Năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/10 Singapore
Sáng ngày 23.6, bộ Lao động - thương binh và xã hội cùng với Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã công bố báo cáo xu hướng lao động và xã hội năm 2009 và 2010.
Bà Nguyễn Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội, cơ quan chính thực hiện bản báo cáo này cho biết, những khuyến nghị từ bản báo cáo này nên được lưu ý trong xây dựng chính sách điều phối thị trường lao động và an sinh xã hội trong thời gian tới.
Cụ thể, áp lực việc làm vẫn sẽ rất lớn trong giai đoạn 5 năm tới. Trung bình mỗi năm lực lượng lao động nước ta tăng khoảng 738.000 người, cao hơn mức tăng trưởng việc làm mới. Tuy nhiên bà Lan Hương cho rằng nếu các chính sách chỉ chú trọng tới tạo việc làm mới mà không quan tâm tới cải thiện chất lượng việc làm (như tiền lương, điều kiện lao động, quan hệ lao động) thì tình trạng khan hiếm lao động cục bộ tại nhiều địa phương sẽ vẫn tiếp tục xảy ra như hiện nay.
Thất nghiệp vẫn chưa phải là vấn đề lớn đối với nước ta. Thực tế cho thấy hiện tại khu vực lao động phi chính thức không có hợp đồng lao động vẫn rất lớn. Đây là khu vực thu nhập thấp, điều kiện làm việc khó khăn nhưng đã trở thành lưới đỡ tốt cho những người thất nghiệp trong cả giai đoạn dài, đặc biệt là trong thời kỳ suy giảm kinh tế năm 2008 và 2008. Tuy nhiên, có tới 89% lao động nông thôn thiếu việc làm cho thấy thu nhập và năng suất làm việc của đa số người lao động vẫn rất thấp.
Nhiều vấn đề an sinh xã hội cũng đặt ra trong bối cảnh thị trường lao động vận hành chưa tốt, thiếu hụt cục bộ khi dư thừa về tổng thể. Nhiều nhóm lao động cận nghèo tại các vùng nông thôn đối mặt với nguy cơ tái nghèo do dịch bệnh, thiên tai và mất việc làm. Như vậy, một thách thức lớn cần phải giải quyết là mở rộng độ bao phủ của chính sách bảo hiểm xã hội ra khu vực phi chính thức và thực thi hiệu quả các chính sách bảo trợ xã hội, giảm nghèo trong thời gian tới.
Báo cáo cũng cho hay, việc làm trong nông nghiệp giảm từ 65,3% trong năm 2000 xuống 52,2% năm 2007, do người lao động chuyển dịch sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Mặc dù sự dịch chuyển sang các khu vực có năng suất cao hơn có giúp cho tổng năng suất lao động tăng thêm 5,1% năm, năng suất lao động nhìn chung vẫn khá thấp và chỉ bằng 1/5 năng suất trung bình trong ASEAN và khoảng 1/10 mức năng suất của Singapore. Thêm vào đó, dù đói nghèo đã giảm mạnh trong thập kỷ qua nhưng cũng đã manh nha những vấn đề xã hội khác như tranh chấp lao động gia tăng, trong khi nhìn chung các biện pháp an sinh xã hội chưa bao phủ tới khu vực phi chính thức với quy mô lớn.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchTôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Bài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])