Chúng ta mưu sinh

06:15 CH @ Thứ Năm - 26 Tháng Chín, 2019
. Tất cả chúng ta đều phải mưu sinh. Nhưng hãy để những cánh rừng hoa ở đây đó còn được sống cho ong bướm luôn có chỗ tìm đến, khôi phục những đại ngàn đang bị hoang mạc để sinh thái nảy nở, khơi nguồn cho những dòng sông đục cạn trong đầy trở lại. Bao nhiêu sinh vật xứng đáng, kỳ diệu của Thiên nhiên không bị chết thêm do sự lạm phát bởi ích kỷ và tham lam của loài người.
.
.
. Chúng ta mưu sinh, nhưng làm lao động trở nên không khổ ải , tất cả được yên ổn hơn cùng với sự no ấm an lạc của muôn nhà. Ai ai cũng có thể được làm những việc đúng sở thích và sở trường. Sẽ không còn những người đói rách và kiệt đường sống phải nảy lên ý nghĩ oan ức mà tìm cách hại đời hoặc tranh đoạt thành quả của người khác, thay vì tham gia nhiệt tình vào kiến tạo cuộc sống phồn vinh chung.
.
. Chúng ta mưu sinh, nhưng để muôn mai sau các thế hệ con cháu không phải lo dùng những tài nguyên nguồn lực vô cùng tốn kém dùng sản xuất và tích trữ những kho vũ khí chết chóc, cốt để dằn mặt nhau, cho xung đột tàn phá tất cả quá khứ tươi đẹp vì cơ hội sống hiện tại bị co hẹp lại, hoặc vì tương lai sân hận mù mịt. Không phải mong cầu mình đổi đời nhờ dựa vào huỷ diệt ai khác.
.
.
. Chúng ta mưu sinh, không nhất thiết phải tạo ra vô vàn máy móc tự động và thông minh để đến lượt chúng tước đoạn đi nhu cầu làm việc tay chân tuy đơn giản nhưng thú vị sảng khoái biết bao. Chúng ta nếu lười đến mức quyết giao cho robot thậm chí cả những hoạt động sáng tạo, tinh tế cao quý của Não thì khi ấy giống loài mình sẽ được gọi là tên gì đây?
.
. Chúng ta mưu sinh, trong đó thước đo quá trình đầu vào đến đầu ra là Tiền. Nhưng xưa nay ‘Tiền không phải đầu tiên’ và mãi mãi Tiền không thể có vị trí thống soái và cuối cùng của một cuộc đời thành tựu đúng nghĩa ‘Con Người Xã Hội’ . Con Kiến không để miếng ăn đè chết nó, vậy sao để Tiền nghiền vụn nhân cách . Bởi vậy đâu nhất thiết phải theo đuổi nhiều Tiền đến mức luỵ hẳn vào nó mà đánh mất năng lực khởi sự mới từ những giá trị lớn lao còn tiềm ẩn trong bản thân như Đấng Sáng Tạo ban tặng.
.
.
. Chúng ta mưu sinh, không phải là tìm kiếm thuần tuý sự hưởng thụ sinh học hoặc để tự mãn được hơn người khác , mà định nghĩa được Hạnh Phúc của mình trong khả năng trao tặng cho nhiều người khác ý niệm đó. Khi chúng ta thấy ngưỡng mộ trước công quả đẹp của người khác, trào dâng cảm xúc biết ơn, kích thích tâm trí mình học hỏi, đền đáp và kế tục xứng đáng.
.
. Chúng ta mưu sinh, không nhất thiết phải chờ đợi đủ đầy mọi phương tiện và hoàn hảo của môi trường, cũng không phải là người giỏi nhất. Nhưng biết bắt đầu, đổi mới và tiến bộ trong những công việc nhất định. Đó không hẳn là điều mình thích , nhưng biết chắc là hữu ích với cộng đồng và hoàn thiện bản thân. Với nung nấu rằng ‘cày cấy đi đất sẽ trả công, chăm bón đi sẽ tốt ruộng đồng, suy nghĩ đi sẽ thấy hanh thông, nung nấu đi sẽ hết mung lung…’
.
. Chúng ta mưu sinh, phải nhiều lần đầu tiên với việc chưa từng làm, trải qua bao nhiêu tình huống chẳng có trước kinh nghiệm, gặp bao nhiêu chuyện chưa từng biết, cần đến bao nhiêu thứ chẳng sở hữu trước…. nhưng tạo ra thêm bao nhiêu thứ mà trước đây chưa hề có. Bởi vậy cao hơn xa hơn mạnh hơn so với bản thân. Nhưng không để ‘chinh phục’ như xưa vẫn quan niệm mà vươn tới tầm vóc của ‘Chữ Nhân’.
.
.
. Chúng ta mưu sinh, nhưng khước từ ‘mưu kế / thủ đoạn’, vì qua trải nghiệm nhân quả, hiểu được rằng món đó cho dù được bao biện là gì, khi dùng trên một lần đã khiến mình đục tối, mất đi sự ‘trong trẻo, chất phác’ là thứ khiến còn tiếp nhận được tinh hoa của Thiên nhiên, tinh thần hoà ái , cộng hưởng được những cung bậc thanh cao của cuộc sống ; sẽ tước đi cảnh giới có thể được thấy là ‘Nước Trời’ ; và cũng mất đi khả năng nhân bản những hay ho của mình.
.
. Chúng ta mưu sinh, nhận ra rằng nhiều người nhiều nơi vốn có nhiều thứ tốt, nhưng vô vàn thực tế của Tốt + Tốt = Suy ! Hiểu được Vũ Trụ là nhờ phương pháp! ‘hãy cho ta một điểm tựa sẽ nâng bổng Trái Đất’ là phương pháp ! Tuyệt đỉnh nhất là cách của Lương Tri, nên ta : bình thường sống trong mọi điều, bình tĩnh trước các biến cố, bình thản trước sự chưa như ý , bình tâm để đối xử, bình an với gì đã làm.
.
Chúng ta mưu sinh nhưng trở về với Vô Thường!
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm ăn bất chính sinh ra những kẻ ngông đốt tiền tỉ

    13/10/2015Huyền Biển (Thực hiện)"Chúng ta chưa có những đại gia thực sự, và nếu có những người
    tự nhận mình là đại gia thì họ không phải là doanh nhân. Bởi kinh doanh
    chân chính thì không thể có tiền nhiều như thế được trong điều kiện của
    xã hội chúng ta".. - Ông Nguyễn Trần Bạt, Tổng Giám đốc
    Công ty Tư vấn Đầu tư InvestConsult Group khẳng định với Phunutoday như
    vậy xung quanh lùm xùm việc tổ chức đám cưới siêu khủng của một số nữ
    đại gia.
  • Nói về Lao động

    01/05/2019Nguyễn Tất ThịnhTrên các ngả đường, đến nhiều nơi làm việc, trải nghiệm cùng nhiều người lao động, tôi càng thấm thía rút ra 9 điều dưới đây : đúng với từng người, với cả cộng đồng...
  • Giá trị lao động và giá trị tri thức

    01/05/2017Trần Quân Tuyền (GS, TS Viện khoa học xã hội Trung Quốc)Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra sự phân tích và luận chứng khoa học để, một mặt, phê phán quan điểm của phương Tây cho rằng lý luận giá trị lao động của C.Mác đã không ý nghĩa, mặt khác chứng minh một cách thuyết phục lý luận giá trị thặng dư của C.Mác không hề lỗi thời, mất tác dụng...
  • Lao động của chúng ta bắt đầu tụt hậu

    15/06/2016“Việt Nam đã bắt đầu tụt hậu so với các nước trong khu vực về sức tiếp thu kỹ năng lao động” - Nhận định trên được đưa ra trong một dự án nghiên cứu về lao động việc làm do Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam chủ trì...
  • Năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/10 Singapore

    08/07/2019Tây GiangSáng ngày 23.6, bộ Lao động - thương binh và xã hội cùng với Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã công bố báo cáo xu hướng lao động và xã hội năm 2009 và 2010.
  • Chỉ lạc quan khi có Khả năng lao động cho Tương Lai tươi sáng

    20/04/2018Nguyễn Tất ThịnhNhư phương châm viết của tôi : sự thật, tâm thành, hữu ích ! Các câu chuyện đều nhằm tới vấn đề XH, nên đọc qua thấy mệt, nhưng nhìn rộng trong cuộc sống thấy mừng vì sự thật tôi viết dưới đây càng ít đi, và người ta đã biết rõ nguyên nhân của nó…Hơn nữa ngày càng nhiều người có khả năng xã hội hóa lao động hữu ích của mình hơn để không sợ tuổi tác...
  • Có phải tối nào người trẻ Việt Nam cũng xuống phố chơi không? Với một đất nước trẻ, việc của họ phải là làm ăn kinh doanh trên mạng chứ?

    06/11/2017Vũ Hán“Lần trước, 2 tiếng đi bộ ngoài đường phố. Lần này, 2 tiếng rưỡi xuống phố Hà Nội, tôi cảm thấy năng lượng, thấy rất nhiều bạn trẻ, đang dùng rất nhiều điện thoại, dù anh bạn Samsung nói với tôi là họ đa phần đang chơi game..."
  • Người lao động xuất sắc

    19/08/2016Dương Xuân BảoLao động của con người ngày nay đã được xã hội hóa, được phân công rất chuyên biệt ra hàng triệu loại lao động khác nhau. Nhưng theo bạn, cần có những kiến thức gì để có thể hoàn thành tốt lao động của mình để có thể trở thành "Nhất nghệ tinh - Nhất thân vinh?"
  • Làm ăn kiểu mới

    14/12/2015Trịnh Văn TúcChủ tịch xã nọ đương dẫn đầu về làm ăn kinh tế kiểu mới. Đấy là cách làm bao giờ cũng phải có lãi. Cái ý nghĩ ấy càng ngày nó càng sâu sắc ở trong ông đến nỗi ông tin rằng tất tần tật mọi thứ đều ở nó. Những thói hư tật xấu cùng những điều cao thượng và tốt đẹp. Cả những bông hoa nở trong vườn và những ngọn khói chiều bay lên từ mái bếp ở các làng quê...
  • Tâm giao về sự học và Sự nghiệp lao động

    17/11/2014Nguyễn Tất ThịnhChúng ta hãy hình dung điều gì xảy ra nếu một đứa trẻ không được đi học? Lớn lên trở thành ai ? Có thể là một Doanh nhân? một Vị Tướng hay một Chính khách được không? Cũng như vậy đặt câu hỏi ngược lại rằng nếu một Doanh nhân, vị Tướng, hay Chính khách nếu không được học sẽ thực thi chức phận của mình như thế nào, chưa nói đến là tài giỏi?
  • Hai chữ lao động

    16/08/2009Huỳnh Thúc KhángTừ văn hóa đông tây tiếp xúc nhau, trên thế giới mỗi ngày mỗi sinh ra chuyện mới. Xem như văn tự Trung Hoa là một thứ xuất hiện trên đời đã rất cổ, nay bị triều lưu Âu Mĩ cảm xúc chùi mài, mà tự nhiên nẽ ra cái vẻ mới. Trên ba bốn mươi năm nay danh từ mới xuất hiện đã nhiều (như dân quyền, tự do, xã hội chánh đảng v.v... ) mà từ nay về sau, trong kho chữ Hán cũ rích kia, có lẽ còn nhiều thứ lần lần trồi đầu ra mà mang cái huy hiệu mới. Hai chữ “lao động” cũng là một hạng trong danh từ mới đó, truyền sang nước ta đã trên mười năm nay và bây giờ đã thành một tiếng thông thường, ai cũng quen tai cả.
  • Sức lao động hiện đại

    30/06/2009GS. Hồ Ngọc ĐạiThực tiễn xã hội phải được xử lý trước hết bằng lý luận, bằng sự định hướng lý thuyết, rồi mới thực thi bằng một công nghệ được thiết kế trên cơ sở khoa học. Công cuộc Đổi mới hiện nay rút cục phải biến một thực tiễn tự phát có thể xử lý bằng kinh nghiệm, thành một thực tiễn tự giác, xử lý bằng định hướng lý luận, bằng khoa học - công nghệ hiện đại của thế giới hiện đại.
  • Mưu sinh thời khủng hoảng

    23/03/2009Drew Taylor (Q.A. dịch)Người dân đang hạnh phúc với cuộc sống, tại sao ngăn cản cái hạnh phúc được sống như vậy? Mọi quốc gia đều phát triển hợp lý hơn khi sự quan tâm thực sự hướng đến người dân...
  • Bàn về lao động

    01/05/2009Masushita KonosukeGần đây người ta hay nói: Người Nhật làm việc quá nhiều. Nhưng theo tôi, lao động là thứ mà thời đại nào cũng quý, cũng quan trọng. Lấy một ví dụ có thể là hơi cực đoan, nhưng nếu không một ai lao động thì cũng sẽ không có sự tiến bộ nào và không thể hình thành nên thế giới con người.
  • Cần một cách làm ăn mới

    28/11/2006Phan Chánh DươngKhi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, hầu như mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nước ta đều bi chi phối bởi những ràng buộc đã ký với WTO. Do đó, tâm trạng của các doanh nghiệp hiện nay cũng giống như những vận động viên tham gia thi đấu quốc tế mà chưa biết luật thi đấu như thế nào, do đó không thể nói được đâu là lợi thế cụ thể cả.
  • Cái nhìn mới về thị trường lao động

    15/05/2006Văn KhoaDù muốn dù không, chúng ta vẫn không thể ngăn cản việc nhìn nhận sức lao động là một loại hàng hóa bị chi phốt theo quy luật thị trường. Người làm giỏi được lương cao, người làm dở chịu lương thấp. Sự cạnh tranh trong việc chào bán sức lao động là một yếu tố thúc đẩy từng cá nhân và toàn xã hội nỗ lực làm việc tự đào tạo nâng cao chất lượng lao động của mình. Chúng tôi xin mổ xẻ sau đây một số cách nhìn mà theo chúng tôi là không còn phù hợp về giá trị lao động trong nền kinh tế thị trường...
  • Gắn văn hóa doanh nghiệp với đời sống người lao động

    06/08/2005Ts. Phan Quốc Việt"Tại sao ta thành lập doanh nghiệp? Doanh nghiệp hoạt động có phải chỉ vì tiền hay vì nhiều mục đích khác nữa? Theo tôi, xây dựng doanh nghiệp là để làm cho đất nước hưng thịnh. Như vậy, xây dựng văn hoá doanh nghiệp cũng không nằm ngoài mục đích đó.
  • Tốt nghiệp cử nhân, làm lao động phổ thông

    09/07/2005Việc làm cho sinh viên sau khi ra trường hiện đang là một vấn đề rất nan giải, chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu. Một thực tế trớ trêu hiện nay: người có bằng cấp, năng lực thật sự được đào tạo trong môi trường giáo dục tốt nhưng lại không có điều kiện xin việc, phải sống lay lất qua ngày với những công việc không cần đào tạo chuyên sâu.
  • xem toàn bộ