Xoá bỏ những lãnh địa riêng
Chắc những người yêu thích bia còn nhớ cái thời mà bia vạn Lực tràn nhập từ Bắc chí
Những trận thắng trên sân nhà quả là hiếm hoi. Hàng Trung Quốc vẫn tràn lan. Chỉ với 100.000 đồng bác nông dân nhà ta cũng mua được một comple “Tàu” rồi; chỉ dăm triệu bạc là có một chiếc xe máy “Tàu” đi thăm ruộng, điều mà cách đây 10-15 năm bác không giám mơ.
Có lẽ kịch bản xe máy “Tàu” sẽ được lặp lại với ôtô “Tàu”. Câu hỏi đặt ra là tại sao doanh nghiệp Việt
Nói đến chống độc quyền, nghe có vẻ như xa xôi, nhưng ta hãy thử bình tĩnh mà suy xét. Trước hết, cạnh tranh có ý nghĩa nhân văn vì cạnh tranh thì người tiêu dùng được lợi, doanh nghiệp phải điều tiết lợi ích, chia sẻ cho người tiêu dùng. Có cạnh tranh thì phải có biện pháp chống độc quyền. Vì độc quyền thì người tiêu dùng bị coi rẻ, cạnh tranh thì khách hàng là thượng đế, được doanh nghiệp chăm sóc tận tình. Độc quyền thì khách hàng chỉ là rơm rác vì chỉ có một nhà cung cấp. Muốn bắt bẻ thế nào cũng phải nghe, muốn giá bao nhiêu cũng phải chịu. Không tin cứ mang cái hợp đồng mua bán điện ra ma xem, có còn là “hợp đồng” theo đúng nghĩa của hai từ này nữa không.
Luật cạnh tranh phải thực sự hướng tới tiêu dùng, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền ảnh hưởng đến người tiêu dùng phải bị nghiêm trị. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để nhận ra sớm nhất, chính xác nhất những hành vi cạnh tranh không lành mạnh? Khái niệm chuẩn mực đạo đức kinh doanh là như thế nào? Khôngthể đo đếm được và nếu không cẩn trọng sẽ gây sự lộn xộn, ảnh hưởng tới sự phát triển của DN. Bốn chỉ tiêu: năng lực tài chính, năng lực công nghệ, quyền sở hữu và quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, mạng lưới phân phối, có đủ sức giúp cơ quan quản lý đánh giá các hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp không? Mặt khác, Luật cạnh tranh liệu có đủ sức bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng hay không? Trình tự thực hiện việc tiếp nhận các thông tin từ người tiêu dùng như thế nào? Trình tự xử lý các hành vi vi phạm đến lợi ích của người tiêu dùng ra sao...
Có lẽphải bắt đầu từ nhà nước, từ hệ thống pháp luật. Trước hết, phải xoá bỏ toàn bộ các quy định tạo nên độc quyền của DNNN, phải thay đổi tư duy để trong hệ thống pháp luật quản lý ngành nghề kinh doanh không còn sự phân chia lãnh địa giữa DNNN và DN tư nhân.
Không thể chỉ hô hào chung chung về thực thị Luật Cạnh tranh mà phải tổng rà soát toàn bộ chính sách quản lý DN, kiểm soát các nguy cơ dẫn đến độc quyền (từ chính sách cấp phép đến chính sách thuế). Việc xây dựng chiến lược phát triển ngành nghề cũng như việc hoạch định các kế hoạch cụ thể đều phải đặt lợi ích của người tiêu dùng hài hoà với các lợi ích khác. Với một cách khác, muốn Luật Cạnh tranh đi vào cuộc sống thì phải hướng tới việc bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng một cách thoả đáng.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuVăn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900