Mưu sinh thời khủng hoảng

10:20 CH @ Thứ Hai - 23 Tháng Ba, 2009

Người dân đang hạnh phúc với cuộc sống, tại sao ngăn cản cái hạnh phúc được sống như vậy? Mọi quốc gia đều phát triển hợp lý hơn khi sự quan tâm thực sự hướng đến người dân...

Tình hình kinh tế toàn cầu đang suy thoái, vì vậy Chính phủ Việt Nam vẫn đang thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và tiếp tục có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ để bảo đảm nguồn thu và sự phát triển kinh tế của đất nước.

Thế nhưng bên cạnh những mục tiêu tươi sáng, vẫn còn đó những ảnh hưởng đang tạo áp lực trực tiếp lên các doanh nghiệp nhỏ và đời sống của người dân mà Chính phủ cần quan tâm hơn nữa. Đó là việc xây dựng và sửa chữa đường triền miên vẫn được tiến hành một cách chậm chạp và việc giải tán, xóa bỏ những gánh hàng rong trên đường phố.

Sự phát triển nhanh của kinh tế và dân số trong thành phố đang gây sức ép lớn lên nhu cầu nâng cấp hạ tầng giao thông. Người dân thành phố chắc hẳn rất vui mừng khi thấy ngày càng nhiều những dự án xây mới và mở rộng cầu đường, đặt hệ thống ống nước mới… Nhưng mừng chưa được lâu thì âu lo lại kéo dài vì ít có công trình nào hoàn thành đúng hạn.

Có những dự án làm đường chưa hoàn thành dù đã khởi công hơn một năm, có nơi hai năm như đường Trần Hưng Đạo đoạn từ quận 1 đến quận 5, đường Nguyễn Văn Trỗi quận Phú Nhuận… Công trình ì ạch, giao thông ách tắc đã đành, công việc kinh doanh của những cửa hàng, doanh nghiệp dọc các tuyến đường ấy bị đe dọa nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự sống còn.

Tôi có dịp tìm hiểu các cửa hàng và cả những khách sạn lớn trên các tuyến đường đang thi công, được biết có những cửa hàng đã phải đóng cửa, khách hàng giảm nhiều hoặc không quay trở lại vì không ai thích mua sắm trong tình hình giao thông bất tiện, ô nhiễm không khí…

Hãy thử so sánh mục đích lao động của những người bán cà phê, bún, trái cây dạo trên đường và vỉa hè với những doanh nghiệp gian lận trốn thuế, hay những công ty mua bán hóa đơn giả để rút ruột Nhà nước. Mục đích của những gánh hàng rong là niềm hy vọng mỗi ngày kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống cho bản thân và gia đình.

Tuy mặt ngoài của hình thức buôn bán này nhỏ lẻ, không chuẩn mực, không quy củ, nhưng nó vẫn là những việc kinh doanh lương thiện, đáng được tôn trọng. Những dịch vụ bình dân tiện lợi này là một bộ mặt của xã hội Việt Nam, vừa được người tiêu dùng trong nước ủng hộ, vừa là một nét văn hóa sinh hoạt thú vị mà du khách nước ngoài quan tâm.

Nhiều lần, tôi được chứng kiến cảnh mọi người đang ngồi thưởng thức tô bún riêu hay ngồi đọc báo nhâm nhi ly cà phê vỉa hè, bỗng dưng có những tiếng ồn ào từ xa, rồi như một đàn ong vỡ tổ, mọi người nháo nhào bưng hết những gì có thể, bàn ghế, tô dĩa, thùng nước đá, kệ báo… tống vào một căn nhà nào gần đó hay chạy đại vô một con hẻm nào gần đấy để tránh bị tịch thu. Thực khách có người ngẩn ngơ tiếc bữa ăn dang dở, có người thản nhiên như không, kiên nhẫn đứng chờ một lát cho ồn ào qua đi rồi họ sẽ lại được phục vụ. Dịch vụ bình dân bị cấm như vậy nhưng phần lớn khách hàng thường xuyên của các quán vỉa hè lại là nhân viên văn phòng và công nhân viên chức.

Không chỉ là một mặt của đời sống xã hội, buôn bán hàng rong, vỉa hè còn là nguồn việc làm của người lao động. Họ không thể sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu nhưng những con người đang mưu sinh bằng gánh hàng rong đang sống một cách tốt đẹp nhất họ có thể. Chính phủ cần quan tâm hơn đến nhu cầu người dân ở cấp độ cá nhân và xã hội. Nếu tiếp tục để nạn đào sửa đường ảnh hưởng đến việc làm ăn buôn bán của người dân, lại thêm chính sách loại trừ dần hình thức buôn bán vỉa hè, thì Chính phủ đang làm cuộc mưu sinh của người dân trong thời khủng hoảng khó khăn hơn.

Người dân đang hạnh phúc với cuộc sống, tại sao ngăn cản cái hạnh phúc được sống như vậy? Mọi quốc gia đều phát triển hợp lý hơn khi sự quan tâm thực sự hướng đến người dân và mọi mặt đời sống của họ.


Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chủ nghĩa tư bản vượt xa hơn cuộc khủng hoảng

    17/03/2009Amartya Sen, TS. Nguyễn Quang A dịchCâu hỏi nổi lên gay gắt nhất bây giờ liên quan đến bản chất của chủ nghĩa tư bản và liệu nó có cần phải được thay đổi cuộc khủng hoảng đang lan rộng hay không? Một số người bảo vệ chủ nghĩa tư bản vô độ, những người chống lại sự thay đổi, tin chắc rằng chủ nghĩa tư bản bị đổ lỗi quá nhiều vì các vấn đề kinh tế ngắn hạn...
  • Khủng hoảng kinh tế thế giới và những nhiệm vụ của năm 2009

    09/01/2009Nguyễn Trần BạtTrong thời đại đã toàn cầu hoá ngày nay, không quốc gia nào có quyền nói về những hiện tượng phát triển của mình mà không quan tâm, không phân tích hiện tượng tương đương của thế giới. Phải nói rằng, cho đến phút này, giới học giả và chính phủ trên thế giới chưa hình dung được đầy đủ cơ cấu của hiện tượng khủng hoảng kinh tế...
  • Vượt qua khủng hoảng tài chính & suy thoái kinh tế

    25/06/2008Linh VũLàm thế nào để vượt qua khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, như đã từng xảy ra ở các nước Châu Á thời điểm 1997-1999 và hiện đang xảy ra tại Mỹ? Trong phạm vi bài báo này người viết sẽ điểm qua bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc vượt qua khủng hoảng và suy thoái trên con đường phục hồi kinh tế...
  • Khủng hoảng Tài chính 1997-1999

    13/11/2007SorosKhủng hoảng tài chính khởi đầu ở Thái Lan năm 1997 đã đặc biệt làm bực mình vì qui mô và tính khốc liệt của nó. Ở Soros Fund Management chúng tôi đã có thể thấy một khủng hoảng đến sáu tháng trước như những người khác, nhưng mức độ trục trặc làm cho mọi người ngạc nhiên...