm tổn hại đến phúc lợi và sự ổn định xã hội. Có thể nói "tham nhũng là quốc nạn, là nạn nội xâm", chống "tham nhũng" luôn là đề tài nóng bỏng của xã hội, luôn được toàn dân tham gia và ủng hộ. Do đó, chống tham nhũng là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu...
  • Tham nhũng - tiếp cận từ phía hệ thống

    17/08/2006Nguyễn TrungChống tham nhũng đang là vấn đề cả nước bức xúc, cả nước đều quyết tâm chống – trừ những kẻ có điều kiện thực hiện tham nhũng. Câu chuyện thời sự hơn là chống như thế nào? Góp phần tìm câu trả lời, bài viết này xin đi vào hai vấn đề chính: Đánh giá tình trạng tham nhũng ở nước ta và chống như thế nào?
  • Tham nhũng: Sự tương tác và cộng hưởng giữa con người và cơ chế

    23/04/2006Lê Đăng DoanhCùng với các vụ tham nhũng lớn đã được phanh phui đang gây ra những bức xúc lớn trong dư luận. Nhưng để chống tham nhũng có hiệu quả, cần tìm hiểu nguyên nhân nào, cơ chế nào đã tạo điều kiện cho bọn tham nhũng hoành hành, chứ không chỉ thỏa mãn và dừng lại ở việc xử lý một số quan chức liên quan. Ta bàn sâu về các biện pháp chống tham nhũng từ cơ chế nhằm góp phần xây dựng một bộ máy công quyền trong sạch và vững mạnh...
  • "Khuôn mẫu" đáng sợ

    14/04/2006TS Nguyễn Đức MậuMột trong những việc cần làm trong công tác chống tham nhũng là chống cả những khuôn mẫu đáng lo ngại trong khi kiểm điểm cán bộ có vi phạm. Nếu không chống được những khuôn mẫu dù vô tình hay cố ý người ta đã tạo ra để né tránh trách nhiệm, thì việc chống tham nhũng cũng sẽ không có hiệu quả như mong muốn...
  • Công cụ cho chống tham nhũng

    12/04/2006Danh ĐứcKhi điều tra về các vụ mua bán độ bóng đá, cảnh sát đã tình cờ tìm thấy tên tuổi các quan chức cá độ trong máy tính của một trùm ghi độ, và một tháng sau bể ra vụ “cho mượn xe” những 108 chiếc ở PMU 18. Nói tình cờ bởi “vụ PMU18” không phải do thanh tra Bộ GTVT hay Thanh tra CP phanh phui ra...
  • Ban Thanh tra đặc biệt chống tham nhũng

    28/02/2006Trần Vĩnh KhangTrong khi lãnh đạo chính quyền, Hồ Chủ tịch quan tâm nhất đến vấn đề sao cho được lòng dân, và xem đó như nguyên tắc cao nhất...
  • Những lực cản vô lối

    26/01/2006Hà Văn ThịnhGần Tết, nhà hàng đầy chật quan chức các ngành, các cấp đi ăn tất niên. Nhiều đến mức ngồi sát bên nhau mà nói còn nghe không rõ. Thức ăn thức uống thì quả là âu thâu rầu (ôi thôi rồi). Xem ra ít ai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí!
  • Năng lực thể chế

    03/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngNăng lực thể chế là năng lực của các cơ quan nhà nước hoàn thành các chức năng hiến định của mình. Chức năng nào thì năng lực ấy. Chức năng càng phức tạp thì năng lực phải càng cao hơn. Rủi ro lớn nhất ở đây là: Hiến pháp chỉ có thể trao cho một cơ quan nhà nước các chức năng, chứ không thể trao cho cơ quan này các năng lực tương ứng...
  • Giải mã tham nhũng

    26/12/2005Thanh Vũ"Chân dung" tham nhũng đã được nhìn thấy rõ hơn, "địa chỉ” tham nhũng phổ biến nhất cũng được xác định qua kết quả điều tra xã hội học có tên “Nghiên cứu đấu tranh chống tham nhũng” do Ban Nội chính Trung ương thực hiện lần đầu tiên được công bố. Lại thêm một thái độ cương quyết trong víệc phòng chống quốc nạn này mà các thông tin công khai vào cuối tháng11 qua là một sự kiểm chứng sòng phẳng...
  • Trừ lạm quyền để chống tham nhũng

    11/12/2005Nhật LệDân chủ là xu thế không cưỡng lại được, không phải vì đó là sản phẩm đến từ Mỹ, từ phương Tây, hoặc từ quốc gia nào đó (như có người nghĩ vậy), mà vì đó là nhu cầu căn bản đến từ người dân, nghĩa là từ bên trong. Tôi nói thêm : Đây không phải là nhu cầu bức xúc của một thiểu số có học hay là trí thức; người dân nào cũng cảm thấy như vậy...
  • Chống tham nhũng cần nhìn thẳng vào sự thật

    29/11/2005Đỗ Quang ĐánVấn đề đặt ra là lũ tham nhũng này đang ẩn khuất ở đâu? Chân dung, diện mạo của chúng thế nào mà khuynh đảo đất nước ghê gớm thế?
  • "Tôi nói, cơ chế sản sinh ra tham nhũng…"

    16/10/2005GS. Hoàng TụyTham nhũng là một quốc nạn, điều đó ai cũng nói và cũng biết. Song để phòng, chống và hạn chế được tình trạng tham nhũng không phải là điều dễ dàng. Cho đến nay, chúng ta vẫn đang trên con đường tìm tòi, xin ý kiến nhân dân để chọn ra các giải pháp, các biện pháp đủ mạnh và hiệu quả để phòng và chống tham nhũng. Trăn trở, bức xúc với quốc nạn này, Giáo sư Hoàng Tuỵ đã có những tâm sự rất chân về tham nhũng và chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay...
  • “Độc quyền chức vụ” cái gốc của tham nhũng

    01/10/2005TS. Phạm Anh TuấnTham nhũng ở Việt Nam hiện nay đã trở thành quốc nạn. Quốc nạn tham nhũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước không còn phù hợp với sự phát triển của đất nước. Vì thế, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng đang được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến nhân dân để sớm ban hành, áp dụng. Tham nhũng, dù xảy ra ở đâu thì cũng là tội phạm đặc biệt, được thực hiện trước hết bởi các quan chức...
  • Chống tham nhũng

    21/07/2005Nguyễn Quang ATham nhũng là lạm dụng quyền được trao để mưu lợi cá nhân. Có uỷ quyền là có thể tham nhũng. Tham nhũng cổ gần như loài người và sẽ còn khi loài người còn. Chẳng ai tin vào hi vọng hão huyền về một xã hội không có người được trao quyền, không có nhà nước.
  • Chống rửa tiền trong nền kinh tế tiền mặt

    21/07/2005Huỳnh Bửu SơnMột trong các biện pháp chống rửa tiền thường được hệ thống ngân hàng các nước công nghiệp phát triển áp dụng là kiểm soát ngay từ đầu các khoản tiền mặt được nộp vào hệ thống ngân hàng.
  • Xoá bỏ những lãnh địa riêng

    19/07/2005Luật gia Cao Bá KhoátTrước hết, cạnh tranh có ý nghĩa nhân văn vì cạnh tranh thì người tiêu dùng được lợi, doanh nghiệp phải điều tiết lợi ích, chia sẻ cho người tiêu dùng. Có cạnh tranh thì phải có biện pháp chống độc quyền. Vì độc quyền thì người tiêu dùng bị coi rẻ, cạnh tranh thì khách hàng là thượng đế, được doanh nghiệp chăm sóc tận tình.
  • Quyền hạn: cái gốc của "3 không"

    09/07/2005“Tham nhũng càng chống càng tăng”. Nhiều người đã nhận định bi quan và không đúng với thực tế như thế, vô tình phủ nhận sự cần thiết của cuộc chiến này. Nhận định đúng phải là “càng chống càng phát hiện nhiều vụ tham nhũng”, với qui mô càng lớn, chủ thể càng cao (đã có cả quan chức cấp tỉnh, cấp bộ).
  • xem toàn bộ